Thực trạng của việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao (Trang 29 - 108)

Nhận thức quyết định thái độ, hành vi và hoạt động của con người. Vì thế, để việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho học sinh thông qua dạy học Hóa học nói chung và dạy học Hóa học lớp 11 nói riêng đạt hiệu quả, giáo viên và học sinh phải có nhận thức đúng về vai trò của phương pháp này. Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu vấn đề này thông qua việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh, kết quả thu được như sau:

Bảng 1.1. Điều tra việc bồi dƣỡng năng lực tự học cho học sinh THPT

STT Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)

GV HS GV HS

1 Rất cần thiết 4 55 22,2 27,2

3 Cũng như bồi dưỡng các năng lực khác 1 22 5,56 10,9 4 Có hay không cũng được 0 6 0 3,0

5 Không cần thiết 0 2 0 1,0

Qua bảng số liệu trên ta thấy, hầu hết các giáo viên và học sinh đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. 72,2% GV và 57,9% HS cho rằng phương pháp này giữ vai trò cần thiết; 22,2% GV và 27,2% HS cho rằng bồi dưỡng năng lực cho HS là rất cần thiết. Những số liệu này đã khẳng định được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.

Ngoài việc điều tra bằng phiếu, chúng tôi còn tiến hành dự giờ ở một số lớp và ở các GV khác nhau, kết quả dự giờ cho thấy:

- Đối với những tiết dạy mà GV chỉ áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống như: thuyết trình, nếu có đặt câu hỏi thì những câu hỏi đó rất dễ để HS có thể trả lời, HS không cần phải suy nghĩ, tổng hợp các kiến thức để trả lời, không dùng các thiết bị dạy học thì HS học tập một cách rất thụ động và kết quả kiểm tra kiến thức cuối tiết học cũng không cao

- Đối với các tiết học mà GV sử dụng phương pháp dạy học tích cực thì giờ học rất sôi nổi, các em chủ động, tích cực tham gia vào bài giảng. Kết quả điều tra cuối tiết học cũng đạt kết quả cao.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong phần này tôi đã nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn phục vụ cho việc tiến hành đề tài. Trên thực tế ở các trường THPT, hoạt động hướng dẫn tự học chưa được quan tâm và tổ chức một cách có hiệu quả. Phương pháp được đánh giá cao nhưng hầu như không được thực hiện hoặc chỉ áp dụng một cách đơn lẻ, chưa tiến hành một cách triệt để theo quy trình của phương pháp. Đứng trước thực trạng trên thì việc nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là phù hợp và cần thiết.

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC QUA DẠY HỌC PHẦN DẪN XUẤT HIĐROCACBON HÓA HỌC LỚP

11 NÂNG CAO

2.1.Giới thiê ̣u về chƣơng trình sách giáo khoa hoá ho ̣c lớp 11

2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình Hoá học nâng cao

Chương trình THPT nâng cao môn Hoá học được xây dựng trên những quan điểm sau:

1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu môn Hoá học trường THPT

2. Đảm bảo tính phổ thông, nâng cao, tính khoa học, tính thực tiễn, tính hiện đại, tính khả thi.

3. Đảm bảo tính đặc thù của môn Hoá học:

- Tăng cường thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm chứng minh và thực hành hoá học.

- Chú ý đến PP nghiên cứu, hình thành các khái niệm, định luật lí thuyết cơ bản của hoá học và việc hình thành kiến thức về cấu tạo chất cụ thể.

4. Đảm bảo tính định hướng đổi mới PPDH hoá học theo hướng tích cực hoá:

- GV là người thiết kế, tổ chức các hoạt động; HS tự giác, tích cực hoạt động nhận thức và hình thành kĩ năng cho bản thân.

- Sử dụng các thí nghiệm hoá học có hiệu quả trong quá trình nghiên cứu các loại hình bài học

5. Đảm bảo việc thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS: - Xác định mức độ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng học tập của HS ở các mức độ biết, hiểu và vận dụng.

- Khả năng giải các loại hình bài tập trắc nghiệm, tự luận (định tính và định lượng) và phong phú về nội dung

- Đánh giá trình độ tư duy cũng như khả năng vận dụng kiến thức để phát hiện và giải quyết một vấn đề nào đó.

6. Đảm bảo được tính kế thừa những thành tựu dạy học Hoá học trong nước và thế giới.

- Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình hoá học cải cách, chương trình hoá học chuyên ban.

- Nghiên cứu và học tập có chọn lọc những kinh nghiệm tốt từ chương trình hoá học của các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

7. Đảm bảo tính phân hoá của chương trình hoá học PT, có các loại chương trình sau:

- Chương trình hoá học cơ bản. - Chương trình hoá học nâng cao. - Chương trình tự chọn nâng cao.

2.1.2. Cấu trúc của chương trình hóa học 11 nâng cao (NC)

Chương trình môn Hóa học lớp 11 NC có nội dung cấu trúc như sau : - Kiến thức cơ sở hóa học chung:

1. Sự điện li

1.1. Sự điện li.

1.2. Phân loại các chất điện li. Độ điện li. Hằng số điện li.

1.3. Axit - Bazơ - Muối. Thuyết axit - bazơ của Are-ni-ut và Bron-stet. 1.4. Sự điện li của nớc. pH. Chất chỉ thị axit - bazơ.

1.5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li

2. Nhóm nitơ

2.1. Khái quát về nhóm nitơ. 2.2. Nitơ.

2.3. Amoniac và muối amoni. 2.4. Axit nitric và muối nitrat. 2.5. Photpho.

2.6. Axit photphoric và muối photphat. 2.7. Phân bón hoá học.

3. Nhóm cacbon

3.1. Khái quát về nhóm cacbon. 3.2. Cacbon.

3.3. Hợp chất của cacbon. 3.4. Silic và hợp chất của silic. 3.5. Công nghiệp silicat.

4. Đại cƣơng về hoá học hữu cơ

4.1. Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ. 4.2. Phân loại và danh pháp hợp chất hữu cơ. 4.3. Phân tích nguyên tố.

4.4. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

4.5. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. Khái niệm về cấu tạo, cấu hình, cấu dạng, đồng phân.

4.6. Phản ứng hữu cơ.

5. Hiđrocacbon no

Mở đầu về hiđrocacbon no. 5.1. Ankan.

5.2. Xicloankan.

6. Hiđrocacbon không no

Mở đầu về hiđrocacbon không no. 6.1. Anken.

6.2. Ankađien.

6.3. Khái niệm về tecpen. 6.4. Ankin.

7. Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

Mở đầu về hiđrocacbon thơm (Aren). 7.1. Benzen và ankyl benzen.

7.2. Stiren và naphtalen.

7.3. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên.

8. Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol

8.1. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon. 8.2. Ancol.

8.3. Phenol.

9. Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic

9.1. Anđehit - Xeton. 9.2. Axit cacboxylic - Luyện tập :

Ôn tập đầu năm, học kì I, cuối năm. Ôn, luyện tập, chữa bài tập.

1. Bài luyện tập 1 : Este - Lipit. 2. Bài luyện tập 2 : Cacbohiđrat.

3. Bài luyện tập 3, 4 : Amin - Amino axit - Protein. 4. Bài luyện tập 5 : Polime và vật liệu polime. 5. Bài luyện tập 6, 7 : Đại cương kim loại.

6. Bài luyện tập 8, 9 : Kim loại kiềm - Kiềm thổ - Nhôm.

7. Bài luyện tập 10, 11 : Sắt, hợp chất của sắt. Một số kim loại quan trọng. 8. Bài luyện tập 12 : Phân biệt một số chất vô cơ - Chuẩn độ dung dịch. - Kiểm tra:

Kiểm tra 1 tiết : 4 bài.

Kiểm tra học kì I và cuối năm : 2 bài.

2.2. Mục tiêu bài học và một số chú ý về phƣơng pháp dạy học (PPDH) phần dẫn xuất hiđrocacbon

2.2.1. Dẫn xuất halogen của hidrocacbon

2.2.1.1. Mục tiêu Kiến thức

- Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, đồng phân và danh pháp. - Tính chất vật lí và hoạt tính sinh học, ứng dụng.

Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản: Phản ứng thế nguyên tử halogen (trong phân tử ankyl halogenua, anlyl halogenua, phenyl halogenua) bằng nhóm OH; Sơ lược cơ chế phản ứng thế; Phản ứng tách hiđro halogenua theo quy tắc Zai-xép, phản ứng với magie.

Kĩ năng

- Gọi tên các dẫn xuất halogen theo 2 cách.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và một số ứng dụng chính.

- Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân tương ứng theo công thức phân tử.

- Phân biệt một số chất dẫn xuất halogen cụ thể.

- Giải được bài tập : Tính khối lượng nguyên liệu để sản xuất một khối lượng xác định dẫn xuất halogen, bài tập khác có nội dung liên quan.

2.2.1.2. Một số điểm cần chú ý về PPDH

Do mục tiêu của bài chỉ giới thiệu những nét cơ bản về dẫn xuất halogen, nên không đi sâu vào đồng phân, danh pháp của chúng mà chỉ xét các tính chất quan trọng giúp cho phần học về ancol, phenol.

HS đã được biết một số dẫn xuất khi học phần tính chất của các hiđrocacbon (sản phẩm thế halogen của metan, benzen; sản phẩm cộng halogen hoặc hiđro halogenua của etilen và axetilen,..). Vì vậy, GV có thể cho HS tự lấy thí dụ và gọi tenn một số dẫn xuất halogen mà HS đã gặp.

 Dựa vào mối quan hệ hữu cơ “tính chất  điều chế” để dạy tính chất hóa học.

 Dùng bài tập sơ đồ hoặc điều chế mà dẫn xuất halogen là chất trung gian để giới thiệu khả năng phản ứng của dẫn xuất halogen.

2.2.2. Ancol

2.2.2.1. Mục tiêu Kiến thức

Biết được :

 Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp của ancol.

 Tính chất vật lí và khái niệm liên kết hiđro ; Phương pháp điều chế, ứng dụng của etanol và của metanol.

Hiểu được : Tính chất hoá học : Phản ứng thế H của nhóm OH (phản ứng chung của R  OH, phản ứng riêng của glixerol); Phản ứng thế nhóm OH ancol ; Phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete ; Phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; Phản ứng cháy.

Kĩ năng

 Viết được công thức cấu tạo các loại đồng phân ancol cụ thể.

 Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (phân tử có từ 1C  5C).

 Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol.

 Giải được bài tập : Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học, xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol, một số bài tập có nội dung liên quan.

2.2.2.2. Một số điểm cần chú ý về PPDH

Đây là lần đầu tiên HS được tìm hiểu về các loại hợp chất hữu cơ có nhóm chức một cách hệ thống, do đó cần xây dựng khái niệm về các loại chất trên cơ sở cấu tạo phân tử: phần nhóm chức và phần gốc hiđrocacbon. Điều này cũng thuận lợi cho HS khi phân loại các hợp chất theo số nhóm chức (đơn chức và đa chức) và theo đặc điểm gốc hiđrocacbon (no, không no, thơm; mạch hở, mạch vòng).

Đối với SGK theo chương trình chuẩn chủ yếu chỉ dừnglại ở việc nghiên cứu tính chất của nhóm chức, do đó cũng cần chú trọng việc HS nắm được sự biến đổi nhóm chức sau mỗi phản ứng.

2.2.3. Phenol

2.2.3.1. Mục tiêu

Kiến thức

+ Biết được : Định nghĩa, phân loại phenol, tính chất vật lí. + Hiểu được :

 Tính chất hoá học : Phản ứng thế H ở nhóm OH (tính axit : tác dụng với natri, natri hiđroxit), phản ứng thế ở vòng thơm (tác dụng với nước brom), ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol.

 Một số phương pháp điều chế hiện nay, ứng dụng của phenol.

 Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.

Kĩ năng

 Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.  Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.  Giải được bài tập : Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng, một số bài tập khác có nội dung liên quan.

2.2.3.2. Một số điểm cần chú ý về PPDH

- Phenol là một loại hợp chất có nhóm – OH trong phân tử giống ancol nên có tính chất giống ancol (liên kết hđro, tác dụng với kim loại kiềm)

- Cần nhấn mạnh để HS phân biệt được loại hợp chất phenol (chất phenol đơn giản nhất : C6H5OH ) với ancol thơm. Không nên đưa nhiều thí dụ về các phenol phức tạp, chỉ nên dừng ở các hợp chất có một vòng benzen, sau đó tập trung xét hợp chất phenol đơn giản nhất.

- HS mới được làm quen với loại hợp chất phenol, nhưng trên cơ sở phân tích cấu tạo có thể suy ra phenol có tính chất giống ancol (tác dụng với

kim loại kiềm) và có tính chất giống benzen (thế hiđro liên kết trực tiếp với vòng benzen bằng halogen,...).

- Không nên mở rộng đến các phenol khác để dẫn đến các khái niệm đồng phân, danh pháp giống như với ancol.

2.2.4. Andehit và xeton

2.2.4.1. Mục tiêu Kiến thức

Biết được :

 Định nghĩa anđehit và xeton, đặc điểm cấu trúc phân tử, phân loại, danh pháp.

 Tính chất vật lí.

 Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen.

 Một số ứng dụng chính của fomanđehit, axetanđehit, axeton. Hiểu được :

 Tính chất hoá học của anđehit : Phản ứng cộng (cộng hiđro, nước, hiđro xianua) ; Phản ứng oxi hoá (tác dụng với nước brom, dung dịch thuốc tím, dung dịch bạc nitrat trong amoniac) ; Phản ứng ở gốc hiđrocacbon.

 Xeton có phản ứng cộng với hiđro và phản ứng ở gốc hiđrocacbon.

Kĩ năng

 Dự đoán được tính chất hóa học đặc trưng của anđehit và xeton, kiểm tra dự đoán và kết luận.

 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.  Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit, axeton.

 Giải được bài tập : Phân biệt được anđehit và xeton bằng phương pháp hoá học, tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit tham gia phản ứng ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.

2.2.4.2. Một số điểm cần chú ý về PPDH

Tuy anđehit là hợp chất lần đầu được giới thiệu một cách hệ thống nhưng HS cũng đã biết qua phản ứng cộng nước của axetilen. Nhiều loại tinh dầu ở nước ta có thành phần là anđehit, do đó tùy từng địa phương GV có thể giới thiệu về chúng. Thí dụ: tinh dầu quế có anđehit xinamic, tinh dầu chanh và tinh dầu xả có geranial... Một số anđehit có mùi thơm dùng trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm được điều chế từ các chất là thành phần chính của tinh dầu , thí dụ vanilin(điều chế từ eugenol trong tinh dầu hương nhu)dùng làm chất thơm trong bánh kẹo, geranial làm hương liệu trong nước hoa...

Do thời lượng hạn chế, nên tập trung vào thí dụ đối với dẫn cuất no, mach hở, đơn chất. Các thí dụ vận dụng về tính chất hóa học cũng chỉ nên áp dụng cho dẫn xuất no đơn chức mạch hở là chủ yếu.

Hợp chất xeton chỉ giới thiệu sơ lược, nên không nên yêu cầu HS viết CTCT gọi tên các xeton. Nên so sánh xeton và anđehit về đặc điểm cấu tạo để HS hiểu được sự giống và khác nhau về tính chất.

2.2.5. Axit cacboxylic

2.2.5.1. Mục tiêu Kiến thức

Biết được :

 Định nghĩa, phân loại, danh pháp.

 Phương pháp điều chế axit cacboxylic trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

 Ứng dụng của axit axetic và axit khác. Hiểu được :

 Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí và liên kết hiđro.  Tính chất hoá học :

+ Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế (phân li thuận nghịch trong dung dịch, xét hằng số Ka, ảnh hưởng của gốc hiđrocacbon, của nhóm thế

+ Tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh.

+ Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit (tác dụng với ancol tạo thành este, tách nước liên phân tử).

+ Phản ứng ở gốc hiđrocacbon (no, không no, thơm).

Kĩ năng

 Tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao (Trang 29 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)