Thông qua 434 hồ sơ bệnh án glôcôm đ−ợc điều trị tại Khoa Mắt – Bệnh viện tỉnh và Bệnh viện Mắt Thái Bình chúng tôi thấy:
Đa số bệnh nhân đến khám điều trị tại cơ sở tuyến tỉnh với mức thị lực kém và mù( 83.3%), trong đó mù chiếm 38%. Đó là ch−a tính đến số bệnh nhân đ−ợc coi là mù do tổn hại thị tr−ờng nặng (còn d−ới 10˚) mặc dù thị lực trung tâm còn cao. Chúng tôi không có số l−ợng của đối t−ợng này vì tất cả bệnh nhân không đ−ợc kiểm tra thị tr−ờng.
Bệnh nhân vào viện th−ờng với tình trạng nhãn áp đang cao. 56.8% số mắt có nhãn áp khi vào viện trên 25 mmHg, trong đó số bệnh nhân có nhãn áp trên 32 mmHg là 22.9%. Điều đó nói lên tình trạng sơ cứu bệnh nhân glôcôm tại tuyến y tế cơ sở ở thái Bình còn nhiều hạn chế.
Chẩn đoán bệnh th−ờng sơ sài, chỉ chẩn đoán mắt bệnh. Không có các thông tin về hình thái, giai đoạn, mức độ điều chỉnh nhãn áp. Đối với bệnh nhân glôcôm nguyên phát không có chẩn đoán và h−ớng điều trị dự phòng cho mắt thứ hai vì vậy chỉ khi nào mắt đó bị lên cơn glôcôm bệnh nhân mới tìm đến bác sỹ để điều trị. Còn những tr−ờng hợp bệnh tiến triển mạn tính, âm thầm khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn muộn với những tổn th−ơng chức năng và thực thể nặng nề, không thể cứu vãn.
Qua đó có thể thấy để nâng cao chất l−ợng điều trị cho bệnh nhân glôcôm, việc th−ờng xuyên cập nhật thông tin, đào tạo bổ xung kiến thức về bệnh glôcôm đồng thời quan tâm, đầu t− trang thiết bị phục vụ cho chẩn đoán điều trị bệnh cho tuyến y tế cơ sở là hết sức cần thiết. .
4.5. Tình hình chẩn đoán, chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại Thái Bình Thái Bình
4.5.1. Nhân lực- trang thiết bị tại Thái Bình
Trong tổng số 6 xã thuộc hai huyện Kiến X−ơng và Vũ Th− mà chúng tôi nghiên cứu thấy có : 56 ng−ời là cộng tác viên y tế thôn xóm và 32 cán bộ
trạm y tế, đúng ra đây là đội tuyên truyền viên rất có hiệu quả tại cộng đồng nh−ng trên th−c tế thì hầu hết họ lại không biết hoặc biết rất ít về bệnh glôcôm cho đến khi chúng tôi xuống tập huấn.
Hơn nữa tại trạm y tế xã không có trang thiết bị gì cũng nh− không có thuốc cấp cứu hạ nhãn áp gì nên ng−ời bệnh th−ờng đi thẳng lên tuyến trên. Huyện Kiến X−ơng cách Thành phố Thái Bình khoảng 20 km, hiện tại khoa mắt Bệnh viện huyện có 2 bác sỹ chuyên khoa mắt, song thực tế chỉ có một ng−ời hoạt động trong lĩnh v−c điều trị. Trang thiết bị tại đây cũng đơn sơ, chỉ có bảng thị lực, nhãn áp kế, máy soi đáy mắt và sinh hiển vi khám bệnh. Khi có bệnh nhân glôcôm thì cũng chỉ đ−ợc cấp cứu hạ nhãn áp và chuyển tuyến vì thiếu trang thiết bị phẫu thuật và con ng−ời.
Bệnh viện huyện Vũ Th− cách thành phố Thái Bình khoảng 6 km tại đây có một bác sỹ chuyên khoa định h−ớng mắt, không có y tá chuyên khoa mắt mà chỉ có 1 y tá chung 3 chuyên khoa, trang thiết bị tại đây chỉ có 1 cái đèn pin khám mắt, không có thuốc hạ nhãn áp thông th−ờng. Bệnh viện lại gần Bệnh viện tỉnh nên th−ờng bệnh nhân th−ờng đi thẳng lên tuyến trên. Tại tuyến tỉnh, các đơn vị đều có các bác sỹ đã học sau đại học, trong đó có 2 bác sỹ đẫ từng làm luận văn về đề tài glôcôm, nh−ng tại Thái Bình hiện nay không có chuyên khoa glôcôm cũng nh− không có bác sỹ làm chuyên trách về glôcôm. Mặt khác trang thiết bị ở đây còn nhiều thiếu thốn. Có một máy thị tr−ờng Golmann của Khoa Mắt – Bệnh viện Đa khoa tỉnh nh−ng cũng ít khi sử dụng do thói quen và có một kính soi góc của Bộ môn Mắt – Tr−ờng Đại học Y Thái Bình nh−ng hiện tại kính không sử dụng đ−ợc do bị mốc. Thiếu trang thiết bị cũng là một hạn chế trong công tác chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân glôcôm tại tuyến tỉnh và gây quá tải tại các tuyến Trung −ơng. Chúng tôi nghĩ rằng nếu bệnh nhân đ−ợc h−ởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc ngay tại địa ph−ơng thì sẽ giảm đ−ợc rất nhiều chi phí cho ng−ời bệnh và giảm đ−ợc tỷ lệ mù loà.