Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ, phát triển sản xuất hàng hoá

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 59 - 84)

5. Cấu trúc của khóa luận

2.4.8. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ, phát triển sản xuất hàng hoá

hoá

Thu nhập của hộ tăng lên khá mạnh sau khi dồn điền đổi thửa. Trong cơ cấu kinh tế của hộ thì trước và sau dồn điền đổi thửa nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo, song xu hướng thu nhập tăng lên mạnh của các lĩnh vực phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế hộ là dấu hiệu khả quan cho thấy xu hướng tích cực trong việc chuyển dịch lao động nông nghiệp mà một phần nguyên nhân là do dồn điền đổi thửa mang lại. Sau dồn điền đổi thửa thu nhập nông nghiệp tăng mạnh ở tất cả các hộ. Trong nông nghiệp thì trồng trọt vẫn là hoạt động mang lại thu nhập cao nhất cho các hộ.

Hình 2.3. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành sau khi dồn điền đổi thửa

Qua hình 2.3 cho ta thấy sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành tuy nhiên trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nguyên nhân là sau khi dồn điền với những vùng tập trung là điều kiện tốt nhất để nông dân sản xuất. Theo kết quả điều tra, nhóm hộ khá có mức tăng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp cao nhất với mức tăng 4,6 triệu đồng. Theo đánh giá của các hộ thì mức sản lượng hàng hoá cũng tăng lên so với trước chuyển đổi. Nguyên nhân chính là sau dồn điền đổi thửa năng suất, sản lượng tăng nhanh do đó một phần được giữ lại dùng cho gia đình, phần sản phẩm còn lại được đem bán. Tình hình thu nhập của các hộ đuợc thể hiện ở bảng 2.17 như sau:

63% 23% 14% Năm 2010 Trồng trọt Chăn nuôi

Phi nông nghiệp

78% 12%

10%

52

Bảng 2.17. Tình hình thu nhập của các hộ trƣớc và sau dồn điền đổi thửa

(Đơn vị: Triệu đồng) Thu nhập Nhóm hộ Khá Trung bình Nghèo 2010 2013 T/G 2010 2013 T/G 2010 2013 T/G I. NN 8,44 23,3 +14,8 5,83 15,8 +9,9 3,46 9,56 +6,1 1. Trồng trọt 5,56 18,1 +12,5 4,7 13,8 +9,1 3,12 8,8 +5,7 2. Chăn nuôi 2,88 5,2 +2,3 1,13 2,02 +0,9 0,34 0,76 +0,4 II. Phi NN 2,46 7,06 +4,6 1,38 4,8 +3,4 0,25 1,98 +1,7

(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)

Việc dồn điền đổi thửa đã tạo thuận lợi cho việc nâng cao thu nhập không những thu nhập trong nông nghiệp mà trong cả phi nông nghiệp. Hơn nữa việc bố trí sản xuất, lao động hợp lý đã làm chuyển dịch khá mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh thu nhập từ chăn nuôi và lĩnh vực phi nông nghiệp nhiều hơn.

2.4.9. Đất giao thông thủy lợi tăng lên tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới

Quá trình DĐĐT ở các thôn điều tra cho phép khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất làm cho quy mô các mảnh ruộng tăng lên. Nhưng đi kèm đó là sự tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển sản phẩm và cơ giới hóa sản xuất trong thời gian tới. Vì vậy trong triển khai DĐĐT việc mở rộng đường giao thông, thủy lợi nội đồng, bê tông hóa kênh mương, cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà các thôn đều trú trọng thực hiện.

Qua bảng trên thấy khối lượng giao thông thủy lợi nội đồng đã tăng lên đáng kể sau DĐĐT đây là một trong những thành công của chương trình, làm thay đổi phương thức sản xuất theo hướng hàng hóa.

53

Bảng 2.18. Diện tích, giao thông, thủy lợi nội đồng trƣớc và sau dồn điền đổi thửa Loại đất Thôn Trƣớc DĐĐT (km) Sau DĐĐT (km) So sánh Tăng (+), Giảm (-) + - Đất giao thông Ninh Cầm 6,823 9,138 2,315 Quán Mỹ 5,605 11,118 5,513

Đất thủy lợi Ninh Cầm 3,62 5,93 2,31

Quán Mỹ 5,08 13,14 8,06

(Nguồn: Báo cáo sơ kết công tác DĐĐT)

2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế

2.4.2.1. Dồn điền đổi thửa làm giảm đất sản xuất của hộ nông dân

Mặc dù yêu cầu đặt ra khi thực hiện dồn điền đổi thửa là ổn định diện tích canh tác/ khẩu cho các hộ nông dân, tuy nhiên sau khi xem xét, điều tra quá trình thực hiện tại các thôn thì thấy diện tích đất nông nghiệp/ khẩu giảm do một số nguyên nhân khác nhau. Bảng dưới đây cho thấy sự thay đổi của diện tích đất nông nghiệp bình quân trên khẩu tại 2 thôn điều tra.

Bảng 2.19. Diện tích đất nông nghiệp trƣớc và sau dồn điền đổi thửa

Thôn Trƣớc DĐĐT (m2/khẩu) Sau DĐĐT (m2/khẩu) So sánh % Tăng (+) giảm (-) Ninh Cầm 303,25 300,19 -3,06 Quán Mỹ 397,03 385,80 -11,23

(Nguồn: Số liệu điều tra,2013)

Hầu hết các thôn thực hiện dồn điền đổi thửa sử dụng một phần đáng kể đất nông nghiệp đưa vào quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng. Điều đó cho thấy, cơ sở hạ tầng hiện nay về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp và trong thời gian tới để xã thực hiện thắng lợi công cuộc

54

dồn điền đổi thửa ở các thôn còn lại và thực hiện thành công chương trình NTM thì việc quy hoạch lại đất đai nông nghiệp vẫn là việc làm cần thiết.

Việc giảm đất nông nghiệp trong quá trình DĐĐT tại các thôn là do một số nguyên nhân sau:

- Các thôn đều quy hoạch sử dụng đất, mở rộng đất chuyên dùng, đất giao thông, thủy lợi, đất thổ cư. Phần diện tích đất tăng do quy hoạch hầu hết đều lấy từ nông nghiệp.

- Sự gia tăng của diện tích đất công ích của các thôn. Do nhiều lý do khác nhau, diện tích đất công ích sau thực hiện DĐĐT có thể tăng lên. Điều này làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp chia bình quân cho đầu khẩu.

Đây là tác động không mong muốn đối với những người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nhưng cũng không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Qua quá trình dồn điền đổi thửa diện tích đất sản xuất của các hộ đã bị thu hẹp lại. Những hộ trước chuyển đổi có diện tích ít thì không mấy bị ảnh hưởng, còn những hộ trước chuyển đổi có diện tích lớn thì quỹ đất sản xuất bị mất đi đáng kể, làm giảm sản lượng và thu nhập của hộ.

Cũng như đất nông nghiệp nói chung, diện tích đất lúa cũng có xu thế giảm so với trước DĐĐT, diện tích này đặc biệt giảm rất mạnh tại các thôn có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hiệu quả hơn như chuyển sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản. Bảng dưới đây cho thấy sự thay đổi về diện tích lúa tại các thôn điều tra trước và sau DĐĐT.

Bảng 2.20. Diện tích lúa bình quân/ khẩu tại các thôn trƣớc và sau DĐĐT

Thôn Trƣớc DĐĐT (m2/khẩu) Sau DĐĐT (m2/khẩu) So sánh Tăng (+), giảm (-) Ninh Cầm 298,75 257,73 -41,02 Quán Mỹ 353,29 342,18 -11,11

(Nguồn: Số liệu điều tra,2013)

Theo đó diện tích đất lúa bình quân/ khẩu tại cả 2 thôn thực hiện DĐĐT đều giảm nhẹ, sự giảm này do phần diện tích đất nông nghiệp sau DĐĐT giảm,

55

bên cạnh đó còn do một nguyên nhân nữa là do một số diện tích đất lúa cũ do nằm ở phần diện tích canh tác xấu được phép chuyển mục đích sản xuất sang các loại hình sử dụng đất khác như: NTTS, trồng cây lâu năm…

2.4.2.2. Sự thay đổi chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa

Với mục đích xem xét được sự thay đổi về chi phí sản xuất của các nông hộ trước và sau dồn điền đổi thửa, với sự thay đổi về ruộng đất có ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình sản xuất. Tân Dân là một xã thuần nông với sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, nên trong nghiên cứu chỉ xét sự biến động về chi phí sản xuất lúa.

Bảng dưới đây so sánh sự tăng giảm các khoản đầu tư chi phí và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa trước và sau dồn điền đổi thửa của 2 thôn thực hiện điều tra.

Bảng 2.21. Sự thay đổi chi phí sản xuất lúa trƣớc và sau chuyển đổi

Các chỉ tiêu Trọng lƣợng (kg/sào) Đơn giá (1000đ) Tổng số tiền Trƣớc DĐĐT Tổng số tiền Sau DĐĐT So sánh % tăng giảm Phân bón Đạm 8,64 12000 103680 105000 +1,27 Lân 14,4 8000 115200 120000 +4,16 Kali 5,76 21000 120960 135500 +12,02 Công 1 120000 120000 0 -100 Giống 1 43000 43000 0 -100 Máy móc (quy ra thóc) 11 6000 66000 66000 0 Nước (quy ra thóc) 5,76 5000 28800 0 -100 Chi phí thuốc BVTV 50000 50000 0 Chi phí khác 80000 80000 0 Tổng chi phí 727640 556500 -23,52

(Nguồn: Số liệu điều tra,2013)

Sau dồn điền đổi thửa chi phí sản xuất của các hộ gia đình cũng có nhiều sự thay đổi lớn. Hầu hết theo ý kiến các hộ là chi phí sản xuất càng ngày càng

56

tăng. Qua khảo sát chi phí về các loại phân bón tăng đáng kể về mặt giá trị chủ yếu là do giá cả vật tư phân bón sản xuất nông nghiệp liên tục tăng mạnh trong nhiều năm qua, còn về mặt số lượng phân bón/đơn vị diện tích thì tăng lên không đáng kể, chủ yếu số lượng phân bón tăng lên là do các hộ chú ý đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Mặt khác phân bón sử dụng chủ yếu trước đây là phân chuồng nhưng hiện nay các hộ đã dùng phân hoá học thay thế nhiều do vậy làm chi phí tăng lên. Việc tăng thêm vụ sản xuất trong năm cũng là nhân tố làm cho chi phí sản xuất của các hộ tăng lên.

Hầu hết các hộ sau khi chuyển đổi ruộng đất đều thuê thêm lao động, thuê máy móc trong tất cả các khâu từ làm đất cho tới thu hoạch. Trước đây ruộng đất manh mún việc thuê và bố trí nhiều khi lãng phí, thiếu hiệu quả, tốn công di chuyển từ thửa ruộng này tới thửa ruộng khác mất rất nhiều thời gian vô ích. Việc chuyển đổi đã tạo ra những thửa ruộng lớn, tập trung dẫn tới công lao động được tiết kiệm đáng kể. Hơn nữa với thửa ruộng lớn, máy móc được áp dụng ở hầu hết các khâu quan trọng làm chi phí dịch vụ tăng lên nhưng thời gian lao động giảm hơn trước.

Trước dồn diền đổi thửa vấn đề dịch vụ trong tất cả các khâu sản xuất từ khâu chọn giống cho đến khâu thu hoạch chỉ được các hộ quan tâm ở mức độ trung bình. Sau dồn điền đổi thửa các dịch vụ được nâng cao và theo xu hướng tiết kiệm thời gian lao động, sức lao động, tăng năng xuất cây trồng. Sau dồn điền đổi thửa các công đoạn trước đây mất rất nhiều thời gian lao động như các khâu làm đất, gieo trồng, vận chuyển thì nay với hệ thống giao thông thuận lợi hơn, áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất thì công lao động giảm đi đáng kể. Mặt khác thửa ruộng được tập trung với quy mô lớn hơn, các nông hộ không muốn trên cùng một thửa ruộng mà việc sản xuất lại có chênh lệch nhiều về thời gian trong mỗi công đoạn sẽ ảnh hưởng đến độ đồng đều về sản phẩm, nếu làm muộn có thể gặp nhiều rủi ro hơn như sâu bệnh, thời tiết xấu. Do đó thời vụ cũng được quan tâm nhiều hơn so với trước.

57

Bảng 2.22. So sánh chi phí sản xuất trên 1 sào lúa trƣớc và sau dồn điền đổi thửa

Chỉ tiêu ĐVT

Nhóm hộ

Khá Trung bình Nghèo

Trước Sau T/G Trước Sau T/G Trước Sau T/G

CP vật chất Ngđ 213 235 +22 210 233 +22 181 222 +41

CP DV Ngđ 416 567 +149 311 412 +101 252 336 +84

Công LĐ Công 11 7 - 4 10 8 -2 10 9 -1

(Nguồn: Điều tra hộ nông dân)

Theo kết quả tìm hiểu thì chi phí dịch vụ là khoản chịu ảnh hưởng trực tiếp, thể hiện rõ nhất của dồn điền đổi thửa. Chi phí dịch vụ nhóm hộ khá là cao nhất và có sự tăng lên nhanh hơn các nhóm hộ còn lại. Nếu như trước dồn điền đổi thửa nhóm hộ này chi phí cho dịch vụ là 416,8nghìn đồng/sào thì năm 2013 chi phí này là 567,7 nghìn đồng/sào, tăng lên 150,9 nghìn đồng/sào. Rõ ràng nhóm hộ khá là nhóm hộ chủ yếu thuê các dịch vụ sản xuất và mức độ thuê cũng thường xuyên hơn các hộ khác. Điều này cũng dễ hiểu vì nhóm hộ này là những hộ có kinh tế tốt hơn, số khẩu làm trong nông nghiệp ít dẫn đến không có nhiều lao động trong các khâu sản xuất, mặt khác lại phải đảm bảo tính thời vụ trong sản xuất để tránh sâu bệnh cũng như thời tiết bất lợi. Hầu hết các hộ thuê dịch vụ chủ yếu là để đảm bảo kịp thời vụ, giảm sức lao động, rút ngắn thời gian sản xuất để có thể chuyển lao động sang các nghề khác có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc đỡ vất vả hơn. Theo tìm hiểu cho thấy các hộ càng có đông nhân khẩu thì mức độ thuê dịch vụ cũng giảm. Chi phí dịch vụ của các hộ trung bình là 412,5nghìn đồng/sào, tăng 101,5 nghìn đồng/sào so với trước chuyển đổi. Nhóm hộ nghèo là những hộ có mức chi phí dịch vụ ít hơn cả vì kinh tế họ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa những hộ nghèo lại là những hộ gắn bó trung thành với nghề nông nên số khẩu làm nông nghiệp thường nhiều hơn so với hộ khá và trung bình. Và cũng ít thay đổi nhất khi mà hiện nay họ chi hết 336 nghìn đồng/sào, tăng 83,1 nghìn đồng/sào so với trước dồn điền đổi thửa. Điều này cho

58

thấy các hộ đông nhân khẩu thường có nhiều lợi thế hơn trong việc tiết kiệm chi phí dịch vụ sản xuất, Chi phí dịch vụ tăng lên chủ yếu thể hiện ở các khâu sản xuất sau:

+ Làm đất:

Trước dồn điền đổi thửa, máy làm đất còn ít, các hộ chủ yếu dùng sức kéo trâu bò. Nhiều hộ thửa ruộng nhỏ chủ yếu làm đất bằng cày cuốc nhỏ thủ công, tốn rất nhiều công lao động. Sau dồn điền đổi thửa nhiều hộ đã đầu tư mua máy cày, máy bừa vừa thực hiện cho gia đình mình vừa tăng thu nhập khi tranh thủ làm thuê vào những lúc chính vụ cho nhiều hộ trong vùng. Tuy nhiên để kịp thời vụ sản xuất, giảm công lao động để lao động có thời gian làm việc khác, làm cho đất bằng dễ canh tác…nhiều hộ có xu hướng thuê nhiều hơn. Qua khảo sát trước dồn điền đổi thửa có tới 35 hộ thuê dịch vụ làm đất thì sau dồn điền đổi thửa có 46 hộ phải thuê dịch vụ này. Chi phí trung bình thuê làm đất của các hộ trước chuyển đổi khoảng 30 nghìn đồng/sào, sau chuyển đổi là 50,4 nghìn đồng/sào.

+ Gieo trồng, chăm sóc:

Trước dồn điền đổi thửa việc gieo cấy cũng như chăm sóc gặp rất nhiều bất tiện. Hầu hết các hộ đều phải sản xuất trên nhiều thửa ruộng manh mún, phân tán trên rất nhiều xứ đồng vì thế mà việc di chuyển giữa các thửa ruộng tốn rất nhiều thời gian và công sức. Sau dồn điền đổi thửa ruộng đất các hộ tập trung hơn làm giảm rất nhiều công đi lại thăm đồng, chăm sóc cây trồng. Chính đỡ công đi lại nên các hộ chú ý tốt hơn tới sự phát triển cây trồng, phát hiện và phòng ngừa kịp thời các loại sâu bệnh cũng như các yếu tố làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng. Sau dồn điền đổi thửa việc gieo trồng thuận tiện nên mức độ thuê mướn hay đổi công cho nhau giữa các hộ tăng lên. Trước chuyển đổi chi phí cho khâu này vào khoảng 156 nghìn đồng/sào thì sau chuyển đổi là 216 nghìn đồng/sào.

+ Thu hoạch, vận chuyển:

Trước dồn điền đổi thửa giao thông thuỷ lợi khó khăn, vận chuyển vật tư phân bón cũng như sản phẩm thu hoạch là mất rất nhiều thời gian và công sức của các hộ. Nhiều hộ sản xuất có khoảng cách từ đường giao thông nội đồng vào ruộng là rất xa nên mỗi khi thu hoạch rất vất vả. Việc dồn điền đổi thửa cùng

59

với việc quy hoạch hệ thống giao thông nội đồng tạo điều kiện giải phóng sức lao động, giảm thời gian vận chuyển, các hộ có điều kiện thuê xe chở vào tận ruộng. Chính vì thế chi phí dịch vụ vận chuyển tăng lên đáng kể.

Việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất cũng như ruộng đất được quy hoạch tập trung và hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng thuận tiện sau khi dồn điền đổi thửa đã giúp các hộ giảm công lao động là khá lớn đặc biệt là với các hộ

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 59 - 84)