Srae Sangkum 110206 46.1 38.80 7

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách đất đai đến quy hoạch và quản lý sử dụng đất ở tỉnh mondulkiri-campuchia (Trang 121 - 128)

- Điều tra phỏng vấn người quản lý, các thành phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách quản lý, sử dụng đất và lập phương án quy hoạch sử

9 Srae Sangkum 110206 46.1 38.80 7

10 Monourom 110501 29.60 20.90 -8.7 Saen Monourom(1105) (1105)

Nguồn: Sở kế hoạch tỉnh Mondulkiri năm 2010

3.3.4.3. Ảnh hưởng của chính sách đất đai đến quy hoạch và quản lý sử dụng đất qua tham vấn ý kiến của người dân ở tỉnh Mondulkiri

a. Quan điểm xung quanh chính sách QLĐĐ theo quy hoạch ở cấp cơ sở

Qua điều tra, cho thấy người dân và chính quyền địa phương trong cụm xã đã chỉ ra rằng họ đã quan tâm đến chính sách quy hoạch cấp xã này. Họ đã tham gia góp ý kiến dân chủ, thể hiện sự ủng hộ và chấp nhận các dự án đang được thực hiện trong địa bàn xã. Những đề xuất dự án quy hoạch đã được thảo luận tại Hội thảo hòa nhập kế hoạch cấp huyện/quận tổ chức tại các huyện/quận hàng năm với sự tham gia của lãnh đạo tỉnh, huyện, xã, người liên quan, các nhà tài trợ và người dân.

Mục đích Hội thảo là để thảo luận nhằm lựa chọn các dự án ưu thế mà nhà hỗ trợ có thể đáp ứng giúp đỡ được trong thời gian tới. Hơn nữa, Hội thảo hòa nhập kế hoạch cũng nhằm thể hiện chính sách về quy hoạch, sự bình đẳng hóa và phân quyền đến cấp dưới theo chủ chương đổi mới của chính phủ Campuchia. Đây là điều quan trọng nhằm chính quyền cấp xã/phường có năng lực thực hiện vai trò chính đáng của mình để tự phấn đấu phát triển địa phương kết hợp với việc trợ cấp đặc biệt của Nhà theo từng vùng cụ thể trên cả nước. Kết quả của dự án bao gồm tất cả việc quan sát đã ghi nhận từ những năm trước đó. Hội thảo hòa nhập huyện/quận được tổ chức trong năm 2007 đã giúp cho các xã với kinh phí và các chương trình phát triển nhằng thực kế hoạch hàng năm và định hướng thêm cho những năm tới.

Tại sao xã hội chấp nhận chính sách quy hoạch này của Nhà nước ? Chính sách này đã mang lại lợi ích gì đến địa phương hay không ? Điều này có thể được làm rõ bởi hai câu trả lời khác nhau. Người dân địa phương hy vọng sẽ đạt được lợi ích từ chương trình chính sách bằng cách sử dụng đất riêng của mình mang lại hiệu quả cao, cải thiện cuộc sống tốt hơn, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, qua ảnh hưởng trực tiếp

của chính sách quy hoạch sử dụng đất thì chính quyền địa phương có thể nắm được quen thuộc hơn về đặc thù tiềm năng đất đai, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực hiện có của mình để quản lý và phát triển ngày càng thích hợp.

b. Điều tra và đánh giá thực hiện chính sách quy hoạch

Điều tra tham vấn ý kiến của người dân sau khi thực hiện chính sách là điều rất quan trọng để Nhà nước nắm được những thành quả đạt được ở địa phương và khả năng phản hồi của người dân bàn địa, nhất là đồng bào dân tộc thiếu số ở vùng sâu vùng xa.

Nghiên cứu về chính sách quy hoạch và ảnh hưởng của nó đến công tác quản lý sử dụng đất là một quan điểm mới ở Campuchia, cho nên việc lập và thực hiện chính sách quy hoạch sử dụng đất cấp xã trên địa bàn tỉnh Mondulkiri trên cơ sở Nghị định 72 của Thủ tưởng Chính phủ, là một điều không thể tránh được những sai sót trong việc lập và thực hiện phương án.

Ở Việt Nam, quy hoạch các cấp nói chung và cấp xã nói riêng là một vấn đề đã có lịch sử cách mạng lâu dài, nhưng ngược lại ở Campuchia là một chủ đề hoàn toàn mới và đang được các nhà chuyên môn và Nhà nước bắt đầu quan tâm. Cho đến hiện nay, Campuchia còn chưa có các hệ thống số liệu về thống kê đất đai qua các năm, chưa có các loại bản đồ liên quan đến hiện trang sử dụng đất và vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ mới đạt được khoảng 2 triệu lô đất trên toàn quốc do dự án LMAP hỗ trợ.

Nhu cầu cấp giấy chứng nhận sở hữu đất đai của người dân là rất cần thiết để họ góp vốn hay vay vốn phục vụ quá trình sản xuất và nâng cao mức sống. Mới đây, với sự quán triệt ý nghĩa chính sách quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật như Việt Nam đã từng thực hiện thành công, thì Campuchia cũng phần nào học hỏi và rút kinh nghiệm để làm cho bước tiến của mình được tốt hơn và thật sự đi đúng hướng, mang lại hiệu quả thiết thực; cụ thể trong những năm đầu thực hiện chính sách quy hoạch cấp xã theo Nghị định 72; lãnh đạo Bộ QĐQTXD cũng thường xuyên sang học tập và trao đổi

kinh nghiệm từ nước bạn Việt Nam (Trường ĐHNNHN, Bộ TNMT và Bộ Xây dựng), và ngược lại cũng đã từng mời các giáo sự Việt Nam sang Campuchia để giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ đạo về chuyên môn quy hoạch và quản lý sử dụng đất ở một số địa bàn đang được thử nghiệm cụ thể.

Với đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách đến quy hoạch và QLSDĐ ở tỉnh Mondulkiri, phần điều tra tham vấn ý kiến người dân, chúng tôi đã lập 222 bộ câu hỏi, với 2 nhóm đối tượng chính: người dân và người có liên quan nằm trong địa bàn tỉnh; ý nghĩa bộ câu hỏi chủ yếu là để đánh giá sự ảnh hưởng sau thực hiện chính sách quy hoạch và khả năng tiếp nhận chính sách này tại vùng nghiên cứu. Kết quả tổng hợp của quá trình điều tra được minh họa theo bảng 3.23 và 3.24.

Bảng 3.23: Ý kiến người dân sau khi thực hiện chính sách QLĐĐ theo quy hoạch ở tỉnh Mondulkiri

Bảng 3.24: Ý kiến cán bộ, lãnh đạo sau khi thực hiện chính sách QLĐĐ theo quy hoạch ở tỉnh Mondulkiri

Theo bảng 3.23 và 3.24 cho thấy phần lớn người dân, chính quyền và thành phần liên quan đã nắm được nhiều về sự lan truyền của chính sách quy hoạch sử dụng đất theo Nghị định 72. Do vậy, khi chúng tôi phỏng vấn họ đã thể hiện khả năng hiểu biết được cơ bản về bản chất quy hoạch và hiệu quả của nó trong công tác quản lý đất đai, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề quyên sở

hữu, điều đáng quan tâm là người dân 100% họ muốn Nhà nước cấp GCN sở hữu đất đai càng sớm càng tốt, để tạo điều kiện vay vốn phục vụ phát triển sản xuất và mở rộng các dịch vụ khác trên địa bàn của mình.

Mặt khác, về quá trình lập và thực hiện quy hoạch năm 2007-2010 của kỳ đầu, tức là có 88% người dân đã tra lời rằng, chính sách đã có ảnh hưởng trực tiếp làm cho quá trình sản xuất nông-lâm nghiệp, CSHT và các dịch vụ khác được thuận tiện hơn, mức sống của họ ngày càng được cải thiện, trình độ hiểu biết trong sản xuất và phát triển ngành càng được nâng cao.

Kết quả thực thi của việc thực hiện chính sách quy hoạch này, dẫn đến người dân, cán bộ, lãnh đạo các cấp và người có liên quan đều khẳng định sự chấp nhận hoàn toàn với số phiếu trả lời trên 82% đồng ý chấp nhận chính sách. Những điều ở trên đã chứng minh rằng, việc đưa ra chính sách của Nhà nước về triển khai công tác quy hoạch cấp xã và sự tỏ ra khả năng thực thi của nó với hiệu quả cụ thể ở Mondulkiri đã làm cho người dân và chính quyền xã/phường khẳng định sự hài lòng và luôn ủng hộ tiếp nhận.

3.3.5. Đề xuất quy trình xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Mondukiri tỉnh Mondukiri

Cho đến nay, ở Campuchia nói chung và Mondulkiri nói riêng, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là chưa từng có văn bản và hướng đẫn chính thức trong việc chỉ đạo lập và thực hiện quy hoạch. Sắp tới, sẽ chuẩn bị dự thảo Nghị định về quy hoạch tổng thể sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất cho cấp thủ đô, tỉnh, thành phố, huyện, quận [48].

Qua nghiên cứu đề tài chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho tỉnh Mondulkiri, theo các căn cứ sau đây:

- Kinh nghiệm từ quy hoạch có người dân cùng tham gia (PLUP), - Kinh nghiệm từ dự án thử nghiệm lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã, - Quy hoạch chiến lược phát triển của một số huyện trong nước,

- Quy hoạch đô thị của một số quận, thành phố trong nước, - Quy hoạch phát triển bề vững các vùng ven biển,

- Quy hoach tổng thể thủ đô Phnom Penh,

- Kinh nghiệm từ quy hoạch sử dụng đất của Viêt Nam và một số nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn quốc, Liên xô và Trung Quốc,

Ngoài ra, còn dựa trên kinh nghiệm của một số dự án lập quy hoạch ngành đã được công bố và đang triển khai thực hiện.

Trên cơ sở thực tế lập và thực hiện quy hoạch trên, qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất quy trình quy hoạch quản lý đất đai như hình 3.14.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách đất đai đến quy hoạch và quản lý sử dụng đất ở tỉnh mondulkiri-campuchia (Trang 121 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w