e. Tổ chức công tác kiểm soát nội bộ đối với công tác huy động vốn
3.2.2.4. Về hệ thống KSNB
Thứ nhất : Trong chu trình huy động vốn, các chứng từ trước khi nhập thông tin
vào máy không được đánh số thứ tự trước đều này dễ gây thất lạc chứng từ của khách hàng khi số lượng giao dịch nhiều và liên tục
Đề xuất : Để dễ dàng kiểm soát hệ thống chứng từ của mình, mỗi GDV nên đánh
số thứ tự khi thu nhân chứng từ của khách hàng.
Thứ hai : Tại chi nhánh, mỗi GDV đều có một hạn mức giao dịch nhất định. Hạn
mức giao dịch này không qui định riêng cho từng nghiệp vụ cụ thể mà được “khoán” toàn bộ nghiệp vụ của mỗi GDV, tức là một GDV đều có số dư tiền tối đa tiền mặt VND là 1 tỷ , ngoại tệ là 20000 USD (thay đổi tùy thuộc trình độ của mỗi GDV). Nếu vượt quá số lượng này GDV sẽ phải xin cấp thêm hạn mức giao dịch để thực hiện nghiệp vụ. Thực tế, công tác kiểm soát này chỉ mang tính hình thức vì mỗi khi có số dư tiền mặt lớn, GDV đều thực hiện in/out về quĩ còn một nghiệp vụ xảy ra với số dư tiền lớn như thế thì rất ít. Như vậy kế toán sẽ không thể kiểm soát được từng nghiệp cụ có số dư lớn dẫn đến rủi ro gian lận làm thất thoát tài sản.
Đề xuất : Chi nhánh nên có chế độ qui định hạn mức giao dịch tối đa cho từng
nghiệp vụ cụ thể để dễ dàng kiểm soát được những nghiệp vụ có số dư lớn.
Thứ ba : Do qui định về hạn mức tồn quĩ của tổng ngân hàng nông nghiệp áp
số lượng tồn. Nhưng thực tế tại chi nhánh số lượng người gửi tiết kiệm bằng USD là rất nhiều và khối lượng USD cũng rất lớn. Vì vậy đơn vị thường bị hụt tiền thanh toán cho khách hàng buộc phải điều chuyển về. Điều này gây tâm lí khó chịu và không tin cậy vào ngân hàng. Hơn nữa việc điều chuyển sẽ làm gia tăng chi phí cho ngân hàng.
Đề xuất : Chi nhánh nên kiến nghị vào ngân hàng No Việt Nam để gia tăng hạn
mức tồn quĩ tiền USD cho chi nhánh để dự trữ tiền thanh toán cho khách hàng khi họ cần rút. Căn cứ theo tình hình huy động vốn tiền USD tại đơn vị thì hạn mức cần thiết là 20,000 USD là hợp lí.