T = 8058719500 3055700700 0 6709525500 = 6,04 năm
Vậy: Doanh lợi vốn Dv = 3,96% Năng suất vốn Nv= 1,6 đ/đ
KẾT LUẬN
Trong cơ cấu nền kinh tế nước ta hiện nay, ngành bia, rượu, nước giả khát đã chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Trong đó ngành bia đã có những bước phát triển rất lạc quan. Tuy nhi ên so với tiềm năng tiêu thụ và nhu cầu sử dụng của người dân thì các nhà máy bia hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì thế nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp của em l à : Thiết kế nhà máy bia năng suất 35triệu lit/năm sẽ phần nào giải quyết được nhu cầu cấp thiết đó.
Nhờ vào lượng kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường và quá trình nghiên cứu sách vở, tài liệu cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - GS.TS Nguyễn Thị Hiền em đã tìm hiểu được quy trình công nghệ sản xuất bia phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của đất n ước. Các thiết bị được chọn thích hợp dựa vào quy trình công nghệ, đảm bảo hoạt động tốt và sắp xếp hợp lý trong phân xưởng đảm bảo được tính liên tục trong sản xuất, an toàn lao động và vệ sinh xí nghiệp.
Đồ án bao gồm phần xây dựng cơ sở lý thuyết, phần tính toán và thuyết minh 5 bản vẽ. Các phần tính toán đã được làm cẩn thận nhưng do kinh nghiệm thực tế còn ít và hiểu biết chưa thực sự cặn kẽ, vì vậy kết quả tính toán chỉ mang tính tương đối. Trong quá trình làm đồ án em đã tích luỹ được thêm nhiều hiểu biết không chỉ về mặt công nghệ m à còn nhiều lĩnh vực khác như: Xây dựng, thiết bị, điện nước… Tuy chưa sâu rộng nhưng ít nhiều giúp em trong công việc sau này.
Cuối cùng trên cơ sở hiểu biết thực tế và các kiến thức cơ bản về kinh tế, em đã tính toán dự kiến bán sản phẩm, từ đó xác định đ ược tổng doanh thu, lợi nhuận của nhà máy, thời gian hoàn vốn và các chỉ số kinh tế.
Mặc dù đồ án tốt nghiệp này cơ bản đã hoàn thành nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định.
- Việc tính toán kinh tế, hoạch toán giá thành sản phẩm chỉ đảm bảo mức độ tương đối.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị với kiểu dáng, độ bền khác nhau do các hãng sản xuất khác nhau. Do đó việc tính toán và chọn thiết bị cũng chỉ ở mức độ tương đối.
Trên đây tôi đã trình bày một số vấn đề đã thực hiên trong thời gian qua. Do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong sự đóng góp chân thành của thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2007 Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Nguyễn Thị Hiền (chủ biên), PGS.TS Lê Thanh Mai, Th.S Lê Thị Lan Chi, Th.S Nguyễn Tiến Thành, Th.S Lê Viết Thắng, (2007).
Khoa học – Công nghệ Malt và Bia.
Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật.
2. PGS.TS Nguyễn Thị Hiền (chủ biên), PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, KS Bùi Bích Thuỷ, (2003).
Vai trò của nước và hệ thống tẩy rửa, khử trùng (CIP) trong nhà máy thực phẩm.
Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật. 3. PGS.TS Trần Thị Luyến (1998).
Công nghệ chế biến sản phẩm lên men.
Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
4. TS Nguyễn Văn Việt (chủ biên), PGS.TS Nguyễn Thị Hiền, TS Trương Thị Hoà, Th.S Lê Lan Chi, Th.S Nguyễn Thu Hà, (2001).
Nấm men bia và ứng dụng.
Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
5. Nguyễn Trọng Cẩn (chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Giang, Trần Thị Luyến, (1998).
Công nghệ Enzyme.
Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 6. WOLFGANG KUNZE, (1996).
Technology Brewing and Malting.
VLB Berlin, Germany.s
7. HAROLD M.BRODERICK, (1981).
The practical Brewer
A manual for the Brewing Industry