Điều kiện xã hộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách đất đai đến quy hoạch và quản lý sử dụng đất ở tỉnh mondulkiri-campuchia (Trang 80 - 88)

- Điều tra phỏng vấn người quản lý, các thành phần quan trọng trong

3.1.3.Điều kiện xã hộ

W là viết tắt của từ eaknesses: để chỉ những mặt yếu, mặt hạn chế O là chữ viết tắt của từ Opportunities: để chỉ những cơ hội, triển vọng.

3.1.3.Điều kiện xã hộ

3.1.3.1. Thực trạng dân số a. Tình hình dân số

Theo số liệu thống kê của sở kế hoạch tỉnh, năm 2008 tổng dân số là 56443 người, có 12149 hộ, với nữ giới 28418 người, chiếm 51% của tổng số dân. Thống kê trong tỉnh từ năm 2006 cho thấy có khoảng 80% là có sự gia tăng dân số trong 5 năm trước đây, là do phần lớn người Khmer nhập cư vào trong tỉnh. Mặc dù có một tỷ lệ tăng trường dân số, nhưng trong tỉnh này vẫn có mật độ dân số thấp nhất so với các tỉnh trong cả nước, với 4 người trong 1 km2 (thống kê của tỉnh năm 2010).

Bảng 3.4: Tình hình dân số của tỉnh Mondulkiri qua mợt sớ năm

Gia đình 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số hộ (hộ) 10351 10929 11299 1214

9 12567

Tỷ lệ số hộ tăng lên (%) 6 3 8 3

Tổng số khẩu (người) 49612 50958 53246 5644

3 57666

Tỷ lệ số khẩu tăng lên (%) 3 4 6 2

Số hộ là nữ đứng đầu (hộ) 1210 1412 1368 1417 1534

Nguồn: Niên giám thống kê của sở kế hoạch tỉnh Mondulkiri năm 2008

b. Tình hình dân tộc

Trong tỉnh Mondulkiri có 13 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Phnong là nhóm dân tộc bản địa lớn nhất. Theo số liệu thống kê của tỉnh năm 2008, số dân là 29.382 người, chiếm 52 % tổng dân số. Nhóm Khmer đứng thứ hai, chiếm 34% tổng dân số, tiếp theo là người Cham 7%; phần còn lại là

các dân tộc và nhóm bản địa khác như Kampuchea Krom, Việt Nam, Lào, Kreung, J'arai, Kroal, Thmon, Kuoy và Tumpuon [59].

Hình 3.2: Cơ cấu thành phần dân tộc ở tỉnh Mondulkiri năm 2008 Nguồn: Sở thống kê tỉnh Mondulkiri, năm 2010

c. Tình hình di cư dân số

Trên thực tế, tỷ lệ dân số Khmer trong tỉnh dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng. Đầu năm 1998, di cư của người dân từ các tỉnh khác đã chiếm 18% dân số của Mondulkiri; xu hướng tăng dần của người di cư từ nơi khác đến, vẫn tiếp tục gia tăng. Quá trình di cư của người dân tại tỉnh Mondulkiri được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5: Tình hình di cư của người dân tại tỉnh Mondulkiri

DVT: hộ, người Người di cư 2007 2008 2009 2010 Số hộ nhập cư vào 498 227 465 265 Tổng số người 2021 923 2326 1109 Số lượng nữ 1027 451 1173 570 Số hộ di cư ra 140 126 155 108 Tổng số người 555 539 703 398

Số lượng nữ 291 284 317 196

Số hộ tạm trú tạm thời 235 303 252 363

Tổng số người 735 920 712 1375

Số lượng nữ 380 493 371 662

Số hộ có nhà trên đất cơng cộng 35 139 300

Số người mồ côi không nhà cửa 71 9 11

Nguồn: Thống kế của tỉnh Mondulkiri năm 2010

3.1.3.2. Thực trạng lao động và việc làm

Trong tỉnh Mondulkiri có 95% phụ nữ sống là nơng dân, chỉ có 5% tham gia trong kinh doanh nhỏ và dịch vụ dân sự; 85% nông dân sinh sống bằng nghề trồng lúa. Số lượng người lao động trong tỉnh là 3.103 người, trong đó 1420 người là phụ nữ và có 116 cơng nhân nước ngồi. Có khoảng 146 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh; phần lớn công ty nước ngoài đầu tư vào trồng trọt ở quy mơ lớn và thăm dị mỏ.

Để thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như đào tạo năng lực cho người dân địa phương, Sở công tác Phụ nữ, Lao động và Xã hội tỉnh đã đào tạo nghề cho người lao đợng để có kỹ năng tớt và dạy nghề thêm cho các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thực trạng nghề nghiệp của của các hộ gia đình trong tỉnh Mondulkiri được liệt kê như bảng 3.6. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.6: Cơ cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình ở tỉnh Mondulkiri

Loại nghề nghiệp của các hộ 2008 (%) 2009 (%) 2010 (%) Hộ Hộ làm nghề NN là chính 84 82 83 10101

Hợ làm xí nghiệp là chính 1 n/a n/a 41

Hợ làm nghề dịch vụ là chính 7 7 5 580

Hợ có nghề khơng rõ ràng 8 11 12 1427

Hộ làm công chức nhà nước 11 12 10 1274

Hộ làm cán bộ công nhân tư nhân 1 2 1 161

3.1.3.3. Thực trạng thương mại và dịch vụ

Mondulkiri là vùng đặc trưng rừng núi thiên nhiên, có nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển và người dân sinh sống chủ yếu là dân tộc thiếu số. Trong nững năm qua với sự quan tâm hỗ trợ phát triển của Nhà nước và các Tổ chức phi chính phủ đã phần nào làm thay đổi hình thức phát triển theo sự tiến bộ chung của đất nước và định hướng kinh tế tự do của các loại hàng hóa.

Qua kết quả phấn đấu đã thực hiện kế hoạch cho những năm trước, Sở thương mại tỉnh đã triển khai đăng ký cho các doanh nghiệp nhỏ được khoảng 90%. Năm 2010 đăng ký được 578 doanh nghiệp trong đó 401 là thương mại, 152 là dịch vụ, 21 là xí nghiệp và xăng dầu và 4 là khí đốt [65].

3.1.3.4. Thực trạng giáo dục và đào tạo

Theo tài liệu kế hoạch của tỉnh 2008 cho thấy, trong 8,966 trẻ em đang độ tuổi tiểu học, chỉ có 66% là được đi học. Trong số các trẻ em có độ tuổi đi học từ 12-14 t̉i thì tỷ lệ tham dự vào trong tỉnh để nhập học chỉ có 70%. Theo thực tế cho thấy rằng những con số tham dự có thể thấp hơn, vì nhiều trường tiểu học ở ngôi làng xa xôi không đủ các bậc lớp học. Thông tin giáo dục về trường học, lớp học, học sinh và cán bộ ở các huyện được liệt kê chi tiết như phụ lục 1.

Tỷ lệ mù chữ là 40% đối với người có độ tuổi từ 15 đến 60, trong đó 51% là phụ nữ; vấn đề mù chữ là điều thật sự ảnh hưởng chủ yếu đến người dân trong bản địa. Thống kê về tình hình người mù chữ tại địa bàn tỉnh đến năm 2008 được thể hiện như phụ lục 2.

3.1.3.5. Thực trạng y tế

Tỉnh Mondulkiri có cơ sở hạ tầng công cộng kém, 01 một bệnh viện, 03 bệnh viện giới thiệu, 07 trung tâm sức khỏe và 18 trạm y tế. Có 145 nhân viên y tế, trong đó chỉ có bảy là trình độ bác sĩ. Trong năm 2004, người sử dụng dụng cụ tránh thai là rất thấp, chỉ có 18,87% phụ nữ mang

thai. Tỷ lệ bệnh lao và sốt rét cao là 15,15% và 16,54%. Chỉ có 27,20 % hộ gia đình đã tiếp cận với nước sạch. Tình hình bệnh sốt rét trong năm 2009 ở tỉnh Mondulkiri là có 6.821 trường hợp. Sở Y tế đề xuất xây dựng một bệnh viện và các trạm y tế để phục vụ tốt hơn cho bệnh nhân sau này.

Trên thực tế, có một số huyện có nguồn cung cấp đầy đủ y học trong khi một số là thiếu sót nhiều. Trong nhiều trường hợp khơng có người phụ trách về thuốc men cho bệnh nhân. Đôi khi một số dân trong làng đã không biết được ở đâu là điểm y tế, khi đó phương pháp truyền thống bắt đầu đóng vai trị quan trọng để thay thế dịch vụ y tế cơng. Trên địa bàn tỉnh đã có sự hỗ trợ phát triển của tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế trong lĩnh vực y tế, bao gồm cả chương trình SEILA đã hỗ trợ xây dựng trạm y tế tại thành phố Senmonorom và huyện Seima. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ về ý tế như tổ chức Health Net International và NOMAN,... [51].

3.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Mondulkiri Mondulkiri

a. Thuận lợi

- Vị trí địa lý của tỉnh Mondulkiri có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhất là rừng, động vật hoang dã và khoáng sản; là nơi đặc trưng văn hóa dân tộc thiểu số của Nước Campuchia; có ranh giới phía Đông và phía Nam giáp với vùng Tây Nguyên của Việt Nam và nằm trong vùng Tam giác phát triển của ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam. Yếu tố tiềm năng thiên nhiên và con người, kết hợp với chủ trương chính sách phù hợp đã và đang làm cho tỉnh Mondulkiri có lợi thế mạnh trong việc thu hút phát triển từ các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước.

- Khí hậu thời tiết của tỉnh Mondulkiri thuộc vùng nhiệt đời gió mùa trong vùng hạ lưu sông Mekong, có nhiều thuận lợi cho việc sinh sống và phát triển của con người, động vật và khả năng sinh trưởng tốt cho các loại

cây nông-lâm và nông-công nghiệp.

- Hệ thống thủy văn của tỉnh Mondulkiri nằm trong hệ thống sông Mekong nên đã được chi phối khối lượng nước khả nhiều; tạo điều kiện cho người dân sử dụng nguồn nước sông này trong sinh hoạt và sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Địa hình cao nguyên của Mondulkiri đã mang đến cuộc sống với phong cảnh lý tưởng và không khí trong lành hiếm nơi nào có; đặc điểm đất đai và thổ nhưỡng rất màu mỡ, với nhiều loại khoảng sản; đặc biệt có vùng Bazan rộng lớn tạo ra quặng Bauxite mang lại giá trị kinh tế cao.

- Kể từ khi thành lập tỉnh, Mondulkiri đã trải qua đổi mới về các chính sách ưu đãi phát triển, nhất là chính sách xóa đói giảm nghèo, phân quyền đến cấp dưới quốc gia và quản trị tốt; từng bước đi lên trên cơ sở đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh xã hội, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

- Mondulkiri, mới đây vừa được khám phá là vùng đặc trưng có địa điểm du lịch sinh thái với nhiều loài động vật quý hiếm, rừng núi mong manh và chứa đựng đa dạng rừng đặc dụng hiếm có trong tự nhiên. Với nhiều đặc điểm thiên nhiên ban tặng và kết hợp với sự quan tâm và cố gắng của chính quyền các cấp đã từng bước cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông và du lịch càng được tốt hơn, làm cho sức thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm quan ở Mondulkiri ngày càng gia tăng.

- Thông qua một số luật pháp và nhiều chính sách đởi mới của Chính phủ về đất đai, lâm nghiệp, quyền bảo vệ dân bản địa đã cung cấp một khuôn khổ hiệu quả cho việc quản lý đất đai vền vững và bảo tồn được nền văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số lâu dài.

- Mondulkiri có nền kinh tế chủ yếu là dựa trên lĩnh vực nông nghiệp, có 77,47% là người dân làm canh tác nông nghiệp. Tiềm năng dành cho sản xuất cây nông-công nghiệp và công nghiệp khoảng 300.000 ha là loại đất đỏ thích hợp cho cây cao su, khoai, cà phê, hạt tiêu và hạt điều. Trong thời gian

qua, với sự quan tâm của tỉnh, Sở nông nghiệp, chính quyền các cấp và các đối tác viện trợ quốc tế đã làm cho việc phát triển ngành nông nghiệp ngày càng được nâng cao và có hiệu quả.

- Sự ra đời của Luật Đất đai (năm 1992, 2001), Khung chiến lược chính sách đất đai 2002, Nghị định 72 năm 2009 về phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã/phường và các văn bản có liên quan khác là cơ sở nền tàng quan trọng cho việc tạo điều kiện phát triển chung và đặc biệt trong bước đầu xây dựng hệ thống quản lý sử dụng đất đai theo quy hoạch và pháp luật ở Campuchia nói chung và Mondulkiri nói riêng, ngày càng tốt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Khó khăn

- Mondulkiri là một tỉnh vùng núi cao nguyên xa lánh, cơ sở hạ tầng còn sơ khai nên việc đi lại trong tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn; kinh tế phần lớn dựa trên thuần nông và khai thác lâm sản phụ, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp còn rất nhiều hạn chế.

- Tài nguyên nước Mondulkiri đang gặp phải mối đe dọa; đập thủy điện phía Việt Nam và đang xây dựng ở bên Campuchia có ảnh hưởng đáng kể dến hệ thống thuỷ văn, chất lượng nước, gây nên lũ lụt nghiêm trọng trên sông Sre Pok và ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh thái, thực phẩm và sinh kế của dân.

- Sự ô nhiễm nước ngầm cũng đã được báo cáo tại một số huyện trong tỉnh, hầu hết các hộ gia đình, ngay cả trong thành phố Sen Monorom vẫn sử dụng nước từ giếng. Chẳng hạn như nước có chứa chất thạch tín (arsenic- As2O3) ở các vùng sâu vùng xa của huyện Kaev Seima; người dân ở huyện Koh Nhek không thể uống nước từ giếng được bởi có hạt màu trắng nổi ở trong nước đó. Thay vào việc uống nước giếng thì họ quay trở lại uống nước sơng; cho nên nhiều người dân buộc phải đi bộ 3 km để đi lấy nước uống.

- Mondulkiri đang phải đối mặt với áp lực rất lớn về quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu liên quan đến vấn đề sở hữu và khai hoang chiếm hữu

đất bất hợp pháp; dù có Luật đất đai và các văn bản liên quan, nhưng các hệ thống luật này chưa được liên kết thi hành hiệu quả, nhất trong công tác cấp giấy chứng nhận sở hữu đất đai cho hộ gia đình và dân tộc thiểu số.

- Nạn phá rừng và khai thác khoảng sản bất hợp pháp ngày càng gia tăng trên tồn tỉnh và trong đó ngay cả nhiều khu bảo tồn lớn cũng đã bị phá khủng khiếp. Ngoài ra, quá trình di cư môi trường sống của người dân cũng là nguyên nhân đánh mất sức sống hoang dã và đa dạng sinh thái.

3.2. Thực trạng quản lý sử dụng đất của tỉnh Mondulkiri

3.2.1. Tình hình hiện trạng sử dụng các loại đất

Bảng 3.7: Hiện trạng cơ cấu các loại đất chính của tỉnh Mondulkiri

Thứ tự Loại đất Mã loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp AL 42.761,25 3,13

2 Đất rừng FL 12.40798,5 90,77

3 Đất CSHT IL 3.832,00 0,28

4 Đất ở HL 5.120,25 0,38

5 Đất chưa sử dụng NL 74.425 5,44

Tổng diện tích 1.366.937 100

Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu các loại đất chính của tỉnh Mondulkiri

Mondulkiri có diện tích đất phần lớn là đất rừng, chiếm 90,77% tổng diện tích tự nhiên. Qua áp dụng công GIS, viễn thám và điều tra thực địa thì chúng tôi đã thông tin về diện tích các loại đất như bảng 3.7 và biểu đồ hình 3.3.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách đất đai đến quy hoạch và quản lý sử dụng đất ở tỉnh mondulkiri-campuchia (Trang 80 - 88)