Qua phân tích 434 hồ sơ bệnh án glôcôm tại Bệnh viện Mắt Thái Bình và khoa Mắt – Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, chúng tôi có một số nhận xét sau:
Bảng 3.22. Phân bố thị lực của bệnh nhân khi vào viện.
Thị lực n ( mắt) % >7/10 50 5.8 4 / 10 – 7 / 10 94 10.9 3 / 10 - ĐNT > 3m 391 45.3 ĐNT 3m – ST (+) 278 32.3 ST (- ) 49 5.7 Cộng 862 100.0
Trong 434 bệnh nhân với 862 mắt: 327 mắt có thị lực từ ĐNT 3m trở xuống (38%). Trong đó có 49 mắt có thị lực ST (-).
Bảng 3.23. Phân bố nh∙n áp của bệnh nhân khi vào viện.
Nhãn áp n (mắt) %
< 25 mmHg 373 43.2
25 – 32 mmHg 292 33.9
> 32 mmHg 197 22.9
Cộng 862 100.0
Biểu đồ 3.6. Phân bố nhãn áp của bệnh nhân khi vào viện
Trong 434 bệnh nhân glôcôm có 118 bệnh nhân có soi đáy mắt.
Bảng 3.24. Mức độ tổn th−ơng lõm đĩa của bệnh nhân
Lõm / đĩa Số mắt % < 4/ 10 130 55.1 4 / 10 – 7/ 10 46 19.5 8 / 10 – 9 / 10 22 9.3 10 / 10 12 5.1 Không soi đ−ợc 26 11 Cộng 236 100.0
Trong số 236 mắt, có 5.1% số mắt có lõm teo gai hoàn toàn Có 28.8% số mắt lõm teo gai từ 0.4 – 0.9
Ch−ơng 4 Bμn luận
4.1. đối t−ợng tham gia khám sμng lọc .
4.1.1. Giới và tuổi của đối t−ợng khám sàng lọc
4.1.1.1. Giới
Trong tổng số 6440 ng−ời khám sàng lọc nữ chiếm 75%, nam chiếm 25%. Điều này có thể giải thích bằng thực tế đặc điểm kinh tế xã hội của Thái Bình. Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp thuần tuý, việc làm tại chỗ cho thu nhập cao ở khu vực nông thôn còn thiếu dẫn đến nhiều lao động phải đi làm ở ngoại tỉnh nhất là những lao động nam và trẻ tuổi. Ngoài ra trong thời gian triển khai khám sàng lọc tại tram y tế xã, đối t−ợng lao động nam th−ờng mải bận làm ăn và th−ờng chủ quan không đi khám bệnh khi ch−a có triệu chứng.
Biểu đồ 4.1. Phân bố giới của đối t−ợng khám sàng lọc
4.1.1.2. Tuổi
Trong số những ng−ời khám sàng lọc thuộc 6 xã thuộc hai huyện Kiến X−ơng và Vũ Th− của tỉnh Thái Bình thì số đông là ở nhóm tuổi từ 40 – 59
(chiếm 52.4%). Đây là lứa tuổi trẻ đi lại dễ dàng, tự chủ trong công việc về thời gian cũng nh− kinh tế nên có tỷ lệ tự nguyện đi khám cao.
Những đối t−ợng trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn (chiếm 37.5%), đặc biệt nhóm tuổi trên 80 chỉ có 5.9%. Đây là lứa tuổi già yếu, sống phụ thuộc vào con cái cả về thời gian và kinh tế, không tự đi lại đ−ợc để đến trạm xã khám bệnh.
4.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh mắt trong cộng đồng
4.1.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh glôcôm và nghi ngờ glôcôm
Cho đến thời điểm kết thúc nghiên cứu số bệnh nhân glôcôm chúng tôi phát hiện đ−ợc là 168 bệnh nhân, trong đó 151 bệnh nhân đ−ợc phát hiện tại cộng đồng và 17 bệnh nhân đ−ợc phát hiện từ nhóm nghi ngờ glôcôm, chiếm tỷ lệ 2.6%. Đây vẫn ch−a phải là kết quả cuối cùng nói lên thực trạng vấn đề của bệnh gôcôm hiện nay vì vẫn còn nhiều bệnh nhân do điều kiện khách quan và chủ quan ch−a đi khám sàng lọc và ch−a đi khám xác định chẩn đoán.
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Trọng Nhân (1970) tại xã Lĩnh Nam ngoại thành Hà Nội, khi khám sàng lọc cho những ng−ời từ 35 tuổi trở lên đã phát hiện tỷ lệ mắc glôcôm là 1.6% [9].
Theo nghiên cứu của Anand Palimkar (2008) tỷ lệ mắc glôcôm trong cộng đồng ở những ng−ời trên 35 tuổi ở ấn Độ là 3.68%[20]
Casson R.J. (2007) thấy tỷ lệ mắc glôcôm trong cộng đồng trên 40 tuổi ở vùng nông thôn Myanmar là 4.9% [29]
Nh− vậy kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả của Nguyễn Trọng Nhân là do tiêu chuẩn để xác định bệnh tr−ớc đây chỉ dựa vào đo nhãn áp, ch−a tính đến các triệu chứng cơ bản khác của bệnh (thị tr−ờng, thị thần kinh…) do đó có thể bỏ sót một số lớn glôcôm có nhãn áp điều chỉnh (sơ phát, giữa cơn, glôcôm nhãn áp không cao).
Nh−ng kết quả này lại thấp hơn so với các tác giả n−ớc ngoài là do ở các n−ớc khác các tác giả th−ờng khám xác định bệnh glôcôm cho những đối
t−ợng nguy cơ cao tại cơ sở chuyên khoa mắt với đầy đủ trang thiết bị chẩn đoán, đặc biệt những ph−ơng tiện chẩn đoán hình ảnh.
Trong số 168 bệnh nhân Glôcôm, 52 bệnh nhân điều trị hai mắt nh−ng 5 mắt nhãn áp không điều chỉnh, 73 bệnh nhân mới điều trị một mắt nh−ng 4 mắt nhãn áp không điều chỉnh, mắt thứ 2 ch−a đ−ợc khám kiểm tra tình trạng bệnh. Những bệnh nhân này cùng với các đối t−ợng nghi ngờ glôcôm là các đối t−ợng có nguy cơ mù tiềm ẩn trong cộng đồng.
4.1.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh mắt khác
Tỷ lệ mắc bệnh mắt khác trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao (chiếm 62.9%) vì những bệnh nhân này có vấn đề về mắt nên khi biết có đoàn khám mắt về mắt địa ph−ơng thì tích cực tự nguyện đi khám .
Những đối t−ợng bình th−ờng thì ít hơn do những ng−ời không có vấn đề về mắt thì họ ch−a quan tâm đúng mức để đi kiểm tra.
4.1.3. Nguyên nhân gây trở ngại đi khám bệnh của bệnh nhân
Trong số 429 bệnh nhân glôcôm và đối t−ợng nghi ngờ glôcôm cần đi khám tiếp ở cơ sở chuyên khoa mắt để chẩn đoán xác định và điều trị, thực tế chỉ có 17 bệnh nhân glôcôm đi khám lại (chiếm 11.3%) và 102 bệnh nhân nghi ngờ glôcôm đi khám lại sau sàng lọc (chiếm 36.7%). Phần lớn số bệnh nhân glôcôm ch−a đi khám lại theo yêu cầu của bác sỹ.
Lý do không đi khám chủ yếu là do điều kiện kinh tế xã hội của bản thân bệnh nhân (đ−ờng xá xa xôi, bận rộn, phụ thuộc kinh tế con cái…). Điều đó cho thấy nhu cầu cần đ−ợc quan tâm chăm sóc sức khỏe của ng−ời dân tại chỗ. Các tuyến y tế cơ sở cần đ−ợc quan tâm và nâng cấp về trang thiết bị, nhân lực và năng lực, kiến thức cơ bản về mắt để có khả năng chủ động tích cực phòng ngừa các bệnh gây mù có thể phòng tránh đ−ợc tại cộng đồng.
4.1.4. Nhận thức bệnh glôcôm trong cộng đồng
Trong tổng số 6440 ng−ời tham gia khám sàng lọc có 343 ng−ời đã từng nghe, biết đến bệnh glôcôm (chiếm 5.35%). Đó là những bệnh nhân glôcôm,
ng−ời thân, ng−ời quen của bệnh nhân glôcôm. Đa ssố trong số họ nhận biết thông tin về glôcôm qua sự giải thích t− vấn của bác sỹ trong quá trình điều trị, một số khác biết qua các ph−ơng tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân glôcôm đã đ−ợc khám điều trị bệnh tại các cơ sở chuyên khoa mắt biết lơ mơ hoặc không biết gì về bệnh của mình vẫn còn khá cao (56.5%). Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân không đ−ợc tiếp cận với các thông tin về bệnh, không đ−ợc các nhân viên y tế giải thích tận tình và đầy đủ. Trong nhiều tr−ờng hợp điều trị tại bệnh viện chỉ có ng−ời nhà gặp gỡ và trao đổi với bác sỹ nên bệnh nhân thậm chí không biết mình bị bệnh gì, đã điều trị bằng ph−ơng pháp gì
Glôcôm là bệnh cần đ−ợc theo dõi và điều trị suốt quãng đời còn lại của bệnh nhân từ khi phát hiện bệnh nh−ng do thiếu hiểu biết nên bệnh nhân nghĩ mình đã đ−ợc điều trị khỏi mà không cần đi khám, theo dõi tiếp nên bệnh có thể ch−a ổn định, vẫn tiếp tục tiến triển dẫn đến mất dần chức năng thị giác. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ có 23.2% số bệnh nhân glôcôm có đi kiểm tra, còn lại 76.8% số bệnh nhân hoàn toàn không khám lại.
Trong số 173 mắt của 125 bệnh nhân glôcôm đã đ−ợc điều trị vẫn còn 9 mắt nhãn áp ch−a điều chỉnh mà bệnh nhân không biết cho đến khi chúng tôi về khám sàng lọc. Ngoài ra còn 43 bệnh nhân glôcôm ch−a đ−ợc chẩn đoán và điều trị tại cơ sở chuyên khoa mắt. Đây là những đối t−ợng sẽ bị mù lòa nếu không đ−ợc phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo kết quả hồi cứu 434 hồ sơ bệnh án bệnh nhân glôcôm đã điều trị tại tuyến tỉnh Thái Bình thì số đông bệnh nhân đi khám và điều trị khi bệnh ở giai đoạn đã muộn khi chức năng thị giác đã bị tổn hại nhiều không có khả năng hồi phục (38 % bệnh nhân glôcôm có thị lực ĐNT 3m trở xuống). Sau mổ hầu hết bệnh nhân chỉ đi khám lại 1 lần. Điều đó một lần nữa khẳng định vấn đề hiểu biết về bệnh glôcôm trong cộng đồng vẫn còn hạn chế.
Bệnh glôcôm mặc dù đ−ợc điều trị tích cực, đúng cách cũng chỉ cố gắng bảo tồn phần chức năng còn lại cho bệnh nhân chứ không phục hồi đ−ợc những tổn th−ơng đã mất. Vì vậy để phòng chống mù lòa do bệnh glôcôm gây ra trong cộng đồng cần phải tăng c−ờng nhận thức cho ng−ời dân về mức độ nguy hiểm của bệnh, sự cần thiết khám phát hiện sớm, điều trị kịp thời tích cực, theo dõi th−ờng xuyên thông qua t− vấn của các đối t−ợng y tế, qua ph−ơng tiện thông tin đại chúng.
4.2 Một số đặc điểm của bệnh nhân glôcôm
4.2.1. Mối liên quan với tuổi và giới
4.2.1.1. Tuổi
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc bệnh glôcôm tăng dần theo tuổi, 77.4% bệnh nhân glôcôm tập trung ở lứa tuổi 50 đến 79, cao nhất là ở lứa tuổi 60 đến 79 (chiếm 57.8%). Nghiên cứu của các tác giả Bourne RRA, Casson R.J, Nizankoska M.H, Ouetani A cũng đều cho thấy, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc glôcôm càng lớn [27], [29], [44], [46].
Tỷ lệ glôcôm nguyên phát là 0,5% ở những ng−ời < 40 tuổi và 2% ở những ng−ời trên 40 tuổi. ở tuổi 70 nguy cơ bị glôcôm cao gấp 3 - 8 lần so với độ tuổi 40 [56]. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân glôcôm nguyên phát d−ới 40 tuổi chiếm 1.9% và trên 70 tuổi chiếm 39.8%.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi phần lớn bệnh nhân glcôm góc đóng gặp ở lứa tuổi 50trở lên, chiếm tới 94.9%. Đặc biệt, số bệnh nhân số bệnh nhân tập trung cao nhất là ở độ tuổi từ 60- 69 (chiếm 31.6%).
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Thái Hà (2002) 98.3% bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên bị glôcôm góc đóng nguyên phát, số bệnh nhân tập trung cao nhất ở độ tuổi từ 50-69 (chiếm 62%).
Qua nghiên cứu của các tác giả Congdon N (1992), Coleman A.L. (1999) cũng t−ơng tự. Glôcôm góc đóng nguyên phát đạt tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi từ 50 đến 69 và bệnh rất hiếm gặp ở ng−ời d−ới 40 tuổi [31], [30].
Theo Foster PJ. (1996) và cộng sự thì glôcôm góc đóng nguyên phát là căn bệnh liên quan đến tuổi, khi tuổi càng cao thể thuỷ tinh càng dày và nhô ra tr−ớc hơn làm cho tiền phòng nông hơn làm tăng khả năng đóng góc tiền phòng dẫn đến glôcôm góc đóng [34].
Bệnh nhân glôcôm góc mở trong nghiên cứu này của chúng tôi có số l−ợng phát hiện ít nên khó đánh giá một cách khách quan và chính xác mối liên quan của bệnh với tuổi. Trong số 26 bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát của chúng tôi, bệnh nhân d−ới 40 tuổi chiếm 7.7%, từ 40-79 tuổi chiếm 88.5%.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về mối liên quan giữa tỷ lệ glôcôm góc mở nguyên phát và tuổi đều cho rằng tỷ lệ glôcôm góc mở nguyên phát tăng dần theo tuổi [5], [51], [62].
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thái Hà (2002) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát d−ới 40 tuổi là 11.9%, từ 40-49 tuổi là 15.9%, tuổi 50-59 là 20.6%, tuổi 60-69 là 23%, ở tuổi 70-79 là 23.8%, và trên 80 tuổi chiếm 4.8% [5].
4.2.1.2. Giới
Trong số 168 bệnh nhân glôcôm, nữ giới chiếm đa số (74.4%), nam chỉ có 25.6%.
Đối với hình thái glôcôm góc đóng nguyên phát, tỷ lệ bệnh giữa nữ và nam là 4 : 1. Số bệnh nhân nữ chiếm 80.1%, nam – 19,9%.
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Thái Hà (2002), tỷ lệ nữ : nam là 1.9 : 1 [5]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thái Hà là do điều kiện thu thập số liệu nghiên cứu khác nhau. Đỗ Thị Thái Hà nghiên cứu ở quần thể bệnh nhân glôcôm điều trị tại khoa Glôcôm Bệnh viện mắt Trung −ơng mà đối t−ợng nghiên cứu là những ng−ời mắc bệnh và tự nguyện đi điều trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đối t−ợng nam giới đi khám sàng lọc tại cộng đồng vốn đã thấp hơn nhiều so với nữ giới.
Theo nghiên cứu của Dandona L, Yuan H.P, Lai J.S.M thấy nữ giới bị glôcôm góc đóng nhiều hơn nam và cũng thấy phổ biến hơn ở tầng lớp xã hội kinh tế thấp kém [32], [64], [38] . Nữ giới có nguy cơ mắc glôcôm góc đóng nguyên phát cao gấp 3-4 lần so với nam giới [14].
Một số tác giả khi nghiên cứu mối liên quan giữa giới và bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát đều đi đến thống nhất rằng : nữ giới có nguy cơ bị glôcôm góc đóng nguyên phát cao hơn nam giới, tỷ lệ glôcôm góc đóng ở nữ cao hơn ở nam [25], [30], [31]. Các tác giả giải thích rằng do đặc điểm giải phẫu khác biệt ở nữ giới có mắt nhỏ hơn nam giới, mắt nữ giới có tiền phòng nông hơn và thể thuỷ tinh dày hơn so với mắt nam giới, ngoài ra các yếu tố khác nh− nội tiết, thần kinh cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với glôcôm góc đóng của nữ giới. Trên lâm sàng cũng đã gặp xuất hiện các tr−ờng hợp cơn glôcôm cấp sau những chấn động về tinh thần [6] .
Biểu đồ 4.2. Phân bố giới của bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ giữa nam và nữ bị glôcôm góc mở là 1:1. Cho đến nay mối liên quan giữa glôcôm góc mở nguyên phát và giới theo nhiều tác giả vẫn ch−a thống nhất. Theo tác giả Xu L (2004), Anton (2004) nam giới có khả năng bị glôcôm góc mở cao hơn so với nữ giới [62], [21].
Nh−ng theo tác giả khác nh− Bourne R.R.A (2003) thì tỷ lệ glôcôm góc mở nguyên phát ở nữ lại cao hơn nam giới [27] .
Đỗ Thị Thái Hà (2002) qua nghiên cứu trên 378 bệnh nhân gôcôm góc mở nguyên phát thấy sự khác biệt giữa hai giới là rất ít [5]
4.2.2. Yếu tố gia đình.
Trong số 278 tr−ờng hợp nghi ngờ glôcôm thì có 35 tr−ờng hợp có kèm theo yếu tố tiền sử gia đình về glôcôm (chiếm 12.6%). Đây là nhóm có nguy cơ rất cao bị bệnh glôcôm nên cần đặc biệt quan tâm khám, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.
Với 136 bệnh nhân glôcôm góc đóng nguyên phát có 22 bệnh nhân có tiền sử gia đình về glôcôm (chiếm 16.2%). Hầu hết bệnh nhân có bố mẹ hay anh chị em ruột bị glôcôm nghĩa là những ng−ời họ hàng đời thứ nhất.
Đối với glôcôm góc đóng nguyên phát sự t−ơng đ−ơng về cấu trúc giải phẫu của những ng−ời họ hàng bệnh nhân glôcôm là yếu tố thuận lợi làm cao hơn về tỷ lệ mắc bệnh đối với những ng−ời có tiền sử gia đình.
Nghiên cứu của Yuan HP (2007) thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát ở các đối t−ợng có tiền sử gia đình là cao hơn so với các đối t−ợng mà không có tiền sử gia đình [64].
Congdon N, Coleman A.L khi nghiên cứu về yếu tố tiền sử gia đình đối với glôcôm góc đóng đều cho rằng tần suất đóng góc tiền phòng ở những ng−ời họ hàng đời thứ nhất với bệnh nhân glôcôm góc đóng nguyên phát là 20%, cao gấp 4-5 lần những ng−ời không có tiền sử gia đình trong quần thể nghiên cứu [30], [31].
Trong tổng số 26 bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát của chúng tôi có 3 bệnh nhân có tiền sử gia đình, chiếm 11.5%. Kết quả của chúng tôi dựa trên lời khai của bệnh nhân nên có thể bị ảnh h−ởng bởi sai số nhớ lại.
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Thái Hà (2002) tỷ lệ bệnh nhân glôcôm góc mở có yếu tố gia đình là 5.03%[5].