Thực trạng tự học của H Sở trường THPT trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao (Trang 26 - 29)

Để điều tra về tình hình tự học của bản thân học sinh chúng tôi đã sử dụng một số câu hỏi và thu được kết quả sau:

1. Em có yêu thích bộ môn Hoá học hay không ?

TT Ý thức học tập bộ môn Số lượng Tỷ lệ (%)

1 - Yêu thích môn học 158 78,2

2 - Chỉ coi môn học là nhiệm vụ 43 21,3

3 - Không hứng thú với môn học 1 0,5

2. Trong quá trình học tập em có thường xuyên tự học hay không ?

TT Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Tự học thường xuyên 47 23,3

2 Bình thường 101 50,0

3 Chưa thường xuyên, thiếu tích cực 52 25,7

4 Không bao giờ tự học 2 1,0

3. Thời gian dành cho việc tự học ở nhà

- Ít hơn 2 giờ/ngày : 125 HS (61,9%) - Từ 2 giờ đến 3 giờ/ ngày: 39 HS (19,3%) - Từ 3 giờ trở lên/ ngày : 36 HS (17,8%) - Không tự học : 2 HS ( 1%)

4. Biện pháp tự học của em trong quá trình học tập

TT Biện pháp Số lượng %

1 Học lý thuyết trong vở ghi. 168 83,2

2 Nghe giảng, thông hiểu, ghi chép 172 85,1

3 Học theo sách giáo khoa. 160 79,2

4 Học thuộc lý thuyết để vận dụng làm bài tập 152 75,2 5 Tự tham khảo SGK , tài liệu nâng cao và làm bài tập 57 28,2

6 Học thảo luận theo nhóm 22 10,9

TT Để chuẩn bị cho bài học môn Hoá: Số lượng % 1 Nghiên cứu trước bài học theo nội dung hướng dẫn

Của thầy (cô)

107 53

2 Tự đọc trước nội dung bài học ngay cả khi không có nội dung hướng dẫn

77 38,1

3 Tìm đọc thêm tài liệu có liên quan ngoài SGK 38 18,8 4 Học thuộc lòng bài cũ để chuẩn bị cho kiểm tra

(miệng, viết)

105 52

5 Tự đọc trước bài, tìm các mối liên quan giữa bài cũ và bài mới

57 28,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Không chuẩn bị gì cả 6 2,97

Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa số HS đều có ý thức học tập, có 78,2% số HS yêu thích môn học, tuy nhiên % số lượng HS yêu thích môn học cao không đồng nghĩa với việc % chất lượng học sẽ cao, vì phương pháp học mới ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập.

Nhìn chung, học sinh đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình học tập. Phương pháp được xem là truyền thống vẫn còn rất phổ biến: Học lý thuyết trong vở ghi (83,2%), nghe giảng, thông hiểu, ghi chép (85,1%), học theo sách giáo khoa (79,2%), học thuộc lý thuyết để vận dụng làm bài tập (75,2%). Một số phương pháp khác cũng được học sinh sử dụng nhưng ở mức độ không nhiều ví dụ như : Tự tham khảo SGK, tài liệu nâng cao và làm bài tập (28,2%), hay như phương pháp học thảo luận theo nhóm chỉ ở mức độ thấp (10,9%).

Về việc chuẩn bị bài: nếu thầy (cô) giao nhiệm vụ cụ thể (nghiên cứu trước bài mới ở nhà có hướng dẫn) thì phần nhiều HS có ý thức chuẩn bị bài, nếu không có sự hướng dẫn cụ thể thì các em cũng cho qua tức là không chuẩn bị gì hết. Rất ít HS tìm sự liên quan giữa kiến thức của bài sắp học với các kiến thức cũ. Càng ít HS tìm đọc thêm tài liệu có liên quan ngoài SGK, thậm chí còn có những trường hợp không chuẩn bị gì cả. Ở đây chủ yếu là HS chỉ chuẩn bị bài bằng cách học thuộc những nội dung ghi trong vở.

Kết quả điều tra cũng phản ánh được nhận thức của HS về vai trò của tự học. Phần lớn các em đều khẳng định sự cần thiết của tự học (85,1%). Tuy

nhiên từ nhận thức đến thực hiện đối với các em là khoảng cách khá xa. Đánh giá tình hình tự học của bản thân học sinh cho thấy rõ mức độ của tự học: tự học thường xuyên (23,3%), bình thường (50%), bên cạnh những học sinh có ý thức tự học tương đối tốt thì vẫn còn một số học sinh còn thiếu tích cực trong việc tự học: chưa thường xuyên, thiếu tích cực (7,9%), có những HS cá biệt còn không bao giờ tự học (chỉ học khi GV yêu cầu) (1%).

Việc bố trí thời gian tự học cũng chưa hợp lí, HS chủ yếu chỉ dành thời gian dưới 3 giờ trong một ngày để tự học trong đó số lượng HS dành dưới 2 giờ/một ngày chiếm 61,9%, với thời gian đó HS khó có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.

Như vậy, qua số liệu thu được cho thấy: HS ở một số trường THPT vẫn chưa chú ý đúng mực đến các phương pháp tự học, chưa phát huy được hết tính tích cực, tự lực trong quá trình học tập, chưa phát huy được khả năng độc lập sáng tạo và năng lực có sẵn của bản thân để tìm tòi khám phá tri thức khoa học. Có thể nói, đây cũng là thực trạng chung của các trường THPT trên toàn quốc, vì vậy, đây là một vấn đề đang được quan tâm trong giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao (Trang 26 - 29)