Thay đổi cơ cấu mùa vụ theo hướng hiệu quả hơn

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 48 - 50)

5. Cấu trúc của khóa luận

2.4.3. Thay đổi cơ cấu mùa vụ theo hướng hiệu quả hơn

Qua thu thập số liệu về mùa vụ của các nông hộ trước chuyển đổi và sau chuyển đổi cho thấy số hộ chú ý đến việc bố trí cơ cấu diện tích, thâm canh tăng vụ trước dồn điền đổi thửa là 24 hộ (chiếm 32%) và sau dồn điền đổi thửa là 57 (chiếm 76%). Tìm hiểu nguyên nhân người dân cho biết trước chuyển đổi diện tích thửa nhỏ không tiện thuê máy móc nên việc cải tạo đất, thu hoạch khó khăn. Trước đây sản xuất không chủ động về thuỷ lợi, khi lấy nước mất rất nhiều thời gian, phải đào các mương nhỏ dẫn nước từ ngoài vào, thậm chí có một số hộ phải dẫn nước xa từ 100 – 200 m mới vào được tới ruộng nhà mình mà vẫn không hiệu quả. Do đó muốn đầu tư các giống năng suất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thay đổi cơ cấu mùa vụ gặp rất nhiều khó khăn. Thường thì chỉ những hộ có nhiều nhân lực mới nghĩ đến thay đổi cơ cấu mùa vụ cũng như diện tích gieo trồng. Vụ Đông Xuân sản xuất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, canh tác dễ dàng hơn, do đó diện tích sản xuất vụ này nhiều hơn vụ Hè Thu. Trong vụ Đông Xuân thì các giống lúa xuân trung chiếm số diện tích lớn nhất ở các hộ. Tuy nhiên qua thu thập thông tin

41

tôi thấy, chỉ có nhóm hộ trung bình là diện tích sản xuất lúa tăng lên ở cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, còn các hộ khác thì diện tích lúa đang có xu hướng giảm. Hầu hết các hộ đều cho rằng sản xuất lúa không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế xu hướng các hộ trong xã có xu hướng chuyển một phần diện tích đất sản xuất lúa trước đây sang nuôi trồng các loại cây con có hiệu quả kinh tế cao hơn. Có thể thấy qua bảng 2.10 trước dồn điền đổi thửa chưa có hộ nào nuôi cá vịt thì sau dồn điền đổi thửa, các hộ đã chuyển diện tích sang nuôi cá, vịt cho thu nhập kinh tế cao. Tình hình diện tích sản xuất nông nghiệp chủ yếu của các nhóm hộ điều tra được thể hiện qua bảng 2.10.

Bảng 2.10. Cơ cấu diện tích nuôi trồng của các nhóm hộ

Cơ cấu

Nhóm hộ

Khá Trung bình Nghèo

Trƣớc Sau Trƣớc Sau Trƣớc Sau

Diện tích

Đông – Xuân 3,38 2,72 5,23 6,78 6,54 5,42

- Lúa xuân sớm 0,95 0,48 1,28 1,42 1,6 1,14

- Lúa xuân trung 2,02 2,04 3,39 4,74 4,25 3,8

- Lúa xuân muộn 0,41 0,2 0,56 0,62 0,69 0,48

Hè – Thu 3,18 2,5 5,01 6,68 6,35 5,36

- Hè thu – lúa lai 0,63 1,75 1,503 5,34 1,58 3,48 - Hè thu – lúa khác 2,55 0,75 3,507 1,34 4,77 1,88

Cá - 0,45 - 2,96 - 1,36

Vịt - 0,1 - 0,178 - 0,3

(Nguồn: Thu thập thông tin từ hộ nông dân)

Trước đây người dân chủ yếu sản xuất lúa 2 vụ là Đông xuân và Hè thu với các giống lúa cho năng suất tương đối thấp thì nay nhiều hộ đã xây dựng được những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao; bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý. Ngoài sản xuất 2 vụ chính thì các hộ đã tiến hành cải tạo diện tích đất sản xuất của gia đình để kết hợp nuôi cá, vịt, trồng 1 số loại cây tăng vụ làm tăng thu

42

nhập đáng kể. Dồn điền đổi thửa đã tạo ra những thửa ruộng lớn, đất đai tập trung thuận tiện cho quản lý, sử dụng có hiệu quả, người dân có điều kiện đểáp dụng nhữnghình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 48 - 50)