Nâng cao chất lượng quy hoạnh xây dựng nông nghiệp và nông thôn

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 73 - 75)

5. Cấu trúc của khóa luận

3.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạnh xây dựng nông nghiệp và nông thôn

Trước khi bắt tay vào xây dựng nông nghiệp và nông thôn, mỗi người dân phải ý thức rõ mô hình nông thôn mới mà mình sẽ chung tay, đồng sức, đồng lòng xây dựng. Để có mô hình nông thôn mới mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề quy hoạch được đặt lên hàng đầu, trở thành tiêu chí đầu tiên. Nếu quy hoạch không đảm bảo có chất lượng và khả thi thì không thể có nông thôn mới. Thực tế quy hoạch xây dựng nông thôn mới hiện nay tại xã Tân Dân đang gặp những khó khăn, vướng mắc. Để việc quy hoạch và phát triển nông nghiệp và nông thôn có chất lượng, hiệu quả, mang tính khả thi, cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau đây: Cấp ủy, chính quyền, địa phương cần nâng cao nhận thức cho mọi người dân về nông thôn mới; công bố các quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch kế hoạch bố trí cây trồng trên đồng ruộng; có biện pháp hỗ trợ cho người nông dân thực hiện đúng theo quy hoạch vùng sản xuất; phát triển có quy hoạch, theo đúng tiêu chuẩn, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng thôn; sắp xếp lại khu dân cư, khu vực sản xuất hàng hóa (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, nguyên liệu…)

66

3.2.2. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai gắn với tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa

Quy hoạch sử dụng đất được coi là giải pháp quan trọng vì trên thực tế hầu hết các địa phương chỉ quy hoạch ngắn hạn. Nhiều địa phương có quy hoạch thì chỉ là sơ bộ thiếu chi tiết, chưa xác định quỹ đất sử dụng cho các mục đich khác nhau, chẳng hạn đất giao thông, xây dựng, thủy lợi nội đồng… Khi tiến hành dồn điền đổi thửa phải tính toán nhu cầu cụ thể sử dụng cho giao thông, thủy lợi, quỹ đất công ich 5%...các địa phương đã chuyển đổi thành công đều phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho dài hạn căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình cũng như quy hoạch chung của Huyện. Đây là cơ sở để tiến hành tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc quy hoạch thì chưa đủ mà cần kết hợp giữa quy hoạch kế hoạch sử dụng đất với việc tổ chức lại sản xuất. Quá trình tổ chức lại sản xuất bao gồm nhiều vấn đề, trong đó tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng là quan trọng nhất, tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Để đạt được mục tiêu công tác quy hoạch này thì phải gắn với việc xây dựng phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, theo đó lập vùng chuyên canh sản xuất tập trung. Qua kinh nghiệm của một số địa phương cho thấy cùng với việc quy hoạch vùng chuyên canh là chuyển đổi ruộng đất, thu hút và tạo điều kiện cho các hộ nông dân có vốn, kỹ thuật và lao động canh tác trong vùng này, nhằm phát huy tối đa tiềm năng đất đai, vốn và những lợi thế về lao động, kỹ thuật của từng hộ. Điều nay rất dễ thấy ở nhiều vùng, trước chuyển đổi những mảnh ruộng xấu sản xuất bấp bênh thì sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa tạo ra những mảnh đất có hiệu quả kinh tế cao như một số vùng chiêm trũng, sau khi dồn đổi ruộng đất nhân dân đã mạnh dạn đầu tư chuyển sang thả cá…cụ thể như:

+ Vùng sản xuất 1: Gồm các thôn Tân Ninh, Xuân Long, Xuân Lễ, Xuân Áp có địa hình tương đối bằng phẳng và nằm ở phân vùng đất cao ráo của xã, thích hợp cho vùng sản xuất nông nghiệp lúa nước, gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày trồng rau sạch,trang trại.

67

+ Vùng sản xuất 2: Gồm các thôn Quán Mỹ và Ninh Cầm có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào thích hợp cho trồng lúa và rau màu.

+ Vùng sản xuất 3: Gồm các thôn Thanh Vân, Môn Tự, Ninh Nội, Điền Quy có địa hình chiêm trũng phù hợp hợp với trồng lúa nước kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó việc quy hoạch sử dụng đất của xã phải gắn với cải tạo các vùng đất có vấn đề, xây dựng lại đồng ruộng, tiến hành kiến thiết lại đồng ruộng và trên cơ sở đó để sắp xếp, bố trí ruộng đất cho từng hộ sử dụng đảm bảo đồng bộ để thực hiện thâm canh, canh tác nhằm tăng năng suất.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 73 - 75)