5. Cấu trúc của khóa luận
2.2.1. Những thuận lợi
Trước khi chuyển đổi ruộng đất nhận thức của người nông dân đối với ruộng đất là cần có ruộng tốt, ruộng xấu, có gần có xa để giảm nhẹ thiên tai, thuận tiện canh tác thủ công, dễ dàng trong việc thừa kế tài sản…từ đó ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán. Song khi có nghị quyết về chuyển đổi ruộng đất, trải qua thời gian tuyên truyền, vận động đặc biệt là khi họ thấy được hiệu quả sau chuyển đổi là rất sát thực với mình nên người nông dân đã dần nhận thức được tầm quan trọng và tính cần thiết phải chuyển đổi ruộng đất để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay của đất nước cũng như từng cá nhân hộ gia đình, từ đó công tác chuyển đổi đã được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
Quá trình dồn điền đổi thửa đã tạo được những thửa đất lớn, tập trung thuận lợi cho tổ chức sản xuất, đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển giao tiến bộ KHKT, ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất, áp dụng giống mới cho năng xuất tăng 10 – 20%, giảm được 20 – 30% chi phí lao động/sào nhờ việc bố trí lao động hợp lý, giảm công đi lai giữa các thửa ruộng.
Gắn liền với công tác chuyển đổi ruộng đất, xã đã triển khai quy hoạch thiết kế lại đồng ruộng tạo điều kiện giao thông thuận tiện, thuỷ lợi được kiên cố hoá đảm bảo tưới tiêu tốt hơn giúp nông dân yên tâm sản xuất, hạn chế nỗi lo ruộng cao thiếu nước ruộng thấp lại hay úng ngập.
Sau chuyển đổi diện tích đất công ích, đất xấu, đất khó giao được bố trí tập trung hơn, thuận lợi cho thiết kế, cho thuê, tổ chức đấu thầu sản xuất kinh doanh.
Dồn điền đổi thửa là dịp để kiểm tra lại quỹ đất, quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Sau khi chuyển đổi về cơ bản ruộng đất mỗi hộ đã được giao tại 1 – 2 vùng, có sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, giá trị thu nhập tăng từ 2 – 3 lần so với trước lúc chưa chuyển đổi, có nhiều hộ sản xuất đạt
30 hiệu quả kinh tế cao trên 50 triệu đồng/ha/năm.
Qua thực tế tại xã có nhiều hộ sau chuyển đổi đã phát triển mạnh chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, nâng hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt.
Một thời gian sản xuất sau khi đã chuyển đổi một số hộ mong muốn tiếp tục mở rộng quy mô đất đai, tập trung ruộng đất, đấu thầu thêm ruộng để phát triển sản xuất.