Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 78 - 84)

5. Cấu trúc của khóa luận

3.2.7.Một số giải pháp khác

a. Đối với Nhà nước

- Hoàn thiện chính sách đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng; khuyến khích nông dân tích tụ và tập trung ruộng đất, đặc biệt quan tâm đến hạn điền và thời gian sử dụng, tạo điều kiện hỗ trợ cho dồn điền đổi thửa ở các địa phương.

- Hoàn thiện các chính sách về vốn, lao động, xây dựng CSHT…hõ trợ cho phát triển nông nghiệp nông thôn có hiệu quả sau dồn điền đổi thửa.

- Hạn chế tối đa những can thiệp hành chính, mệnh lệnh; Nhưng chỉ nên giữ vai trò điều chỉnh, định hướng, hỗ trợ.

- Quản lý giám sát hoạt động dồn điền đổi thửa ở các địa phương, khắc phục hạn chế những khó khăn, khuyết điểm trong quá trình thực hiện; làm tố công tác tư tưởng, tạo dựng lòng tin ở nhân dân.

b. Đối với địa phương

- Cấp uỷ Đảng, chính quyền xã cần có sự phối hợp chặt chẽ, có hệ thống trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho các hộ tích tụ và tập trung đất sản xuất.

- Bên cạnh việc dồn điền đổi thửa cần thường xuyên cải tạo đồng ruộng, hạn chế tình trạng không đồng đều giữa các thửa ruộng, các vùng, đảm bảo chất lượng, sự bền vững, ổn định trong sản xuất nông nghiệp ở xã.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ, tập trung ruộng đất ở các hộ; khuyến khích các hộ sản xuất không hiệu quả chuyển nhượng lại đất cho các hộ sản xuất có nhu cầu tích tụ, khắc phục tình trạng ruộng đất còn manh mún, phân tán sau dồn điền đổi thửa như hiện nay nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất, tăng thu nhập cho người nông dân trên địa bàn xã.

71

thiết lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng tạo thuận lợi cho sản xuất.

- Có chính sách đào tạo nghề, mở rộng phát triển ngành nghề tại xã, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý.

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, tư vấn cho các hộ nông dân trên địa bàn về kỹ thuật sản xuất; mở các lớp tập huấn theo, xây dựng các mô hình trình diễn có chất lượng, tổ chức tham quan mô hình sản xuất giỏi nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất cho các hộ nông dân, giúp các hộ nâng cao năng suất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, tăng thu nhập.

- Hỗ trợ các hộ nông dân về vốn, KHKT; nâng cao kỹ năng sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn tạo điều kiện cho các hộ xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nông dân.

- Quy hoạch tập trung đất công ích, tiến hành tổ chức đấu thầu cho các hộ nông dân có khả năng và nguyện vọng mở rộng sản xuất, xây dựng mô hình sản xuất với thời gian dài (nên trên 30 năm) như: mô hình sản xuất rau sạch ở thôn Quán Mỹ và thôn Ninh Cầm; mô hình trang trại nuôi lợn, gà, bò…ở các thôn Xuân Long, Xuân Lễ, Tân Ninh.

c. Đối với hộ nông dân

Cần nghiêm túc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng đã đề ra, tham gia đầy đủ các cuộc họp dân do thôn tổ chức để hiểu rõ về công tác chuyển đổi, lắng nghe phương án chuyển đổi và các bước tiến hành để đề xuất ý tưởng của mình vào phương án chuyển đổi, đồng thời cùng nhau đóng góp nguồn kinh phí cũng như nhân lực để thực hiện công tác DĐĐT vì đây là quyền lợi sát thực của mình có vậy công cuộc DĐĐT mới đạt được kết quả như mong muốn.

Các hộ nông dân cần tiếp thu KHKT tiến bộ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, nâng cao nhận thức về sản xuất hàng hoá, kiến thức về thị trường; tiến hành trao đổi ruộng đất một cách có hiệu quả.

- Các hộ nông dân nên có sự thoả thuận ổn định (có thể hợp đồng) với các chủ máy móc, dịch vụ làm thuê để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt hơn, đặc biệt là trong các khâu làm đất, thu hoạch.

72

nghiệm trong sản xuất; tham gia các khoá tập huấn, hội nghị, hội thảo tại địa phương.

- Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng đất, bảo đảm môi trường nông thôn bền vững, giảm hoá chất độc hại trong sản xuất.

- Sau dồn điền đổi thửa các hộ nghiên cứu tìm hiểu, áp dụng những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, ổn định, phù hợp cới điều kiện của gia đình.

73

KẾT LUẬN

Đất sản xuất nông nghiệp luôn là vấn đề mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, xây dựng đất nước qua các thời kỳ. Trong những năm qua đặc biệt là từ sau đổi mới, chính sách đất sản xuất nông nghiệp luôn được bổ sung, điều chỉnh theo hướng phù hợp với đièu kiện cụ thể, phục vụ phát triển nền nông nghiệp hiệu quả bền vững. Việc giao ruộng theo Nghị định 64/NĐ – CP của Chính phủ đảm bảo tính công bằng và ổn định nhưng đã gây ra tình trạng manh mún về diện tích, ô thửa là cản trở lớn trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn, làm giảm hiệu quả sản xuất do khó khăn trong cơ giới hoá sản xuất, áp dụng KHKT tiến bộ, bố trí cơ cấu mùa vụ…Vì thế dồn điền đổi thửa là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm giải quyết tình trạng manh mún đất đai, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Sau quá trình thực tập cũng như điều tra, nghiên cứu quá trình thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa trên địa bàn xã Tân Dân tôi đã rút ra được một số kết luận sau:

1. Là một xã thuần nông sau khi thực hiện giao đất lâu dài cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp theo nghị định 64 CP từ năm 1998 đến nay nhân dân xã Tân Dân đã tập trung vào sản xuất, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp hiện nay còn bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế, sản xuất nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch. Ruộng đất còn manh mún, chưa có vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, Hệ thống hạ tầng trong nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện…chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Điều này dẫn đến năng suất và hiệu quả chưa cao, mà nguyên nhân chính là cho chưa được dồn điền đổi thửa. Cùng với chương trình nông thôn mới trên địa bàn, ngay sau khi nhận được kế hoạch chỉ đạo, lãnh đạo UBND và người dân xã Tân Dân đã bắt tay ngay vào thực hiện với công tác đầu tiên là chuyển đổi ruộng đất, và trong tổng số 12 thôn vào năm 2012 xã đã tiến hành thực hiện DĐĐT cho 2 thôn, cho tới nay cả 2 thôn này đã hoàn thành theo đúng kế hoạch với kết quả cụ thể đạt được như sau: Kết quả chuyển đổi đã làm giảm mạnh số thửa tại 2 thôn, theo đó đã giảm được 724 thửa đã làm giảm đi diện tích manh mún và tạo ra những ô thửa có diện tích lớn hơn, nếu như trước DĐĐT diện tích thửa lớn nhất là 1260 m2 thì sau DĐĐT diện tích

74

ô mảnh lớn nhất là 4548 m2 và bình quân số thửa/ hộ giảm 2,645 thửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trong đầu tư thâm canh sản xuất.

2. Dồn điền đổi thửa tạo ra những ô thửa lớn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên đồng ruộng, đồng thời đẩy nhanh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Trên cơ sở thực hiện thành công việc chuyển đổi ruộng đất tại 2 thôn đã rút ra được những bài học kinh nghiệm và một số giải pháp để làm kinh nghiệm cho việc thực hiện DĐĐT tại các thôn còn lại để UBND xã Tân Dân hoàn thành nhiệm vụ cho đến hết năm 2015 hoàn thành công cuộc chuyển đổi ruộng đất trên toàn địa bàn.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.PTS Phạm Thị Mỹ Dung. Giáo trình Phân tích kinh tế nông nghiệp. Trang 144. NXB Nông nghiệp.

2. Đào Thế Anh (2004), “Nghiên cứu thực tiễn dồn điền đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng Bằng Sông HồngBáo cáo - Viện KHKTNN Việt Nam (VASI)

3. Báo cáo sơ kết công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Tân Dân

4. Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tân Dân huyện Sóc Sơn TP, Hà Nội giai đoạn 2011-2020,

5. Đề án thực hiện dồn điền đổi thửa xã Tân Dân năm 2012,

6. Kế hoạch số 85/KH-UBND, Về thực hiện dồn điền đổi thửa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã năm 2012-2013, UBND Huyện Sóc Sơn,

7. Marsh MauAulay và Phạm Văn Hùng (2007), Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lamb Printers Pty Ltd, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế của Ôx- trây- lia,

8. Nghị quyết số 14- NQ/HU ngày 7/6/2012, Về việc thực hiện dồn điền đổi thửa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Sóc Sơn năm 2012-2013, Của Ban thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn (khóa XX),

9. Quyết định số 223/ KH- UBND, Về kế hoạch thực hiện dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Tân Dân năm 2012-2013, UBND xã Tân Dân,

10.Dương Kim Sơn (2010), Nghiên cứu tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội,

11.Nguyễn Đình Thành (1994). Cải cách ruộng đất Nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.

12.Hà Thị Quỳnh Trang (2008). Tìm hiểu về tình hình thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tại Huyện Phúc Thọ, Tỉnh Hà Tây, Khóa luận tốt nghiệp Đại Học, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.

76

13.PGS.PTS Phạm Thị Mỹ Dung. Giáo trình Phân tích kinh tế nông nghiệp NXB Nông Nghiệp.

14.Đặng Văn Tiến. Bài giảng Kinh tế hộ nông dân NXB Nông Nghiệp

15.Lê Trí Nhượng. Luận án thạc sỹ 2002. Đánh giá thực trạng chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế nông hộ ở huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 78 - 84)