Bồi dưỡng năng lực tự học thông qua làm việc ở nhà

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao (Trang 66)

Làm việc ở nhà là một trong những yếu tố cần thiết nhằm giúp cho tự củng cố, tự đào sâu, tự mở rộng, tự khám phá kiến thức. Những công việc tự học ở nhà của học sinh đối với môn hóa học đó là ôn tập nắm vững kiến thức đã học ở trên lớp, hệ thống hóa kiến thức đã học, lập bảng biểu, lập bảng báo cáo thí nghiệm cho bài sau, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập do giáo viên yêu cầu, đối với học sinh khá, giỏi cần phải đưa ra bài tập khó, bài tập nâng cao.

Để học sinh làm việc ở nhà có hiệu quả giáo viên phải có những hướng dẫn, yêu cầu cụ thể, tránh yêu cầu chung chung, hình thức, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra việc học sinh chuẩn bị bài ở nhà và khuyên khích kịp thời những học sinh thực hiện tốt trước lớp. Việc học tập ở nhà của học sinh giáo viên rất khó kiểm tra theo dõi do đó cần phải thường xuyên nhắc nhở, giao việc và kiểm tra một cách liên tục để các em hình thành thói quen ý thức tự học tự nghiên cứu, phối hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh, và cán sự lớp để theo dõi đôn đốc, có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, uốn nắn, xây dựng nề nếp học tập của học sinh.

2.4. Một số giáo án có sƣ̣ lƣ̣a cho ̣n , phối hơ ̣p các hình thƣ́c tổ chƣ́c da ̣y học nhằm bồi dƣỡng năng lực tự học cho học sinh

Trên đây tôi đã giới thiệu một số hình thức tổ chức giờ dạy và một số ví dụ minh họa. Tuy nhiên để tổ chức được một giờ dạy hoàn chỉnh cho một bài học thì đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn, phối hợp các hình thức tổ chức

sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Trong khuôn khổ luận văn này, tôi xin giới thiệu một số giáo án mà tôi đã tiến hành thực nghiệm.

2.4.1. Bài 51 : Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon (tiết 80, tiết 81)

I. Mục tiêu

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, đồng phân và danh pháp. - Tính chất vật lí và hoạt tính sinh học, ứng dụng.

Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản : Phản ứng thế nguyên tử halogen (trong phân tử ankyl halogenua, anlyl halogenua, phenyl halogenua) bằng nhóm OH; Sơ lược cơ chế phản ứng thế; Phản ứng tách hiđro halogenua theo quy tắc Zai-xép, phản ứng với magie.

Kĩ năng

- Gọi tên các dẫn xuất halogen theo 2 cách.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và một số ứng dụng chính.

- Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân tương ứng theo công thức phân tử.

- Phân biệt một số chất dẫn xuất halogen cụ thể.

- Giải được bài tập: Tính khối lượng nguyên liệu để sản xuất một khối lượng xác định dẫn xuất halogen, bài tập khác có nội dung liên quan.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị câu hỏi hướng dẫn tự học cho HS

- Chuẩn bị bài kiểm tra kiến thức trước và sau khi đã nghiên cứu nội dung bài học.

2. Học sinh

- Đọc bài trước khi đến lớp.

III. Phƣơng pháp dạy học

- Phương pháp tự học có hướng dẫn - Phương pháp đàm thoại tìm tòi - Thuyết trình nêu vấn đề.

IV. Thiết kế hoạt động dạy học

IV.1. Câu hỏi hướng dẫn học sinh tự học

HS đọc tài liệu SGK và các tài liệu tham khảo được để trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Trình bày định nghĩa về dẫn xuất halogen của hiđrocacbon, các cách phân loại dẫn xuất halogen. Dẫn xuất halogen có các loại đồng phân nào?

Câu 2: Nêu quy tắc về tên gốc chức và tên thay thế

Câu 3: Trình bày tính chất vật lí của dẫn xuất halogen

Câu 4: Nêu các tính chất hóa học của dẫn xuất halogen? Viết các phương trình phản ứng minh họa cho từng tính chất?

Câu 5: Ứng dụng của dẫn xuất halogen

IV.2. Các hoạt động dạy học.

1. Bài kiểm tra lần 1 (bài kiểm tra trƣớc khi nghiên cứu nội dung bài học)

1. Chất nào sau đây là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon ?

A. Br-CH2- COOH. C. CH3-CH2-Mg-Cl. B. CH3-CH2-CO-I. D. C6H5-CH2-Cl. 2. Số đồng phân của C4H9Br là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

3. Số đồng phân dẫn xuất halogen bậc I có CTPT C4H9Cl là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 4. Tên thay thế của ClCH2CH(CH3)CHClCH3 là

A. 1,3-điclo-2-metylbutan. B. 2,4-điclo-3-metylbutan.

C. 1,3-điclopentan. D. 2,4-điclo-2-metylbutan.

5. Cho các dẫn xuất halogen sau : C2H5F (1); C2H5Br (2); C2H5I (3); C2H5Cl (4) thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là

C. (1), (2), (3), (4). D. (3), (2), (1), (4).

2. Nội dung lý thuyết cần nghiên cứu

Hoạt động 1: Định nghĩa:

- GV yêu cầu HS nêu thí dụ về sản phẩm phản ứng của hiđrocacbon (no. không no, hiđrocacbon thơm) với halogen hoặc hiđro halogenua.

- GV hướng dẫn HS so sánh thành phần phân tử của dẫn xuất halogen với hiđrocacbon có cùng cấu tạo mạch cacbon về sự biến đổi của phân tử, từ đó nêu khái niệm về dẫn xuất halogen của hiđrocacbon.

Hoạt động 2: Phân loại:

- GV: Ta có thể coi phân tử dẫn xuất halogen thành hai phần: Gốc hiđrocacbon và dẫn xuất halogen. Từ đó GV hỏi: Có mấy cách phân loại dẫn xuất halogen của hiđrocacbon? Kể tên?

- GV cho HS đọc SGK và yêu cầu HS làm bài tập ví dụ sau:

Xác định bậc của các dẫn xuất halogen sau và phân loại chúng dựa vào cấu tạo của gốc hiđrocacbon

a) CH3CH2CH2Cl d) CH3C(CH3)2Cl b) C6H5CH2 –Cl e) CH3CH2ClCH3

c) CH3CH2CH(CH3)CH2Cl f) CH3CCl(CH3)CH2CH3. - GV nhận xét và rút ra kết luận:

+ Có 3 cách phân loại dẫn xuất halogen là: dựa vào gốc hiđrocacbon, dựa theo cấu tạo của gốc hiđrocacbon, và dựa vào bậc của của dẫn xuất halogen

+ Bậc của dẫn xuất halogen xác định bằng bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nguyên tử halogen.

Hoạt động 3: Đồng phân và danh pháp

- GV yêu cầu hs nghiên cứu SGK và cho biết các loại đồng phân? - GV chú ý các bước viết đồng phân của dẫn xuất halogen:

+ Bước 1: viết mạch C

+ Bước 3: điền đầy đủ H. - GV cho HS làm ví dụ sau:

Ví dụ 1:Viết CTCT và gọi tên (thay thế, gốc chức) các đồng phân ứng với CTPT C4H9Cl.

Ví dụ 2: Gọi tên các dẫn xuất halogen sau theo hai cách: CH3I, CH3CHFCH3, BrCH2CH2CH2Br, (CH3)2CClCH2CH3, C6H5CH2I.

- GV nhận xét và kết luận:

+ Có 2 loại đồng phân: đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức

+ Có 3 cách gọi tên dẫn xuất halogen: tên thông thường, tên gốc chức, tên thay thế. Tên gốc chức = tên hiđrocacbon + halogenua

Hoạt động 4: Tính chất vật lí

GV yêu cầu HS đọc SGK và tóm tắt thông tin về tính chất vật lí của dẫn xuất halogen, đặc biệt quan tâm đến hoạt tính của chúng

- GV cho HS làm bài tập 3 trang 215 SGK, để từ đó rút ra nhận xét về sự biến đổi tính chất vật lí (nhiệt độ sôi) của một số dẫn xuất halogen. - GV nhận xét và kết luận về tính chất vật lí.

Hoạt động 5: Tính chất hóa học

- GV hướng dẫn đặc điểm cấu tạo của các dẫn xuất halogen: R – C+X-

Độ âm điện của halogen lớn hơn của C. Vì thế liên kết C- halogen là liên kết phân cực, halogen mang 1 phần điện âm, còn C mang 1 phần điện dương.

+ Từ đó yêu cầu HS dự đoán tính chất hóa học. + GV nhận xét và kết luận

Hoạt động 6: Phản ứng thế nguyên tử haloden bằng nhóm –OH

- GV hướng dẫn HS đọc cách tiến hành và kết quả thí nghiệm ở bảng 9.1 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu điều kiện cụ thể để mỗi chất trên thực hiện được phản ứng thế Cl bằng nhóm – OH.

- GV giải thích kết quả thí nghiệm

- GV giới thiệu sơ lược về cơ chế phản ứng thế nguyên tử halogen. Hoạt động 7: Phản ứng tách hiđro halogenua

- GV treo hình vẽ thí nghiệm tách HBr từ C2H5Br lên bảng, mô tả thí nghiệm, nêu hiện tượng xảy ra.

- GV yêu cầu HS giải thích hiện tượng đó, và viết phương trình xảy ra. - GV hướng dẫn hướng của phản ứng tách hiđro halogenua, bằng cách đặt vấn đề: Br sẽ tách cùng H của C bậc I hay C bậc II?

CH-CH-CH3 H Br

- Gv giải quyết vấn đề.

- GV nhấn mạnh quy tắc Zai-xép. Hoạt động 8: Phản ứng với magie

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm trong SGK

- GV mô tả thí nghiệm và giải thích. Sau đó hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng.

Hoạt động 8: Ứng dụng:

- GV yêu cầu HS đọc SGK và tóm tắt các nội dung chính của ứng dụng. - GV tổng kết và cung cấp thêm cho HS biết được mặt trái của việc sử dụng các dẫn xuất halogen do độc tính của nó.

3. Bài kiểm tra lần 2 (bài kiểm tra sau khi nghiên cứu nội dung bài học)

Câu 1: Số đồng phân bậc I của dẫn xuất có công thức phân tử C4H9Cl là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2: Chất nào sau đây không phải là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon: A. CH2=CH-CH2-Br B. Cl-CHBr-CF3

Câu 3: Tên thay thế của ClCH2CH(CH3)CHClCH3 là

A. 1,3-điclo-2-metylbutan. B. 2,4-điclo-3-metylbutan.

C. 1,3-điclopentan. D. 2,4-điclo-2-metylbutan Câu 4: Cho các chất sau: C6H5CH2Cl ; CH3CHClCH3 ; Br2CHCH3; CH2=CHCH2Cl. Tên gọi của các chất trên lần lượt là

A. benzyl clorua ; isopropyl clorua ; 1,1-đibrometan ; anlyl clorua.

B. benzyl clorua ; 2-clopropan ; 1,2-đibrometan ;1-cloprop-2-en.

C. phenyl clorua ; isopropylclorua ; 1,1-đibrometan ; 1-cloprop-2-en.

D. benzyl clorua ; propyl clorua ; 1,1-đibrometan ; 1-cloprop-2-en.

Câu 5: Cho các dẫn xuất halogen sau : C2H5F (1); C2H5Br (2); C2H5I (3); C2H5Cl (4) thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là

A. (3), (2), (4), (1). B. (1), (4), (2), (3).

C. (1), (2), (3), (4). D. (3), (2), (1), (4).

Câu 6:Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của CH3CH(CH3)CHBrCH3 là

A. 2-metylbut-2-en. B. 3-metylbut-2-en.

C. 3-metyl-but-1-en. D. 2-metylbut-1-en.

Câu 7: Cho hợp chất thơm ClC6H4CH2Cl tác dụng với dung dịch KOH (loãng, dư, to) thu được

A. HOC6H4CH2OH. B. ClC6H4CH2OH.

C. HOC6H4CH2Cl. D. KOC6H4CH2OH.

V. Bài tập về nhà

1. Làm hết các bài tập trong SGK trang 215, 216.

2. Ôn lại kiến thưc về cách viết đồng phân, cách gọi tên, các tính chất hóa học của dẫn xuất halogen.

3. Chuẩn bị nội dung bài luyện tập dẫn xuất halogen

2.4.2. Bài 52: Luyện tập dẫn xuất halogen I. Mục tiêu I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu cách viết các đồng phân và cách gọi tên dẫn xuất halogen

- Hiểu phản ứng thế và phản ứng tách của dẫn xuất halogen.

2. Kĩ năng: Vận dụng các tính chất của dẫn xuất halogen mà trọng tâm là phản ứng thế và phản ứng tách để giải các dạng bài tập :

- Giải thích hiện tượng liên quan đến lí thuyết và thực tế. - Điều chế .

- Bài toán hóa học .

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị câu hỏi hướng dẫn HS tự học. - Hệ thống câu hỏi, bài tập, các phiếu học tập. - Chuẩn bị bài kiểm tra kiến thức.

2. Học sinh

- Lập đề cương theo hướng dẫn tự học. - Hoàn thành các bài tập về nhà.

II. Phƣơng pháp dạy học

- Phương pháp tự học có hướng dẫn. - Phương pháp đàm thoại tìm tòi.

IV. Thiết kế hoạt động dạy học

IV.1. Câu hỏi hướng dẫn học sinh tự học.

Câu 1: Hệ thống kiến thức lý thuyết cần nắm vững trong bài dẫn xuất halogen

Câu 2: Cho hệ thống câu hỏi và bài tập dưới đây. Hãy:

+ Tự tìm ra các phương án giải quyết các câu hỏi và bài tập; + Phân dạng hệ thống các câu hỏi và bài tập đó;

+ Đề xuất các bài tập tương tự trong mỗi một dạng bài;

+ Ghi chép những khó khăn gặp phải khi giải quyết vấn đề đó.

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP DẪN XUẤT HALOGEN

Phần 1. Tự luận

1. Viết CTCT và gọi tên (thay thế, gốc chức) các đồng phân ứng với CTPT C4H9Cl.

2. Hoàn thành các PTHH sau:

a) Br-C6H4CH2Br + NaOH (loãng, nóng) b) Br-C6H4CH2Br + NaOH (đặc, nóng) c) CH3CH2Br + Mg

3. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau bằng các PTHH:

a) Metan → axetilen → etilen → cloetan → etyl magie clorua b) Propan → 2-brompropan → propen → CH3CH(OH)CH3

4. Từ etilen có thể điều chế các chất sau đây: 1,2-đibrometan; 1,1- đibrometan; vinyl clorua và poli(vinyl clorua). Viết các PTHH minh hoạ.

5. Khi cho ankan X tác dụng với Cl2 thu được dẫn xuất monoclo Y trong đó clo chiếm 33,33% về khối lượng. Tìm CTPT của X.

6. Phân biệt các chất sau : metyl clorua, anlyl bromua và brombenzen 7. a) Gọi tên các dẫn xuất halogen sau theo hai cách : CH3I, CH3CHFCH3, BrCH2CH2CH2Br, (CH3)2CClCH2CH3, C6H5CH2I.

b) Viết CTCT và gọi tên các đồng phân ứng với CTPT: C2H4ClF, C3H6ClBr, C4H8Br2.

8. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau bằng các phương trình hóa học. a) Etan cloetanetyl magie clorua.

b) Butan  2 – brombutan but -2- en  CH3CH(OH)CH2CH3.

9. a) Dẫn xuất điclo Y của ankan có MY = 113 đvC. Xác định CTPT, viết CTCT các đồng phân của Y.

b) Một hiđrocacbon Z khi cho tác dụng với Br2 chỉ tạo 1 dẫn xuất brom duy nhất T có tỉ khối hơi so với không khí bằng 5,207. Xác định CTPT và viết CTCT các đồng phân của Z.

10. Khi cho ankan X tác dụng với Cl2 thu được dẫn xuất monoclo Y trong đó clo chiếm 33,33% về khối lượng. Tìm CTPT của X. Viết CTCT của X và của Y biết rằng X có mạch cacbon không phân nhánh và khi đun nóng Y với dd KOH trong etanol tạo ra anken duy nhất

Phần 2. Trắcnghiệm

1. Etyl magie bromua được điều chế bằng cách nào ? A. CH2 = CH2 + Br2 + Mg ete khan B. CH3 - CH3 + Bras2 CH3CH2 - Br Mg ete khan C. CH3 - CH3 HBr CH3CH2 - Br Mg ete khan D. CH2 = CH2 + MgBr

2. Teflon là một polime siêu bền dùng làm những vật liệu chịu kiềm, chịu axit, chịu mài mòn, làm lớp che phủ chống bám dính cho xoong, chảo, thùng chứa... Monome được dùng để tổng hợp teflon là

A. CH2=CH-Cl. B. C6H5CH=CH2. C. CF2=CF2. D. CHCl3.

3. Cho sơ đồ phản ứng sau: ( )X  HBr 3 metyl but 1 en. (X) là A. CH3-CH(CH3)-CH2-CH2Br B. CH3-C(CH3)Br-CH2-CH3 C. BrCH2-CH(CH3)-CH2-CH3 D. CH3-CH(CH3)-CHBr-CH3

4. Cho sơ đồ phản ứng CH3-CCH → X → CH3-CHCl-CH3 và (1) CH3-CH=CH2, (2) CH3– CH2 –CH3, (3) CH2 = CCl–CH3. X là

A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (2), (3). D. (1), (3).

5. Chất nào sau đây là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon ?

A. Br-CH2- COOH. C. CH3-CH2-Mg-Cl. B. CH3-CH2-CO-I. D. C6H5-CH2-Cl.

6. Ứng dụng của các dẫn xuất halogen là

A. làm dung môi.

C. dùng làm chất gây mê trong phẫu thuật, diệt sâu bọ, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng... D. Tất cả đều đúng. 7. Số đồng phân của C4H9Br là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. 8. Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của CH3CH(CH3)CHBrCH3 là A. 2-metylbut-2-en. B. 3-metylbut-2-en. C. 3-metyl-but-1-en. D. 2-metylbut-1-en.

9. Cho sơ đồ sau : C2H5Br Mg,eteA CO 2

B HCl Y. Y là

A. CH3COOH. B. CH3CH2COOH.

C. CH3CH2OH. D. CH3CH2CH2COOH

10. Số đồng phân dẫn xuất halogen bậc I có CTPT C4H9Cl là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

11. Cho hợp chất thơm ClC6H4CH2Cl tác dụng với dung dịch KOH (đặc, dư, to, p) thu được

A. KOC6H4CH2OK. B. HOC6H4CH2OH.

C. ClC6H4CH2OH. D. KOC6H4CH2OH.

12. Tên thay thế của ClCH2CH(CH3)CHClCH3 là

A. 1,3-điclo-2-metylbutan. B. 2,4-điclo-3-metylbutan.

C. 1,3-điclopentan. D. 2,4-điclo-2-metylbutan.

IV.2. Các hoạt động dạy học.

1. Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.

2. Hoạt động 2: Kiến thức cần nắm vững.

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)