Tại giai đoạn này được coi là chế độ chuyển tiếp từ thời bao cấp quản lý tập thể sang nền kinh tế thị trường tự do. Ngày 13-10-1992 Quốc hội đã thông qua luật đất đai năm 92 và xác định sở hữu là quyền hưởng lợi và buôn bán tài sản, đây là quyền tuyệt đối và độc quyền. Luật này đã thể hiện về sở hữu tư nhân đất nhà ở, còn đất vùng thành phố sẽ được quy định bởi luật khác. Hơn nữa, còn thể hiện lại sự nhận được sở hữu theo thế chấp, thừa kế, hợp đồng buôn bán, quà tặng và chiếm hữu mà đã nêu trong bộ luật dân sự.
Trong giai đoạn này, dù mới ra đời Luật Đất đai 92 và một số văn bản pháp luật khác đã để lại, nhưng người ta thấy vấn đề quản lý đất đai theo quy hoạch sử dụng đất vẫn chưa được nêu lên về nhu cầu và tầm quan trọng trong khởi đầu phát triển theo hướng đổi mới nền kinh tế. Dù thế nào, đây là thời điểm chúng ta đang triển khai xây dựng lại nền cơ sở pháp luật của các ngành cần thiết, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai nhằm theo đuổi sự phát triển của đất nước và toàn cầu hóa.
Từ năm 1989-1992, chính phủ Campuchia bắt đầu cải cách tới dần kinh tế thị trường, lúc đó mới nảy sinh chế độ tư nhân trên đất đai. Ngày 13-10- 1992, Quốc hội đã thông qua luật đất đai năm 92 và xác định sở hữu là quyền hưởng lợi và buôn bán tài sản, đây là quyền tuyệt đối và độc quyền.
Chiếm hữu đất đai được thừa nhận theo điều 61-76 của Luật Đất đai năm 92 và nó có thể trở thành sở hữu trên đất đó khi đủ điều kiện chiếm hữu bởi: hịa bình, trung thực, cơng khai, sử dụng liên tục và khơng che dấu; tiếp sau cịn có 2 điều kiện nữa là người chiếm hữu phải thông báo cho xã/phường biết để nộp thuế. Theo điều kiện này thì việc chiếm hữu đất đai phải có ít nhất
5 năm sử dụng mới nhận được quyền sở hữu hợp pháp.
Qua điều tra, trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 92 thì việc thực hiện luật này chưa được khả thi bởi 2 vấn đề như sau:
- Khi thực hiện, hiếm có cấp giấy sở hữu cho nhân dân và người dân chỉ nhận được chiếm hữu mà thôi. Nguyên nhân sự di chuyển nơi ở và phương tiện đi tới vùng xa là rất khó khăn làm hạn chế cho việc thực hiện luật năm 92 này.
- Trình độ của dân hạn chế và sự khó khăn trong việc tuyên truyền thông tin cũng như luật pháp này tới dân làm cho họ thiếu thông tin mới, đây cũng là điều ảnh hưởng đến việc thi hành luật có liên quan đến chiếm hữu đất đai này. Hơn nữa, ngoài vấn đề chiếm hữu và nộp thuế cịn có rất nhiều vấn đề đối với luật năm 92 này, nó là nguyên nhân có nhiều đề nghị xin sửa đổi luật này nhiều lần và cuối cùng luật đất đai năm cũng 2001 ra đời theo yêu cầu đó.
Với thực tế diễn biến ở giai đoạn này, các nhà quản lý và đối tượng sử dụng đất cần tiếp tục quán triệt rõ thêm về bản chất và tính hiệu quả của công tác quản lý theo quy hoạch và pháp luật vì nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sử dụng đất hợp lý với sự liên kết chặt chẽ của các ngành liên quan cũng như theo kế hoạch chiến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.