Thay đổi cơ cấu cây trồng, mô hình sản xuất phù hợp

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 75 - 76)

5. Cấu trúc của khóa luận

3.2.3.Thay đổi cơ cấu cây trồng, mô hình sản xuất phù hợp

Việc thay đổi cơ cấu cây trồng và mô hình sản xuất phù hợp sẽ làm nâng cao thu nhập cho người dân. Tập trung đầu tư phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trong xây dựng nông thôn mới thông qua các công việc như: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người dân, hỗ trợ vốn phát triển và nhân rộng mô hình sản xuất. Tích cực thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn của xã, phát triển các hình thức tổ chức sẵn có, như: hợp tác xã, tổ hợp tác để hướng dẫn nông dân tiếp cận, gia nhập thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt đối với các mặt hàng có lợi thế. Thay đổi cơ cấu cây trồng bằng cách chuyển cấy lúa sang trồng rau sạch tại thôn Quán Mỹ và Ninh Cầm, là 2 thôn có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ và sau khi tiến hành dồn điền đổi thửa đã khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún. Điều đó rất thuận lợi để mô hình trồng rau sạch phát triển trên địa bàn xã.

Chuyển một phần đất sản xuất nông nghiệp lúa nước ở các thôn Tân Ninh, Xuân Long, Xuân Lễ sang phát triển mô hình trang trại nuôi lợn, gà, bò… do các thôn này có địa hình bằng phẳng và nằm ở phân vùng đất cao ráo của xã lên nếu trồng lúa nước thì sẽ gặp khó khăn trong việc tưới tiêu.

Chuyển một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp lúa nước ở các thôn Thanh Vân, Môn Tự, Điền Quy sang nuôi trồng thủy sản. Do địa hình của những

68

thôn này là đồng chiêm trũng nên khi mùa mưa lũ đến sẽ bị ngập úng ảnh hưởng đến năng suất cây lúa.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 75 - 76)