Bồi dưõng năng lực tự học sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao (Trang 41 - 62)

Một trong những công cụ không thể thiếu để phục vụ cho tự học là SGK. SGK là tài liệu học tập, tài liệu khoa học, vừa là nguồn cung cấp kiến thức phong phú cho người học, vừa là phương tiện chủ yếu để người dạy tổ chức hoạt động đọc.

SGK chứa đựng những kiến thức khoa học cơ bản và hệ thống nên HS có thể lĩnh hội kiến thức một cách logic, ngắn gọn và khái quát nhất. SGK có một vị trí đáng kể trong việc nắm vững kiến thức nói chung và phát huy tính tính cực hoạt động trí tuệ của HS

Với tư cách là nguồn cung cấp kiến thức cơ bản cho học HS, SGK được sử dụng để tổ chức:

- Lĩnh hội kiến thức mới.

- Ôn tập củng cố kiến thức đã học trên lớp

- Trả lời các câu hỏi và bài tập, qua đó vừa lĩnh hội kiến thức, vừa rèn luyện thao tác tư duy.

SGK là nguồn cung cấp tri thức quan trọng nhất mà đa số HS đều có. Trong quá trình học tập, SGK đối với học sinh là nguồn tư liệu cốt lõi, cơ bản để tra cứu, tìm tòi. Tư liệu tra cứu được từ SGK phải trải quá một chuỗi các thao tác tư duy logic. Do đó, trong quá trình làm việc với SGK học sinh không những nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện các thao tác tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo đọc sách. Đây là hai mặt quan trọng có quan hệ tương hỗ thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình HS độc lập làm việc với SGK.

Dưới sự tổ chức, định hướng của GV có thể cho phép tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK của học sinh theo một phổ rộng: Từ việc nghiên cứu SGK để ghi nhớ tái hiện các sự kiện, tư liệu đến việc nghiên cứu SGK để giải quyết một nhiệm vụ nhận thức sáng tạo.

Bằng các PPDH tích cực, giáo viên sẽ giúp HS giải mã được kiến thức có trong SGK bằng các ngôn ngữ riêng như: Sơ đồ, bảng biểu, đồ thị, thí nghiệm,…do đó HS chủ động lĩnh hội được kiến thức, nhớ lâu hơn, khả năng vận dụng sáng tạo hơn và kích thích được hoạt động học tập tích cực của học sinh, tức là HS vừa nắm vững được kiến thức, vừa nắm vững được phương pháp đi tới kiến thức đó và phát triển tư duy.

Tùy thuộc vào trình độ của HS ở mỗi lớp khác nhau mà GV có thể đặt ra các yêu cầu khác nhau khi đọc. Và cần phải tiến hành rèn luyện phương

pháp tự đọc cho HS một cách thường xuyên để nâng cao chất lượng đọc. Từ đó giúp HS có thể tự đọc hiểu tài liệu bằng cách tự mình đặt ra các câu hỏi và bài tập ngay cả khi không có người đặt ra các câu hỏi và bài tập.

Để học sinh sử dụng tốt SGK và Sách tham khảo cần bồi dưỡng cho HS một số kỹ năng cơ bản sau:

2.3.1.1. Dạy kỹ năng tự đọc SGK dể rút ra được những nội dung cơ bản, tách nội dung chính, bản chất từ tài liệu đọc được

Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong dạy học vì HS không nhất thiết phải nhớ hết thông tin trong SGK, tài liệu tham khảo mà cần phải biết chắt lọc những kiến thức trọng tâm, cơ bản nhất.

Nội dung của biện pháp này là rèn cho HS khi đọc một đoạn bài nào đó các em phải biết tách ra nội dung chính, nghĩa là trả lời được câu hỏi. Đó là:

- Nội dung kiến thức đề cập tới vấn đề gì? đã đề cập tới những khía cạnh nào?

- Trong số các đặc điểm, hiện tượng đã mô tả thì cái gì là cơ bản, quan trọng? Để trả lời được câu hỏi đặt ra, HS phải tự lực diễn đạt được nội dung chính đã đọc được và đặt tên đề mục cho phần, đoạn bài đã đọc. Khi đó HS thực chất đã nắm được kiến thức tức là đã phần nào tự lĩnh hội được kiến thức mới.

* Ví dụ 1:

Khi dạy phần “I. Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp” trong bài “Ancol”, GV có thể yêu cầu HS đọc nội dung phần I rồi ghi những nội dung mà mình cho là cần thiết ra giấy. Sau đó GV phát cho mỗi HS một số câu hỏi và bài tập yêu cầu HS trả lời

Câu 1: Ancol là hợp chất hữu cơ chứa

A. một nhóm OH. C. nhóm OH liên kết với nguyên tử C no.

B. nhiều nhóm OH. D. nhóm OH liên kết với gốc hiđrocacbon no Câu 2: Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là

Câu 3: Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là

A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 4: Số đồng phân ancol bâ ̣c III , ứng với CTPT C6H14O là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 5: Tên thay thế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là:

A. 4-etyl pentan-2-ol. B. 2-etyl butan-3-ol.

C. 3-etyl hexan-5-ol. D. 3-metyl pentan-2-ol.

Sau khi đã đọc SGK và trả lời 5 câu hỏi trên HS đã phần nào tự lĩnh hội được kiến thức mới về định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp của Ancol

* Ví dụ 2:

Khi dạy bài Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon phần I: Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp, GV cũng yêu cầu HS đọc nội dung SGK, ghi chép những nội dung chính cần nắm vững theo mục tiêu bài học bài học đã đặt ra. Sau đó GV giảng cho HS hiểu rõ những phần kiến thức trong tâm và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập

1. Chất nào sau đây là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon ?

A. Br-CH2- COOH. C. CH3-CH2-Mg-Cl.

B. CH3-CH2-CO-I. D. C6H5-CH2-Cl.

2. Số đồng phân của C4H9Br là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

3. Số đồng phân dẫn xuất halogen bậc I có CTPT C4H9Cl là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

4. Tên thay thế của ClCH2CH(CH3)CHClCH3 là

A. 1,3-điclo-2-metylbutan. B. 2,4-điclo-3-metylbutan.

C. 1,3-điclopentan. D. 2,4-điclo-2-metylbutan.

5. Cho các chất sau: C6H5CH2Cl ; CH3CHClCH3 ; Br2CHCH3; CH2=CHCH2Cl. Tên gọi của các chất trên lần lượt là

A. benzyl clorua ; isopropyl clorua ; 1,1-đibrometan ; anlyl clorua.

C. phenyl clorua ; isopropylclorua ; 1,1-đibrometan ; 1-cloprop-2-en.

D. benzyl clorua ; propyl clorua ; 1,1-đibrometan ; 1-cloprop-2-en.

2.3.1.2. Dạy trả lời câu hỏi đã có trên tài liệu đọc được, bằng cách tái hiện hoặc phân tích, so sánh, thiết lập mối quan hệ nhân quả tùy theo câu hỏi đề ra

GV hướng dẫn HS tự đọc SGK sau đó trả lời theo câu hỏi gợi ý của GV từ đó sẽ tìm được nội dung cần nghiên cứu.

- Bước 1: HS phải đọc qua nội dung thông tin

- Bước 2: HS đọc câu hỏi do GV đưa ra và xác định câu hỏi cần hỏi về vấn đề gì.

- Bước 3: Tìm tài liệu, đoạn thông tin có nôi dung liên quan đến vấn đề này. - Bước 4: Đọc và lựa chọn kiến thức theo đúng nội dung câu hỏi đưa ra để trả lời.

Ví dụ: Khi dạy phần tính chất hóa học bài Ancol, GV hướng dẫn HS tự đọc SGK về tính chất hóa học của ancol, sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:

1. Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là

A.HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác). B.Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.

C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).

D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.

2. Hiđrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là

A. 2-metyl butan-2-ol. B. 3-metyl butan-1-ol.

C. 3-metyl butan-2-ol. D. 2-metyl butan-1-ol.

3. Cho sơ đồ chuyển hóa : But-1-en   HCl A   NaOH B        H2SO4đăc,170oC E Tên của E là

4. Làm thí nghiệm như hình vẽ:

Nếu đun ở nhiệt độ 1400C thì sản phẩm sinh ra là gì:

A. (C2H5)2O

B. C2H4

C. C2H5OH

D. C2H6

5. Khi đun nóng butan-2-ol với H2SO4 đặc ở 170oC thì nhận được sản phẩm chính là

A. but-2-en. B. đibutyl ete. C. đietyl ete. D. but-1-en.

6. Khi đun nóng hỗn hợp ancol etylic và ancol isopropylic với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là

A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

7. Ancol bị oxi hóa tạo xeton là

A. propan-2-ol. B. butan-1-ol.

C. 2-metyl propan-1-ol. D. propan-1-ol.

2.3.1.3. Dạy phân tích bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ trong SGK

Bảng biểu, sơ đồ có vai trò quan trọng trong dạy học, giúp cho HS có thể tập hợp các kiến thức mấu chốt của nội dung học tập một cách dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn và đặc biệt là tiếp thu nội dung một cách hệ thống khái quát.

Để rèn luyện tốt kĩ năng này, trong quá trình dạy học, giáo viên phải tổ chức được những yêu cầu sau:

- Bảng biểu, sơ đồ phải chứa đựng và đủ một hay một số đơn vị kiến thức.

- Bảng biểu, sơ đồ phải gọn gàng, không quá phức tạp và mang tính khái quát cao.

- Sử dụng bảng biểu, sơ đồ phải đúng lúc đúng chỗ sao cho phát huy được tính tích cực của HS. Phải hướng dẫn HS cách đọc và phân tích bảng, biểu đồ, đồ thị một cách cụ thể (mô tả bằng lời, chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố,…)

* Ví dụ 1:

Khi dạy bài “Ancol” phần II- Tính chất vật lí và liên kết hiđro của ancol, GV yêu cầu HS quan sát và hướng dẫn HS cách đọc, phân tích bảng 8.3, bảng 8.4, hình 8.2 trong SGK. Sau đó yêu cầu HS xác định trạng thái của ancol ở điều kiện thường, độ tan của ancol trong nước, và so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và độ tan của ancol so với các hidrocacbon, dẫn xuất halogen, ete ghi trong bảng theo sự hướng dẫn của phiếu học tập:

1. Trong dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức, mạch hở, khi mạch cacbon tăng, nói chung

A. độ sôi tăng, khả năng tan trong nước tăng.

B. độ sôi tăng, khả năng tan trong nước giảm.

C. độ sôi giảm, khả năng tan trong nước tăng.

D. độ sôi giảm, khả năng tan trong nước giảm.

2. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là

A. nước, etanol, metanol. B. etanol, nước, metanol.

C. metanol, etanol, nước. D. metanol, nước, etanol.

3. Chọn cụm từ đúng nhất để điền vào chỗ trống sau:

Nhiệt độ sôi của rượu cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ankan tương ứng là vì giữa các phân tử rượu tồn tại...

A. Liên kết cộng hóa trị. B. Liên kết hiđro. C.Liên kết phối trí. D. Liên kết ion

4. Trong các cặp chất sau đây chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn, tan trong nước tốt hơn, vì sao ?

c) C2H5F và C2H5OH d) C6H5CH2OH và C6H5OCH3

5. So sánh độ tan trong nước và nhiệt độ sôi của các chất sau: propan-1-ol, etanol, butan-1-ol và đimetyl ete.

Sau khi quan sát các hình, bảng trong SGK và trả lời các câu hỏi trên học sinh sẽ nhớ được quy luật biến đổi một số đại lượng vật lý, biết cách so sánh đại lượng vật lý (như độ tan trong nước, nhiệt độ sôi) của ancol với các chất khác đồng thời biết cách giải thích quy luật biến đổi đó.

* Ví dụ 2: Khi dạy phần “Danh pháp” trong bài “Axit cacboxylic”, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng 9.2, sau đó ghi ra giấy những nhận xét khi nghiên cứu bảng đó.

Để kiểm tra kết quả việc tự đọc của học sinh, giáo viên có thể cho học sinh trả lời các câu hỏi sau:

1. Axit có mấy cách gọi tên?

2. So sánh nhiệt độ sôi của các axit sau: HCOOH, CH3 – COOH, CH3 – [CH2]2 – COOH, CH3 – [CH2]3 – COOH.

3. Ghép tên với công thức cấu tạo cho phù hợp.

Tên chất Công thức cấu tạo 1 Axit pentanoic A CH 3 – [CH2]2 – COOH 2 Axit propandioic B CH 2=CH – COOH 3 Axit butanoic C CH 3 – COOH 4 Axit propenoic D CH 3 – [CH2]3 – COOH 5 Axit metanoic E HCOOH

6 Axit etanoic F CH

4. Gọi tên các chất có CTCT sau:

a) CH3 – CH2 – CH2 – COOH b) CH2 = C – COOH

c) CH3 – C – CH – COOH d) (CH3)3C – CH2 – COOH

5. Viết công thức cấu tạo của các chất sau :

a) Axit fomic; axit axetic; axit picric; axit phenic; axit benzoic.

b) Axit 2- metyl propanoic; axit 2 –metylpropenoic; axit 2,2-đimetylbutanoic; axit metanoic.

c) Axit oxalic; axit isobutiric; axit valeric; axit metacrylic; axit triclo axetic; axit lactic.

Sau khi nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi trên thì học sinh ghi nhớ được cách gọi tên thay thế của các axit no, so sánh nhiệt độ sôi giữa các axit no với nhau và có thể tự đọc tên axit khi biết công thức cấu tạo và ngược lại.

2.3.1.4. Dạy kĩ năng lập dàn bài, lập đề cương

Để hoạt động làm việc độc lập với SGK có hiệu quả, HS cần được rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá tri thức sau mỗi bài học, chương hoặc phần của chương trình. Có nhiều hình thức hệ thống hoá như lập dàn ý, đề cương, bảng tóm tắt, bảng so sánh,… Để hình thành và rèn luyện kĩ năng này cho HS, sau mỗi bài học, chương, GV cần ra bài tập về nhà và hướng dẫn HS sử dụng SGK để hệ thống hoá các kiến thức đã học bằng một hình thức phù hợp.

- Dàn bài là hệ thống logic các đề mục chứa đựng những ý nội dung cơ bản có trong bài học. Dàn bài có thể ở dạng khái quát hoặc chi tiết. Mỗi mục nhỏ có giới hạn tương đối và bao hàm một ý trọn vẹn.

Để lập dàn bài trước hết cần phải tách ra trong bài đọc các ý chính, sau đó thiết lập mối quan hệ giữa chúng, trên cơ sở đó chia bài đọc thành các phần ứng với tên đề mục phù hợp.

CH3 CH3 C2H5

- Đề cương là những ý cơ bản được chứng minh, giải thích ngắn gọn, súc tích. Nếu như trong dàn bài chỉ nêu ra các đề mục, mỗi đề mục bao hàm một nội dung về một đối tượng, hiện tượng nào đó, thì khi lập đề cương cũng theo trật tự logic các đề mục đó nhưng có trình bày những nội dung chính về bản chất của đối tượng, hiện tượng đó.

Như vậy để hình thành cho HS kĩ năng trên, cần phải thực hiện được những yêu cầu sau:

- GV phải chỉ rõ yêu cầu HS sử dụng sách với mục đích gì ( tra cứu, ôn tập, hệ thống hóa, lập dàn bài, trả lời câu hỏi,...).

- Có hệ thống câu hỏi định hướng HS làm việc độc lập với SGK. Mức độ yêu cầu của câu hỏi phù hợp với nội dung dạy học và trình độ của HS.

- GV phải tổ chức cho HS thảo luận để trả lời, thể hiện được mức độ đạt được của kĩ năng và chính xác hóa kiến thức.

Để học sinh tự học, tự lập dàn ý, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành làm các bước như sau:

Bước 1: Học sinh phải đọc nhanh một lượt nội dung cần lập dàn ý. Bước 2: Học sinh đọc kỹ lại để nắm nội dung bản chất của nội dung Bước 3: Tách ra các ý chính, rồi thiết lập mối quan hệ giữa chúng và đặt vào các mục tương ứng (nếu cần)

♦ Trước khi dạy bài “Luyện tập Ancol - Phenol”, GV yêu cầu HS về nhà ôn tập lại kiến thức, chuẩn bị trước bằng cách lập bảng so sánh. GV có thể hướng dẫn cho HS cách lập bảng như sau:

Bảng 2.1. So sánh tính chất hoá học của dẫn xuất halogen và ancol no, đơn chức, mạch hở

Dẫn xuất halogen Ancol no, đơn chức, mạch hở

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao (Trang 41 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)