Thúc đẩy phân công lại lao động của hộ

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 46 - 48)

5. Cấu trúc của khóa luận

2.4.2. Thúc đẩy phân công lại lao động của hộ

Dồn điền đổi thửa đã tạo nên hiệu ứng tích cực là sắp xếp và phân công lại lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động hoạt động trong các lĩnh vực khác. Sau dồn điền đổi thửa, một số hộ sản xuất nông nghiệp đã nhượng, cho mượn hoặc cho thuê lại một phần diện tích sản xuất của gia đình mình cho những hộ khác khi lao động của họ đã có việc làm ổn định ở nhiều nơi khác. Qua thực tế tại địa phương thì hiện nay lao động trên địa bàn có điều kiện học tập nghề sau khi tốt nghiệp ở các cấp học và có nhu cầu đi lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp là khá lớn. Lao động chủ yếu làm thuê trong các ngành dệt may, giày da, cơ khí chế tạo, sữa chữa máy…Một bộ phận khác đi làm thuê ở các tỉnh trong cả nước mà chủ yếu là ở miền Nam.

39

Sự phân loại lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và lao động thương mại - dịch vụ chỉ có tính chất tương đối theo nguồn gốc thu nhập chính và thời gian tham gia sản xuất. Trên thực tế thì lao động trong các hộ dù đã tham gia vào các ngành nghề khác nhưng vẫn có một số thời gian tham gia sản xuất nông nghiệp. Trước dồn điền đổi thửa, lao động chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp, lao động trong các ngành nghề khác chiếm số lượng rất ít. Song sau khi thực hiên chuyển đổi cho tới nay, cơ cấu lao động đã có sư thay đổi đáng kể theo hướng giảm lao động sản xuất nông nghiệp, tăng lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp. Điều này được giải thích do nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói việc dồn điền đổi thửa đã tạo nên chuyển biến lớn trong chuyển dịch lao động trong các hộ. Nếu như trước đây ruộng đất manh mún, tốn nhiều công lao động, mất nhiều thời gian trong những lúc chính vụ cũng như trong các khâu chăm sóc, bảo vệ nên lao động trong hộ thường được huy động tối đa. Đa số những lao động trẻ muốn thoát ly sản xuất nông nghiệp để tìm hướng đi mới nhưng vì nhiều lý do hạn chế như trình độ tri thức, điều kiện gia đình, chưa có định hướng công việc phù hợp nên họ vẫn gắn bó với sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.9. So sánh cơ cấu lao động các hộ trƣớc và sau dồn điền đổi thửa (Đơn vị:%)

Chỉ tiêu

Nhóm hộ

Khá Trung bình nghèo

Trước Sau T/G Trước Sau T/G Trước Sau T/G

LĐ NN 93,5 37 -21 94,7 61,4 -38 88,46 70 -34

LĐ CN –

TTCN 4,8 18 +15 3,5 22,8 +22 6,9 16,9 +13

LĐ TM - DV 1,7 7 +6 1,8 15,8 +16 4,64 13,1 +11

(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)

Sau chuyển đổi, ruộng đất tập trung người dân có điều kiện áp dụng cơ giới hoá, giảm được rất nhiều sức lao động, giảm công lao động, có thời gian và điều kiện tìm kiếm việc làm khác.

40

Qua thu thập tài liệu cho thấy lao động nông nghiệp giảm nhanh ở các hộ đặc biệt là với mức giảm là 38 lao động ở nhóm hộ trung bình và 34 lao động ở nhóm hộ nghèo. Nếu trước dồn điền đổi thửa tỷ lệ lao động nông nghiệp trong các nhóm hộ điều tra chiếm khoảng 90% lao động thì sau dồn điền đổi thửa cơ cấu lao động trong tất cả các hộ nhóm hộ giảm xuống còn khoảng 60%. Lao động trong hộ chủ yếu chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng, sữa chữa xe máy, cơ khí…Nhóm hộ trung bình có xu hướng chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác là nhiều hơn cả với mức tăng lao động hoạt động trong CN – TTCN và TM – DV lần lượt là 22 và 16 lao động. Trong cơ cấu lao động của hộ, tỷ lệ lao động CN - TTCN tăng lên nhanh nhất, đặc biệt ở nhóm hộ khá. Nguyên nhân chính là do trước dồn điền đổi thửa một số hộ sản xuất nông nghiệp không hiệu quả nên đã chuyển nhượng một phần đất của họ cho các hộ khác, lao động ở các hộ này sau dồn điền đổi thửa đã chuyển sang hoạt động trong các hoạt động kinh tế khác. Như vậy có thể nói dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy sự phân công lao động mạnh hơn ở những hộ có nhiều nhân khẩu hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã tân dân - huyện sóc sơn – t.p hà nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)