Những khó khăn, tồn tại

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 38 - 39)

5. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2.Những khó khăn, tồn tại

- Một số khó khăn tồn tại:

+ Ruộng đất giao cho các xóm còn trên nhiều vùng (bình quân 10 – 12 vùng); ruộng giao cho các hộ còn manh mún, phân tán trên nhiều xứ đồng. Số thửa có diện tích dưới 500m2 còn nhiều, bình quân số thửa/hộ còn cao, một số hộ đang còn 7 – 8 thửa. Do đó đã hạn chế phần nào việc đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chưa phát triển, áp dụng các tiến bộ KHKT vào xản xuất còn hạn chế; hiệu quả kinh tế/1 đơn vị diện tích đất canh tác còn thấp, hệ số sử dụng đất thấp, hiệu quả sản xuất khiêm tốn.

+ Hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng tuy đã được củng cố nhưng các tuyến đường, mương nội đồng vẫn chưa đáp ứng được cho việc cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn, ảnh hưởng đến việc đi lại, đặc biệt là đối với các tuyến đường mương đất gây khó khăn đi lại khi thời tiết mưa ngập.

+ Sau khi dồn điền đổi thửa đất sản xuất được tập trung thuận lợi hơn cho cơ giới hoá, song lượng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã còn ít thì chủ máy thường làm nhanh làm ẩu tranh ruộng khi được thuê dẫn tới chất lượng dịch vụ không được đảm bảo.

- Nguyên nhân:

+ Xã Tân Dân do địa hình phức tạp, ruộng đất không được bằng phẳng, chất đất không đồng đều, một số xứ đồng nằm cách xa khu vực dân cư nên tư tưởng của một số người dân ngại chuyển đổi vì sợ nhận ruộng xấu, ruộng xa.

31

hoạch giao thông thuỷ lợi nội đồng song để thực hiện hoàn thiện đòi hỏi tốn kém nhiều kinh phí và sự huy dộng nhiều ngày công lao động của nhân dân. Trong khi nguồn kinh phí của xã không có nhiều mà hỗ trợ của các ban ngành cấp trên còn ít.

+ Việc dồn điền đổi thửa chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu đa dạng hóa và phát triển kinh tế nông nghiệp nông dân- nông thôn. Người dân vẫn còn lúng túng, chưa kịp định hướng được sản xuất của mình sau DĐĐT.

+ Tình trạng quản lý đất đai còn nhiều vấn đề mà chính quyền các cấp thấy cần phải khắc phục.

+ Tình trạng mua bán, chuyển nhượng không đăng ký, khó khăn thiếu quy hoạch giao thông thủy lợi.

+ Vấn đề sau khi DĐĐT xong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn ít, đặc biệt do thói quen cũng như tập quán canh tác của người dân, họ muốn đa dạng hóa các loại giống nhằm giảm thiểu rủi ro nên từ một ô thửa lớn họ lại tự đắp những bờ “con lươn” nhỏ trong ruộng của mình nhằm gieo trồng được các loại giống khác nhau. Điều này làm mất đi tính chất của DĐĐT cũng như khó có thể tiến đến một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa như mong đợi.

+ Một bộ phận cán bộ và nhân dân có tư tưởng bảo thủ, muốn đồng đều phải có tốt, có xấu, có gần, có xa; đặc biệt hiện nay một số cán bộ và nhân dân có vị trí ruộng thuận lợi nên không muốn bị xáo trộn diện tích của hộ gia đình mình. Đối với một số xóm, một số cán bộ thực hiện công tác chuyển đổi sợ va chạm, ngại khó khăn.

+ Một vài đơn vị trong xã thực hiện việc chuyển đổi vẫn không được tốt, kinh phí chi trả không kịp thời để cán bộ và những người làm công tác thiếu nhiệt tình, nhân dân mất lòng tin.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 38 - 39)