4.2.1.1. Tuổi
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc bệnh glôcôm tăng dần theo tuổi, 77.4% bệnh nhân glôcôm tập trung ở lứa tuổi 50 đến 79, cao nhất là ở lứa tuổi 60 đến 79 (chiếm 57.8%). Nghiên cứu của các tác giả Bourne RRA, Casson R.J, Nizankoska M.H, Ouetani A cũng đều cho thấy, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc glôcôm càng lớn [27], [29], [44], [46].
Tỷ lệ glôcôm nguyên phát là 0,5% ở những ng−ời < 40 tuổi và 2% ở những ng−ời trên 40 tuổi. ở tuổi 70 nguy cơ bị glôcôm cao gấp 3 - 8 lần so với độ tuổi 40 [56]. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân glôcôm nguyên phát d−ới 40 tuổi chiếm 1.9% và trên 70 tuổi chiếm 39.8%.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi phần lớn bệnh nhân glcôm góc đóng gặp ở lứa tuổi 50trở lên, chiếm tới 94.9%. Đặc biệt, số bệnh nhân số bệnh nhân tập trung cao nhất là ở độ tuổi từ 60- 69 (chiếm 31.6%).
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Thái Hà (2002) 98.3% bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên bị glôcôm góc đóng nguyên phát, số bệnh nhân tập trung cao nhất ở độ tuổi từ 50-69 (chiếm 62%).
Qua nghiên cứu của các tác giả Congdon N (1992), Coleman A.L. (1999) cũng t−ơng tự. Glôcôm góc đóng nguyên phát đạt tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi từ 50 đến 69 và bệnh rất hiếm gặp ở ng−ời d−ới 40 tuổi [31], [30].
Theo Foster PJ. (1996) và cộng sự thì glôcôm góc đóng nguyên phát là căn bệnh liên quan đến tuổi, khi tuổi càng cao thể thuỷ tinh càng dày và nhô ra tr−ớc hơn làm cho tiền phòng nông hơn làm tăng khả năng đóng góc tiền phòng dẫn đến glôcôm góc đóng [34].
Bệnh nhân glôcôm góc mở trong nghiên cứu này của chúng tôi có số l−ợng phát hiện ít nên khó đánh giá một cách khách quan và chính xác mối liên quan của bệnh với tuổi. Trong số 26 bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát của chúng tôi, bệnh nhân d−ới 40 tuổi chiếm 7.7%, từ 40-79 tuổi chiếm 88.5%.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về mối liên quan giữa tỷ lệ glôcôm góc mở nguyên phát và tuổi đều cho rằng tỷ lệ glôcôm góc mở nguyên phát tăng dần theo tuổi [5], [51], [62].
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thái Hà (2002) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát d−ới 40 tuổi là 11.9%, từ 40-49 tuổi là 15.9%, tuổi 50-59 là 20.6%, tuổi 60-69 là 23%, ở tuổi 70-79 là 23.8%, và trên 80 tuổi chiếm 4.8% [5].
4.2.1.2. Giới
Trong số 168 bệnh nhân glôcôm, nữ giới chiếm đa số (74.4%), nam chỉ có 25.6%.
Đối với hình thái glôcôm góc đóng nguyên phát, tỷ lệ bệnh giữa nữ và nam là 4 : 1. Số bệnh nhân nữ chiếm 80.1%, nam – 19,9%.
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Thái Hà (2002), tỷ lệ nữ : nam là 1.9 : 1 [5]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thái Hà là do điều kiện thu thập số liệu nghiên cứu khác nhau. Đỗ Thị Thái Hà nghiên cứu ở quần thể bệnh nhân glôcôm điều trị tại khoa Glôcôm Bệnh viện mắt Trung −ơng mà đối t−ợng nghiên cứu là những ng−ời mắc bệnh và tự nguyện đi điều trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đối t−ợng nam giới đi khám sàng lọc tại cộng đồng vốn đã thấp hơn nhiều so với nữ giới.
Theo nghiên cứu của Dandona L, Yuan H.P, Lai J.S.M thấy nữ giới bị glôcôm góc đóng nhiều hơn nam và cũng thấy phổ biến hơn ở tầng lớp xã hội kinh tế thấp kém [32], [64], [38] . Nữ giới có nguy cơ mắc glôcôm góc đóng nguyên phát cao gấp 3-4 lần so với nam giới [14].
Một số tác giả khi nghiên cứu mối liên quan giữa giới và bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát đều đi đến thống nhất rằng : nữ giới có nguy cơ bị glôcôm góc đóng nguyên phát cao hơn nam giới, tỷ lệ glôcôm góc đóng ở nữ cao hơn ở nam [25], [30], [31]. Các tác giả giải thích rằng do đặc điểm giải phẫu khác biệt ở nữ giới có mắt nhỏ hơn nam giới, mắt nữ giới có tiền phòng nông hơn và thể thuỷ tinh dày hơn so với mắt nam giới, ngoài ra các yếu tố khác nh− nội tiết, thần kinh cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với glôcôm góc đóng của nữ giới. Trên lâm sàng cũng đã gặp xuất hiện các tr−ờng hợp cơn glôcôm cấp sau những chấn động về tinh thần [6] .
Biểu đồ 4.2. Phân bố giới của bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ giữa nam và nữ bị glôcôm góc mở là 1:1. Cho đến nay mối liên quan giữa glôcôm góc mở nguyên phát và giới theo nhiều tác giả vẫn ch−a thống nhất. Theo tác giả Xu L (2004), Anton (2004) nam giới có khả năng bị glôcôm góc mở cao hơn so với nữ giới [62], [21].
Nh−ng theo tác giả khác nh− Bourne R.R.A (2003) thì tỷ lệ glôcôm góc mở nguyên phát ở nữ lại cao hơn nam giới [27] .
Đỗ Thị Thái Hà (2002) qua nghiên cứu trên 378 bệnh nhân gôcôm góc mở nguyên phát thấy sự khác biệt giữa hai giới là rất ít [5]