Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 30 - 84)

5. Cấu trúc của khóa luận

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Tân Dân nằm ở phía Tây huyện Sóc Sơn khá gần với sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm Hà Nội 30km về phía Bắc, cách trung tâm huyện Sóc Sơn 10km. Địa giới hành chính xã được xác định như sau: Phía Bắc giáp xã Minh Trí, phía Đông giáp với xã Hiền Ninh, phía Nam giáp xã Thanh Xuân, phía Tây giáp phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Xã có vị trí địa lý thuận lợi cho sự giao lưu và phát triển kinh tế xã hội, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, có lợi thế rất lớn trong việc tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào phát triển các ngành kinh tế.

2.1.1.2. Diện tích tự nhiên, đặc điểm địa hình

Theo số liệu năm 2013 diện tích tự nhiên của xã là 883,9 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 559,2 ha chiếm 63,3%. Đất phi nông nghiệp: 206,5 ha chiếm 23,3%. Đất chưa sử dụng: 0,9 ha chiếm 0,1%. Đất khu dân cư nông thôn: 118,2 ha chiếm 13,4%

Xã Tân Dân thuộc vùng đồng bằng của huyện Sóc Sơn, nằm dọc sông Cà Lồ, địa hình tương đối bằng phẳng, song cũng có những vùng địa hình cao thấp khác nhau do đặc thù vị trí nằm ven sông Cà Lồ, gồm 3 dạng địa hình chính: phần đất cao, phần đất giữa, phần đất chính.

Nhìn chung địa hình xã Tân Dân khá bằng phẳng, thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước, các ngành kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội.

23

2.1.1.3. Nguồn nhân lực

Xã Tân Dân là một xã đông dân và có một bộ phận khá lớn lao động nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp khoảng 560 ha. Trong những năm gần đây thì vấn đề đào tạo dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp là công việc quan trọng, cần thiết đối với địa phương.

Bảng 2.1. Biến động dân số, lao động theo cơ cấu ngành

TT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%) Số lƣợng cấu (%) Số lƣợng cấu (%) Số lƣợng cấu (%) 2012/ 2011 (+-) 2013/ 2012 (+-) I Số nhân khẩu Người 10671 10895 11097 II Số hộ gia đình Hộ 2843 100 2903 100 2952 100 + 2,1 + 1,6 1 Nông nghiệp Hộ 1422 50,0 1431 49,3 1330 45,1 + 0,6 -7 2 CN-TTCN- XD Hộ 974 34,3 1012 34,9 1036 35,1 + 3,9 + 2,4 3 Dịch vụ, TM Hộ 447 15,7 460 15,8 586 19,8 + 2,9 +27,4 III LĐ trong độ tuổi Người 6485 100 6685 100 6760 100 + 3,1 + 1,1 1 NN Người 3271 50,4 3095 46,3 2524 37,3 -5,3 -18,4 2 CN-TTCN- XD Người 2338 36,1 2416 36,1 2897 42,8 + 3,3 + 19,9 3 Dịch vụ, TM Người 877 13,5 1174 17,6 1339 19,8 + 33,8 + 14,1 IV Tỷ lệ LĐ thiếu việc % 10,0 8,7 7,3

(Nguồn: Phòng thống kê xã Tân Dân)

Toàn xã hiện nay lực lượng lao động có khoảng 7.625 người chiếm 46,9% dân số. Lao động địa phương có trình độ văn hóa và chuyên môn chưa cao. Cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 42%; Lao động công

24

nghiệp-xây dựng khoảng 39%; Lao động thương mại dịch vụ khoảng 19% chưa tạo ra động lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh kinh tế xã hội trên địa bàn. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 24,3%. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm là 7,3%.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 2013 giá trị sản xuất đạt 194,3 tỷ đồng trong đó: Nông nghiệp đạt 66,6 tỷ đồng, CN - XD đạt 70,2 tỷ đồng, Thương mại - Dịch vụ đạt 57,4 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế năm 2013: Nông nghiệp 42,3%; CN - XD 36,13%; Thương mại - Dịch vụ 21,57%. Nông nghiệp hiện tại vẫn là ngành có tỷ trọng lớn so với tỷ trọng ngành nông nghiệp của huyện và vẫn còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nguồn thu của nhân dân trong xã.

b. Ngành nông nghiệp

Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và tài sản năm 2013, số hộ và lao động nông nghiệp trên địa bàn xã vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn so với các ngành khác. Trong xã hiện tại số hộ nông nghiệp vẫn còn 1876 hộ, chiếm 56% tổng số hộ và số lao động là 4.671 người, chiếm 54,43% tổng số lao động toàn xã. Đa số các hộ gia đình vẫn coi sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất không thể thiếu được, mặc dù thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không cao, chỉ chiếm 29,06% trong cơ cấu thu nhập của hộ. Nhiều hộ gia đình đã chuyển sang làm các ngành nghề khác, nhưng họ vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp.

Ngành trồng trọt ở Tân Dân rất đơn điệu, chủ yếu là trồng lúa, ngô và một số cây trồng khác. Năm 2013 diện tích trồng lúa là 462 ha, sản lượng lúa đạt 2.094,5 tấn. Các loại cây trồng khác như: Ngô, rau, màu, cây ăn quả ….chỉ được trồng với tính chất không ổn định và phân tán, sản lượng các loại cây này cũng chưa nhiều, tỷ lệ sản phẩm nông sản hàng hóa thấp. Sản phẩm ngành chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi lợn, bò và gà.

c. Công nghiệp – Xây dựng

Ngành công nghiệp và xây dựng ở Tân Dân tuy phát triển và chiếm tỷ trọng lớn về số hộ, lao động và nguồn thu nhập, nhưng vẫn ở dạng sản xuất quy

25

mô nhỏ mang tính gia đình. Các ngành sản xuất gồm: Xây dựng, đan lát, cọc móng, mộc nề, hàn xì, may mặc, làm bún, xay xát, chế biến nông sản thực phẩm... Ngành công nghiệp và xây dựng của xã thu hút lực lượng lao động chưa nhiều.

Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và tài sản năm 2013, số hộ Công nghiệp - Xây dựng trên địa bàn xã là 1145,9 hộ chiếm 34,26% tổng số hộ và số lao động là 2.748 người, chiếm 36,05% tổng số lao động toàn xã.

d. Thương mại - dịch vụ - du lịch

Thương mại, dịch vụ phát triển rất chậm, các hoạt động thương mại ở chủ yếu tại chợ cầu Xây, chợ cóc gần trung tâm xã, tại các gia đình nằm ở ven đường, các chợ vùng lân cận.

Bảng 2.2. Hiện trạng và cơ cấu kinh tế xã Tân Dân

TT Hạng mục ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%) 2012/ 2011 (+-) 2013 2012 (+-) I Tổng doanh thu Tr.đ 194272 222216 249972 + 14,3 + 12,4 1 Nông nghiệp Tr.đ 66659 69508 72363 + 4,2 + 4,1 2 CN-XD Tr.đ 70184 82367 94572 + 17,3 + 14,8 3 TM-DV Tr.đ 57429 70341 83037 + 22,4 + 18,0

II Cơ cấu tổng doanh

thu % 100 100 100 1 NN % 34.31 31,28 28,94 2 CN-XD % 36.13 37,06 37,83 3 TM-DV % 29.56 31,66 33,23 III Tổng thu nhập Tr.đ 109916 125927 141967 + 14,5 + 12,7 1 NN Tr.đ 35242 36792 38359 + 4,3 + 4,2 2 CN-XD Tr.đ 39880 47165 54490 + 18,2 + 15,5 3 TM-DV Tr.đ 37494 41970 49118 + 11,9 + 17,0 Thu nhập bình quân Tr.đ 10,30 11,55 12,79 + 12,1 + 10,7

26

Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và tài sản năm 2013, số hộ Thương mại - Dịch vụ trên địa bàn xã là 526 hộ, chiếm 15,72% tổng số hộ và số lao động là 1.030 người, chiếm 13,52% tổng số lao động toàn xã.

e. Thu nhập đời sống và tỷ lệ hộ nghèo

Tính theo giá hiện hành, giá trị thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 10,30 triệu đồng bằng trên 83,0 % bình quân thu nhập của cư dân nông thôn toàn Thành phố. Do kinh tế phát triển chậm nên số hộ nghèo ở Tân Dân vẫn còn cao. Năm 2013, theo chuẩn nghèo mới, toàn xã có 243 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 8,17%.

f. Cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động: Lực lượng lao động đang tham gia các hoạt động kinh tế có 6.485 người, trong đó: Lao động nông nghiệp có 3.271 người, chiếm 52,43%; CN - TTCN có 2.338 người, chiếm 36,05%; Thương mại, dịch vụ, du lịch có 877 người, chiếm 13,52%.

Lao động ở Tân Dân có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn chưa cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 24,3 %, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và của các ngành công nghiệp - xây dựng và kinh doanh thương mại trong điều kiện hiện nay.

2.1.3. Tình hình phân bố và sử dụng đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, xã Tân Dân có tổng diện tích đất tự nhiên là 883,89 ha với 13.488 nhân khẩu. Bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người là 0,065 ha.

Đại đa số đất được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp, trong đó: Diện tích đất được sử dụng cho mục đích nông nghiệp là: 559,24 ha chiếm 63,3% so với diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp 206,51 ha chiếm 23,4% quỹ đất, diện tích đất chưa đưa vào sử dụng chiếm tỷ lệ ít với 0,9 ha chiếm 0,01% tổng quỹ đất, và đất khu dân cư nông thôn 118,14 ha chiếm 13,4%.

27

Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Tân Dân

Loại đất

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

2012/ 2011 (+-) 2013/ 2012 (+-) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Tổng diện tích đất TN 883,9 100 883,9 100 883,9 100 I. Đất nông nghiệp 559,2 63,2 546,3 63,1 524,6 62,1 - 2,3 - 3,9 1. Đất SXNN 535,3 95,7 512,1 92,0 498,4 90,3 - 4,3 - 2,05 2. Đất NTTS 23,9 4,2 24,8 4,27 26,2 4,27 + 3,7 + 5,6

II. Đất phi nông

nghiệp 206,5 23,3 218,5 33,1 240,2 33,0 5,8 9,9 1. Đất sản xuất KD 48,23 23,1 49,83 23,8 56,4 23,5 + 3,3 + 13,2 2. Đất chuyên dùng 37,6 18,3 37,6 17,3 44,8 18,7 0,0 + 19,1 3. Đất tôn giáo 2,37 1,5 2,37 1,6 3,8 1,6 0,0 + 60,3 4. Đất nghĩa trang 8,5 4,05 8,5 4,05 9,6 4,0 0,0 + 12,9 5. Đất phát triển hạ tầng 109,8 53,2 120,2 55,2 125,6 52,3 + 9,5 + 4,5 III. Đất chưa sử dụng 0,9 0,2 0,99 0,2 0,99 0,2 100 100

IV. Đất khu dân cư

nông thôn 118,1 13,3 118,1 13,4 118,1 13,3

(Nguồn: Văn phòng địa chính xã Tân Dân)

Qua khảo sát diện tích đất tự nhiên của xã Tân Dân là 883,89ha. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm lớn nhất với trên 63% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là trồng cây hằng năm mà cây lúa nước là chính, ngoài ra một phần nhỏ diện tích nhân dân trồng thêm hoa màu và phần diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp qua 3 năm có

28

xu hướng giảm nhẹ do quá trình đô thị hoá nhanh chóng trên địa bàn, một phần diện tích bị nhà nước thu hồi đền bù để xây dựng các công trình sản xuất, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (năm 2013 đã giảm tới 26 ha so với năm 2010), diện tích đất lúa là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đô thị hoá cũng như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, diện tích đất lúa liên tục giảm 3 năm nay với mức bình quân là 3,31%. Đất rau màu có sự tăng nhưng không đáng kể. Đáng chú ý là diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản đang tăng lên nhanh chóng. Năm 2011 diện tích nuôi trồng thuỷ sản có 23,9 ha thì đến 2013 tăng lên 26,2 ha và đang có xu hướng tăng nhanh trong thời gian tới. Đây là tín hiệu tốt đối với việc nâng cao mức thu nhập cho người nông dân theo hướng tăng tỷ trọng hàng hoá. Qua khảo sát thì đất quy hoạch cho giao thông thuỷ lợi cũng chiếm tỷ lệ cao với gần 10% diện tích đất tự nhiên. Đây cũng là điều dễ hiểu vì đồng ruộng sản xuất nông nghiệp ở đây khá phức tạp, tưới tiêu chủ yếu phải lấy từ các hồ đập ở nhiều địa phương khác.

Bảng 2.4. Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp xã Tân Dân

STT Loại Đất Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất trồng cây hàng năm CHN 506 98,6 1.1 Đất lúa LUA 460 90,9 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 39 7,7

2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7 1,4

3 Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp

SXN 513 100

(Nguồn: Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tân Dân)

Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Theo số liệu thống kê đất đai 2013 thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn xã có 513 ha chiếm tới 63,7% nhóm đất nông nghiệp, điều đó cho thấy nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu và đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã

29

2.2. Các nhân tố tác động đến quá trình dồn điền đổi thửa

2.2.1. Những thuận lợi

Trước khi chuyển đổi ruộng đất nhận thức của người nông dân đối với ruộng đất là cần có ruộng tốt, ruộng xấu, có gần có xa để giảm nhẹ thiên tai, thuận tiện canh tác thủ công, dễ dàng trong việc thừa kế tài sản…từ đó ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán. Song khi có nghị quyết về chuyển đổi ruộng đất, trải qua thời gian tuyên truyền, vận động đặc biệt là khi họ thấy được hiệu quả sau chuyển đổi là rất sát thực với mình nên người nông dân đã dần nhận thức được tầm quan trọng và tính cần thiết phải chuyển đổi ruộng đất để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay của đất nước cũng như từng cá nhân hộ gia đình, từ đó công tác chuyển đổi đã được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

Quá trình dồn điền đổi thửa đã tạo được những thửa đất lớn, tập trung thuận lợi cho tổ chức sản xuất, đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển giao tiến bộ KHKT, ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất, áp dụng giống mới cho năng xuất tăng 10 – 20%, giảm được 20 – 30% chi phí lao động/sào nhờ việc bố trí lao động hợp lý, giảm công đi lai giữa các thửa ruộng.

Gắn liền với công tác chuyển đổi ruộng đất, xã đã triển khai quy hoạch thiết kế lại đồng ruộng tạo điều kiện giao thông thuận tiện, thuỷ lợi được kiên cố hoá đảm bảo tưới tiêu tốt hơn giúp nông dân yên tâm sản xuất, hạn chế nỗi lo ruộng cao thiếu nước ruộng thấp lại hay úng ngập.

Sau chuyển đổi diện tích đất công ích, đất xấu, đất khó giao được bố trí tập trung hơn, thuận lợi cho thiết kế, cho thuê, tổ chức đấu thầu sản xuất kinh doanh.

Dồn điền đổi thửa là dịp để kiểm tra lại quỹ đất, quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Sau khi chuyển đổi về cơ bản ruộng đất mỗi hộ đã được giao tại 1 – 2 vùng, có sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, giá trị thu nhập tăng từ 2 – 3 lần so với trước lúc chưa chuyển đổi, có nhiều hộ sản xuất đạt

30 hiệu quả kinh tế cao trên 50 triệu đồng/ha/năm.

Qua thực tế tại xã có nhiều hộ sau chuyển đổi đã phát triển mạnh chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, nâng hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt.

Một thời gian sản xuất sau khi đã chuyển đổi một số hộ mong muốn tiếp tục mở rộng quy mô đất đai, tập trung ruộng đất, đấu thầu thêm ruộng để phát triển sản xuất.

2.2.2. Những khó khăn, tồn tại

- Một số khó khăn tồn tại:

+ Ruộng đất giao cho các xóm còn trên nhiều vùng (bình quân 10 – 12 vùng); ruộng giao cho các hộ còn manh mún, phân tán trên nhiều xứ đồng. Số thửa có diện tích dưới 500m2 còn nhiều, bình quân số thửa/hộ còn cao, một số hộ đang còn 7 – 8 thửa. Do đó đã hạn chế phần nào việc đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chưa phát triển, áp dụng các tiến bộ KHKT vào xản xuất còn hạn chế; hiệu quả kinh tế/1 đơn vị diện tích đất canh tác còn thấp, hệ số sử dụng đất thấp, hiệu quả sản xuất khiêm

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 30 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)