Phương pháp xử lý nước thải cho nhà máy bia

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy bia năng suất 35 triệu litnăm theo quy trình thu hồi hơi để tiết kiệm năng lượng (Trang 130 - 135)

Qua khảo sát, phân tích và căn cứ vào điều kiện thực tế về mặt bằng cũng như nguồn vốn nhà máy, giải pháp xử lý nước thải được chọn để ứng dụng là xử lý sinh học hiếu khí có sử dụng bùn hoạt tính với sự tham gia của các vi khuẩn hiếu khí sống lơ lửng.

* Sơ đồ công nghệ :

Bể chắn rác  bể điều hoà, tuyển nổi và lắng sơ bộ  bể phản ứng keo tụ và lắng I  bể sinh học hiếu khí tiếp xúc  bể lắng II  bể khử trùng  thải ra nguồn

* Thuyết minh công nghệ:

8.1.3.1: Bể chắn rác:

Nước thải từ quá trình sản xuất sẽ theo hệ thống mương dẫn chảy về ngăn tiếp nhận qua song chắn rác. Song chắn rác sẽ gạt rác có kích th ước lớn, giấy mảnh … Với phương pháp lấy rác bằng thủ công, rác được thu hồi và chuyển đến bãi vệ sinh thích hợp. Phần này nhà máy đã có chỉ cần bổ sung thêm để đảm bảo tốt các yêu cầu xử lý.

8.1.3.2 : Bể điều hoà, tuyển nổi và lắng sơ bộ:

Nước thải sau khi tách cặn rác dược tập trung về một hố gas, được bơm về bể điều hoà tuyển nổi và lắng sơ bộ, thời gian lưu lại bể là 4h nhằm mục đích :

- Ổn định lưu lượng dòng chảy, ổn định nồng độ chất bẩn và pH. - Giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công đoạn phía sau, tránh hiện tượng quá tải nhờ lắng 1 phần cặn ở bể n ày.

- Tuyển nổi các chất.

- Bổ sung oxy để đảm bảo môi trường thuận lợi trong quá trình phân huỷ sau này.

- Vật nổi được vớt ra.

- Phần bùn lắng được hút định kì dùng làm phân bón.

8.1.3.3 : Bể phản ứng keo tụ và lắng I:

Trong trường hợp hàm lượng chất rắn ở dạng lơ lửng khó lắng mà quá trình phản ứng bằng biện pháp sinh học hầu nh ư chỉ giải quyết được chất hữu cơ dạng hoà tan tồn tại trong nước thải còn cao. Để đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt yêu cầu phải có quá trình keo tụ. Ở đây chất keo tụ ở dạng bông sẽ kéo các chất rắn lơ lửng vào ngăn lắng. Nước trong thu vào máy bên để dẫn vào ngăn bơm.

8.1.3.4 : Bể sinh học hiếu khí tiếp xúc:

Nước thải sau khi keo tụ và lắng được dồn vào bể xử lý sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính tuần hoàn và bổ sung 1 số chủng vi sinh vật đặc hiệu cho quá trình hiếu khí. Không khí được đưa vào các máy nén khí có lưu

lượng lớn, qua hệ thống phân phối khí ở đáy bể đảm bảo lượng oxy hoà tan >2mg/l. Thời gian lưu là 8h.

8.1.3.5 : Bể lắng II :

Nước thải sau khi xử lý sinh học hiếu khí được đưa vào bể lắng cuối nhằm giữ bùn sinh ra trong giai đoạn xử lý sinh học. Lượng bùn hoạt tính được tái sử dụng một lần. Bùn thừa được hút định kì, dùng làm phân bón hoặc chôn lấp.

8.1.3.6 : Bể khử trùng :

Nước thải sau khi lắng trong được đưa qua bể khử trùng để làm sạch các vi khuẩn còn sót lại. Tại đây nước thải được hoà lẫn với một lượng dung dịch chlorin thích hợp để khử trùng. Sau khi làm sạch nước thải sẽ được thải ra môi trường.

8.1.3.7 : Nước thải sạch :

Nước thải sau khi được xử lý sẽ đạt được các thông số thoả mãn tiêu chuẩn môi trường VN đối với nước thải loại B tức là có:

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn 1 Nhiệt độ oC 40 2 pH 5,5 - 9 3 BOD Mg/l 50 4 COD Mg/l 100 5 Chất rắn lơ lửng Mg/l 100 6 Asen Mg/l 0,1 7 Cadmi Mg/l 0,02 8 Chì Mg/l 0,5 9 Clo dư Mg/l 0,5 10 Dầu mỡ khoáng Mg/l 1 11 Đồng Mg/l 1 12 Kẽm Mg/l 2 13 Mangan Mg/l 1 14 Niken Mg/l 1

15 Photpho hữu cơ Mg/l 0,5

16 Photpho tổng số Mg/l 6 17 Sắt Mg/l 5 18 Thiếc Mg/l 1 19 Thuỷ ngân Mg/l 0,005 20 Tổng nitơ Mg/l 60 21 Florua Mg/l 2 22 Sulphua Mg/l 0,5 23 Xianua Mg/l 0,1 24 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bg/l 0,1 25 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bg/l 1 26 Dầu động thực vật Mg/l 10

27 Amoniac (tính theo nitơ) Mg/l 1

28 Tricloetylen Mg/l 0,3

STT Tên gọi 1 Bể chắn rác 2 Bể điều hòa 3 Bể AEROTEN 4 Bể lắng 5 Bể khử trùng 6 Bể chứa bùn 7 Trạm xử lý hóa chất 8 Máy sục khí

CHƯƠNG 9: TÍNH KINH TÊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy bia năng suất 35 triệu litnăm theo quy trình thu hồi hơi để tiết kiệm năng lượng (Trang 130 - 135)