Đánh giá chung

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 67 - 84)

5. Cấu trúc của khóa luận

2.5. Đánh giá chung

Dồn điền đổi thửa là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp có sức cạnh tranh, giúp người sản xuất khai thác, sử dụng đất hiệu quả, tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi; bố trí cơ cấu sản xuất có hiệu quả, mang lại thu nhập cao.

Thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa trên phạm vị toàn huyện, phong trào dồn điền đổi thửa ở xã được tiến hành sau khi sản xuất vụ sản xuất năm 2010 kết thúc. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Xã Tân Dân là một trong những xã thực hiện phong trào dồn điền đổi thửa đầu tiên trong toàn huyện. Phần lớn diện tích đất trồng cây hằng năm ở xã là đất chuyên lúa với các giống lúa Khang dân, IRR 1820, các giống lúa nếp, lúa tạp giao, lúa cao sản…và một phần diện tích trồng các loại rau màu nhưng không nhiều. Địa hình nội đồng có nhiều vùng đất trũng, có nơi do di chứng chiến tranh để lại vẫn còn rất nhiều ao hồ khá sâu mà nguời dân chưa thể cải tạo để đưa vào sử dụng được. Địa hình như vậy chỉ thích hợp với trồng lúa và canh tác nuôi trồng thủy sản, chăn thả.

Với diện tích được giao không nhiều, các thửa ruộng lại bị phân tán ở rất nhiều xứ đồng thì người dân rất ủng hộ chủ trương dồn điền đổi thửa nhằm tạo điều kiện canh tác thuận tiện hơn, bớt thời gian sản xuất đặc biệt là thời gian chạy đồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vât nuôi hợp lý hơn để nâng cao sản xuất. Một số hộ nông dân trong xã mong muốn sau lần chuyển đổi ruộng đất này sẽ có những mảnh ruộng tập trung để đầu tư ý tưởng biến những thửa ruộng của

60

gia đình mình thành những mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng trang trại quy mô vừa và nhỏ.

Theo tổng hợp kết quả dồn điền đổi thửa thì 2 thôn trong xã đã tiến hành dồn điền đổi thửa với 283 hộ, đạt tỷ lệ 100% số xã viên tiến hành. Kết quả dồn điền đổi thửa đuợc biểu hiện qua tổng số thửa đất, bình quân diện tích trên thửa, bình quân số hộ trên thửa và diện tích nhỏ nhất của thửa ruộng sau khi dồn điền đổi thửa so với trước đây ở các thôn trong xã.

Sau quá trình dồn điền đổi thửa có 10 hộ nhận toàn bộ đất tiêu chuẩn của gia đình mình về một vùng. Hộ có diện tích ít nhất 375m2

, hộ nhiều nhất là 4548m2. Dồn điền đổi thửa đã giúp nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi nội đồng là cơ sở để tăng năng suất và sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi. Kết quả điều tra tại 2 thôn Quán Mỹ và Ninh Cầm cho thấy diện tích đất giao thông thuỷ lợi tăng 2-20%, tỷ lệ đất chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang làm trang trại kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản đạt 32-63%. Đáng chú ý là diện tích đất canh tác sau dồn điền đổi thửa của các loại hộ có sự biến động lớn do nhóm hộ khá đấu thầu, thuê thêm đất công để mở rộng sản xuất. Từ đó, thu nhập của các loại hộ đều tăng nhanh, đặc biệt tại những vùng chuyển đất lúa sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản có thể tăng thu nhập 2-3 lần so với trước khi dồn điền đổi thửa.

Tuy nhiên khi thực hiện DĐ ĐT cần căn cứ vào điều kiện tình hình thực tế tại địa phương, thực trạng sản xuất của hộ, xuất phát từ nhu cầu nguyện vọng của nhân dân thì mới đạt kết quả cao. Khi đánh giá sự hành công hay thất bại của việc DĐ ĐT ở một đia phương thì ý kiến của nhân dân tại địa phương ấy là căn cứ quan trọng nhất đánh giá mức độ phù hợp hay không của nó. Qua tìm hiểu thì đa số số hộ cho rằng DĐĐT đã mang lại sư thuận lợi hơn ở các mặt trong sản xuất. Đặc biệt các hộ đều cho rằng dồn điền đổi thửa đã giúp sản xuất thuận lợi hơn nhiều ở những khâu mà trước đây tốn rất nhiều thời gian lao động chân tay như làm đất, chăm sóc (đặc biệt là làm cỏ, bón phân…) hay thuỷ lợi.

61

Bên cạnh đó thì sau khi dồn điền đổi thửa còn tồn tại nhiều vấn đề gây cản trở sản xuất, ảnh hưởng đến sinh kế của người nông dân. Khi nói về sản xuất sau chuyển đổi một số hộ cho biết gia đình nhận được những lô đất xấu nên khó sản xuất. Điều này đặt ra vấn đề là tiến hành dồn điền đổi thửa phải gắn với công tác cải tạo lại ruộng đồng nhằm hạn chế tối đa mức độ chênh lệch về vị trí, chất lượng đất giữa các thửa ruộng được giao.

Nhu cầu DĐĐT của các hộ nông dân lại không giống nhau, rất đa dạng, không chỉ đơn giản là nhu cầu tăng quy mô mảnh ruộng lên mà nhiều hộ nông dân còn có nhu cầu thông qua DĐĐT để có thể nhận được những mảnh đất phù hợp với mục đích sản xuất của mình, ví dụ như: nuôi cá, trồng cây ăn quả, hộ nghèo thì muốn có nhiều đất vàn cao trồng màu và cấy lúa…lại có hộ thích ruộng gần để tiện chăm sóc, trông coi. Do vậy kết quả DĐĐT đôi lúc, đôi chỗ còn chưa được phù hợp với mong muốn của một bộ phận nông hộ.

62

CHƢƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI

XÃ TÂN DÂN

3.1. Định hƣớng phát trển nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp của xã đến năm 2020

Tân Dân là xã có nhều lợi thế và tiềm năng về đều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện và phù hợp với mục tiêu lâu dài của sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Trên cơ sở đó mục tiêu phát triển của xã như sau:

+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với mở rộng công nghiệp chế biến và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn. Bố trí lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất sản lượng vật nuôi, cây trồng, tăng giá trị thu được trên 01ha canh tác. Tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

+ Đẩy mạnh công tác khuyến nông, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một ha canh tác, mở rộng các mô hình trang trại nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai.

+ Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, hình thành khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư.

Đến năm 2020 sẽ hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển bền vững với các loại nông sản có chất lượng, có khả năng cạnh tranh lớn, thị trường tiêu thụ ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sử dụng đất, đồng thời phát triển công nghiệp - dịch vụ - xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Định hướng sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa của xã Tân Dân dựa trên kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế các loại cây trồng và các kiểu sử dụng đất [12]

63

Bảng 3.1. Bảng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của xã Tân Dân

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 883,89 100 1 Đất nông nghiệp NNP 243,37 27,53 1.1 Đất lúa nước DLN 154,63 17,49

1.2 Đất trồng lúa nương LUN 0,00 0,00

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 42,52 4,81

1.4 Đât trồng cây lâu năm CLN 4,00 0,45

1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00 0,00

1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 0,00

Trong đó: Khu bảo tồn thiên nhiên DBT 0,00 0,00

1.7 Đất rừng sản xuất RSX 0,00 0,00

1.8 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 23,91 2,71

1.9 Đất làm muối LMU 0,00 0,00

1.10 Đất nông nghiệp khác NKH 18,31 2,07

2 Đất phi nông nghiệp PNN 500,20 56,59

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp CTS 3,32 0,38

2.2 Đất quốc phòng CQP 0,00 0,00

2.3 Đất an ninh CAN 6,67 0,75

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 288,85 32,68

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 38,95 4,41 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm

sứ SKX 0,00 0,00

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,00 0,00

2.8 Đất di tích danh thắng DDT 0,00 0,00

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 0,00 0,00

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2,37 0,27

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,50 0,96

64

STT Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

2.13 Đất sông ,suối SON 0,00 0,00

2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 113,92 12,89

2.15 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 0,00

3 Đất chƣa sử dụng DCS 0,00 0,00

4 Đất khu du lịch DDL 0,00 0,00

5 Đất khu dân cƣ nông thôn DNT 140,32 15,88

Trong đó: Đất ở tai nông thôn ONT 140,32 15,88 (Nguồn: Quy hoạch nông thôn mới xã Tân Dân)

Quy hoạch các vùng sản suất nông nghiệp ổn định, hỗ trợ kinh phí cho việc thực hiện dồn điền đổi thửa. Tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh quy mô lớn tạo sản phẩm hàng hoá có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao như vùng sản xuất lúa cao sản, vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày, vùng sản xuất rau an toàn và hoa, vùng nuôi trồng thủy hải sản. Đẩy mạnh và hoàn thành việc dồn điền đổi thửa củng cố năng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ khuyến nông để giúp nông dân có điều kiện trao đổi, học hỏi các kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, xây dựng các vựng chuyên canh tại các thôn sau dồn điền đổi thửa.

Toàn xã gồm 3 vùng sản xuất chính:

Do đặc thù đất sản xuất nông nghiệp không tập trung mà phân tán theo các khu dân cư và một phần lớn đất nông nghiệp chuyển thành dự án khu công nghiệp sạch Minh Trí - Tân Dân nên về cơ bản phân vùng sản xuất của xã Tân Dân được chia thành 3 vùng chính như sau:

- Vùng sản xuất 1 (Quy mô khoảng 183,5 ha):Có địa hình tương đối bằng phẳng và nằm ở phân vùng đất cao ráo của xã, thích hợp cho vùng sản xuất nông nghiệp lúa nước, gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày trồng rau sạch và nuôi trồng thủy sản, trang trại tại khu vực các thôn Tân Ninh, Xuân Long, Xuân Lễ, Xuân Áp tiếp giáp xã Hiền Ninh, Thanh Xuân, đường 35.

65

- Vùng sản xuất 2 (Quy mô khoảng 106,3 ha ): Vùng sản xuất nông nghiệp lúa nước và rau màu có địa hình tương đối thấp, đất đai màu mỡ và bằng phẳng tập trung tại các thôn Ninh Cầm, Quán Mỹ.

- Vùng sản xuất 3(Quy mô khoảng 34,8 ha): Là vùng có địa hình tương đối trũng và thấp thích hợp sản xuất nông nghiệp lúa nước kết hợp nuôi trồng thủy sản tại khu vực các thôn giáp tỉnh Vĩnh Phúc và sông Cà Lồ là thôn Thanh Vân, Môn Tự, Ninh Nội, Điền Quy, Ninh Kiều, An Trung tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, là diện tích ven song Cà Lồ. Ngoài ra phát triển các trang trại chăn nuôi, sản xuất tập trung.

Nông nghiệp: phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái công nghệ cao, sản xuất rau, hoa và hàng hóa cung cấp cho thủ đô Hà Nội và xuất khẩu sang các vùng lân cận[12]

3.2. Một số giải pháp nâng cao hệu quả sử dụng đất nông nghiệp

3.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạnh xây dựng nông nghiệp và nông thôn

Trước khi bắt tay vào xây dựng nông nghiệp và nông thôn, mỗi người dân phải ý thức rõ mô hình nông thôn mới mà mình sẽ chung tay, đồng sức, đồng lòng xây dựng. Để có mô hình nông thôn mới mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề quy hoạch được đặt lên hàng đầu, trở thành tiêu chí đầu tiên. Nếu quy hoạch không đảm bảo có chất lượng và khả thi thì không thể có nông thôn mới. Thực tế quy hoạch xây dựng nông thôn mới hiện nay tại xã Tân Dân đang gặp những khó khăn, vướng mắc. Để việc quy hoạch và phát triển nông nghiệp và nông thôn có chất lượng, hiệu quả, mang tính khả thi, cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau đây: Cấp ủy, chính quyền, địa phương cần nâng cao nhận thức cho mọi người dân về nông thôn mới; công bố các quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch kế hoạch bố trí cây trồng trên đồng ruộng; có biện pháp hỗ trợ cho người nông dân thực hiện đúng theo quy hoạch vùng sản xuất; phát triển có quy hoạch, theo đúng tiêu chuẩn, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng thôn; sắp xếp lại khu dân cư, khu vực sản xuất hàng hóa (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, nguyên liệu…)

66

3.2.2. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai gắn với tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa

Quy hoạch sử dụng đất được coi là giải pháp quan trọng vì trên thực tế hầu hết các địa phương chỉ quy hoạch ngắn hạn. Nhiều địa phương có quy hoạch thì chỉ là sơ bộ thiếu chi tiết, chưa xác định quỹ đất sử dụng cho các mục đich khác nhau, chẳng hạn đất giao thông, xây dựng, thủy lợi nội đồng… Khi tiến hành dồn điền đổi thửa phải tính toán nhu cầu cụ thể sử dụng cho giao thông, thủy lợi, quỹ đất công ich 5%...các địa phương đã chuyển đổi thành công đều phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho dài hạn căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình cũng như quy hoạch chung của Huyện. Đây là cơ sở để tiến hành tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc quy hoạch thì chưa đủ mà cần kết hợp giữa quy hoạch kế hoạch sử dụng đất với việc tổ chức lại sản xuất. Quá trình tổ chức lại sản xuất bao gồm nhiều vấn đề, trong đó tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng là quan trọng nhất, tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Để đạt được mục tiêu công tác quy hoạch này thì phải gắn với việc xây dựng phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, theo đó lập vùng chuyên canh sản xuất tập trung. Qua kinh nghiệm của một số địa phương cho thấy cùng với việc quy hoạch vùng chuyên canh là chuyển đổi ruộng đất, thu hút và tạo điều kiện cho các hộ nông dân có vốn, kỹ thuật và lao động canh tác trong vùng này, nhằm phát huy tối đa tiềm năng đất đai, vốn và những lợi thế về lao động, kỹ thuật của từng hộ. Điều nay rất dễ thấy ở nhiều vùng, trước chuyển đổi những mảnh ruộng xấu sản xuất bấp bênh thì sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa tạo ra những mảnh đất có hiệu quả kinh tế cao như một số vùng chiêm trũng, sau khi dồn đổi ruộng đất nhân dân đã mạnh dạn đầu tư chuyển sang thả cá…cụ thể như:

+ Vùng sản xuất 1: Gồm các thôn Tân Ninh, Xuân Long, Xuân Lễ, Xuân Áp có địa hình tương đối bằng phẳng và nằm ở phân vùng đất cao ráo của xã, thích hợp cho vùng sản xuất nông nghiệp lúa nước, gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày trồng rau sạch,trang trại.

67

+ Vùng sản xuất 2: Gồm các thôn Quán Mỹ và Ninh Cầm có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào thích hợp cho trồng lúa và rau màu.

+ Vùng sản xuất 3: Gồm các thôn Thanh Vân, Môn Tự, Ninh Nội, Điền Quy có địa hình chiêm trũng phù hợp hợp với trồng lúa nước kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó việc quy hoạch sử dụng đất của xã phải gắn với cải tạo các vùng đất có vấn đề, xây dựng lại đồng ruộng, tiến hành kiến thiết lại đồng ruộng

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 67 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)