- Trước năm 1975 có sự thử nghiệm 3 lần về xây dựng sổ đất đai nhưng đều thất bại, cụ thể Quyết định ngày 28/10/1884 là “đất đai của Vương Quốc Campuchia cho đến nay sở hữu độc lập bất động sản của nhà vua sẽ không phải là của cải không buôn bán được nữa”; ngày 7/4/1806 nhà vua ra lệnh rằng “bây giờ ta muốn có một minh chứng trong sáng về sự quan tâm rất lớn trên lợi ích của Vương Quốc và cộng đồng; ta quyết định giao đất khai hoang và đất đang canh tác cho sở hữu tư nhân cho người dân đã đăng ký cấp… ”; ngày 5/6/1908 đã cấu trúc lại hệ thống xã và chủ tịch xã có vai trò rất lớn như: quản lý hành chính trong xã, là cán bộ xác nhận chứng cớ và làm kê khai thửa đất cho người dân, v.v...
- Năm 1925, nhà nước đã thông báo về tiếp nhận đăng ký bất động sản có thời hạn nhất định trên toàn quốc; có hai kiểu đăng ký thứ nhất, đăng ký tiếp nhận người đang chiếm hữu bất động sản là đối tượng hợp pháp khi đăng ký cấp giấy sở hữu và thứ hai là đăng ký theo điều 724 của luật dân sự, gọi là đăng ký sở hữu đất đai. Qua quá trình phát triển của công tác quản lý đất đai và quy hoạch thì cho đến năm 1975 kết quả đăng ký tiếp nhận chiếm hữu đạt 100% và 10% là đăng ký có giấy chứng nhận sở hữu đất đai [66].
- Trong vòng từ năm 1975-1979, quyền chiếm hữu và sở hữu bất động sản hoàn toàn xóa bỏ; Tất cả tài sản và quyền lực hoàn toàn thuộc về Angka; đồng bào không có tất cả các quyền, họ chỉ được chung sống và làm việc để chờ đến ngày chết như động vật.
- Từ năm 1979-1989, đất nước mới giải phóng; nhưng tất cả đều phá họa, Nhà nước và nhân dân còn sống sót đã từ bàn tay trắng xây dựng lại đất nước từ đầu dưới sự viện trợ chính của Chính phủ Việt Nam và các nước cộng sản. Nhà nước đã xây dựng lại các hệ thống quản lý và thế chế pháp luật của
tất các lĩnh vực; riêng về hệ thống quản lý đất đai thì đã thực hiện chính sách theo chủ trương sở hữu tập thể dưới sự quản lý của nhà nước.
Ngoài ra, việc giải quyết tình hình khó khăn, nhà nước đã thành lập “cục quản lý chính sách nơng nghiệp”, có vai trò sắp xếp và chỉ đạo tổ sản xuất nơng nghiệp với sự hỗ trợ lẫn nhau (hình thức tổ sản xuất). Tháng 4 năm 1989 hội nghị đại diện cán bộ toàn quốc lần thứ 2 đã tổ chức và đề ra 5 quyết định, trong đó cũng có một quyết định về chính sách quản lý và sử dụng đất như sau: Nhà nước giao quyền sử dụng đất tư nhân và phân phối đất cho những người dân đã sử dụng liên tục ít nhất là một năm trước quyết định này. Trước năm 1989 khơng có sở hữu tư nhân hoặc quyền tư nhân đối với đất đai, nhưng theo quyết này thì chỉ có các quyền như sau:
i) Quyền chiếm hữu trên đất ruộng-vườn: có diện tích khơng q 5 ha và phê chuẩn bởi chủ tịch quận/huyện.
ii) Quyền sở hữu trên đất nhà ở: có diện tích khơng q 2000 m2 và phê chuẩn bởi chủ tịch quận/huyện.
iii) Quyền được giao đất: có diện tích cao hơn 5 ha sẽ phê chuẩn bởi bộ trưởng bộ nông nghiệp.
Riêng đối với đất tại thủ đơ Phnom Penh nhà nước có nghị định 25, ngày 22-04-1989 về giao đất sở hữu nhà của cho nhân dân Campuchia. Ngoài ra, trong chế độ này cũng đề ra bản hướng dẫn số 03, ngày 03-06-1989 về chính sách quản lý và sử dụng đất. Trong hướng dẫn này đã thừa nhận quyền sở hữu trên đất nhà ở và xác định nguyên tắc chiếm hữu phải liên quan đặc biệt đến sử dụng đất, nhưng hướng dẫn này mang tính chất xác nhận điều kiện để giao quyền sở hữu là chưa được nêu lên.
Qua lịch sử nêu trên, chúng ta thấy rằng, giai đoạn này Chính phủ vẫn chưa được quan tâm chặt chẽ đến công tác quy hoạch sử dụng đất, nhưng họ chỉ tập trung vào hình thức đăng ký để quản lý địa chính là chủ yếu, đấy cũng
là vì nhu cầu phát triển của thời đó, vẫn còn lạc hậu, đất rộng người thưa, việc sản xuất trên đất phần lớn là thuần nông, nên sự cấp bách thực tế về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cho tương lai thì chưa tính đến.