Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách đất đai đến quy hoạch và quản lý sử dụng đất ở tỉnh mondulkiri-campuchia (Trang 73 - 77)

- Điều tra phỏng vấn người quản lý, các thành phần quan trọng trong

W là viết tắt của từ eaknesses: để chỉ những mặt yếu, mặt hạn chế O là chữ viết tắt của từ Opportunities: để chỉ những cơ hội, triển vọng.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lí

Mondulkiri là một tỉnh nằm ở phía Đơng-Bắc Campuchia, khoảng cách 543 km từ Phnom Penh, có một thành phố thuộc tỉnh là Senmonorom. Có tổng diện tích tự nhiên là 14288 km2. Tỉnh Mondulkiri bao gồm 4 huyện, 1 thành phố, 21 xã/phường và 98 làng. Có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp với tỉnh Ratanakiri và Stung Treng, Campuchia Phía Đơng giáp với tỉnh Đắc Lắk, Việt Nam

Phía Nam giáp với tỉnh Bình Phước, Việt Nam Phía Tây giáp với tỉnh Kratie, Campuchia

Tỉnh Mondulkiri là một tỉnh đặc trưng dân tộc thiếu số của Campuchia, có khoảng 80% là dân tộc thiểu số và 20% là người Khmer. Mondulkiri có tổng dân số 61107 người và 12407 hộ trong đó nam 31372 người (51%) và phụ nữ 29735 người (49%) [50].

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Cao nguyên Mondulkiri, là vùng đá bazan mà một phần trở thành đất đỏ, vì sự phong hóa và xói mịn qua thời gian đã làm cho vùng này có địa hình khơng đồng đều khoảng từ 500 đến 1000 m, có độ cao 200 m so với mặt nước biển; chỉ có một đỉnh núi có độ cao đến 1103 m, là núi Prah Bat hay núi Nam Lea. Địa hình cao nguyên này kéo dài đến Đắc Lắc, Việt Nam với lớp tro và núi lửa dày [55].

Hình 3.1: Sơ đồ hành chính của tỉnh Mondulkiri 3.1.1.3. Đặc điểm đất đai- thổ nhưỡng

Tỉnh Mondulkiri là một tỉnh nằm trong vùng cao nguyên bazan rộng lớn theo chiều dài của bán đảo Đông Dương Nam. Tại Campuchia, khu vực hình thành bởi đá bazan là vùng nổi bật nhất ở phía Đơng Nam đó là cao nguyên Mondulkiri- trước đây gọi Chlong Leu, nằm ở phía Bắc của Kampong Cham và trên cao nguyên Tây của Campuchia. Phần lớn tảng đá vùng này

được hình thành từ đá bazan, có chất bazan kiềm và lượng bazan nhôm cao mà có độ dày địa tầng từ 100-140m. Các lớp Bazan này là đá mẹ được nhiều người quan tâm và nghiên cứu; Ngoài ra, vì yếu tố khơng gian và khí hậu đã làm cho các lớp Bazan tạo nên vùng quặng bauxites có giá trị kinh tế.

3.1.1.4. Đặc điểm khí hậu

Rừng bảo vệ Mondulkiri (MPF) và địa hình núi cao đã làm cho tỉnh có 3 mùa khác nhau, mùa mưa cung cấp lượng mưa hàng năm là 90% từ tháng 5 và tháng10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 01; mùa khô từ tháng 02 đến tháng 4; thời tiết trung bình là 27 0C.

Lượng mưa trung bình năm giảm đi theo hướng Đông Nam-Tây Bắc, dốc kéo dài từ cao nguyên. Theo điều tra lượng mưa đo gần đây chỉ ra rằng trên đỉnh cao nguyên Mondulkiri đã nhận được lượng mưa là khoảng 2500 mm trong mỗi năm (Nomad, 2001), trong khi đó các vùng đất thấp, bao gồm cả rừng bảo vệ Mondulkiri, nhận được lượng mưa hàng năm khoảng 1500- 1800 mm. Riêng đối với độ ẩm là có liên quan với lượng mưa, độ ẩm cao thường trong mùa mưa và độ ẩm thấp là vào trong mùa khô.

Theo tài liệu My SaMorn (USCA 1971), lượng mưa hàng năm (mm) của Mondulkiri-Senmonorom trong vòng hơn 10 năm như bảng 3.1 [64]:

Bảng 3.1: Lượng mưa của Mondulkiri, một số tỉnh ven biển và đồng bằng

Tháng

Tên tỉnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB/Năm

Mondukiri 2 20 71 127 331 351 465 468 448 264 144 20 2622 Stung Treng 2 11 28 78 203 271 334 318 325 182 57 13 1822 Sihanoukville 36 31 107 112 371 490 701 722 659 393 161 48 3831 Svay reang 14 8 34 109 201 198 198 178 276 342 188 58 1805 Siem Reip 2 11 26 60 144 175 203 203 272 245 82 14 1442 Phnom Penh 8 9 34 72 148 142 148 154 230 256 134 40 1375

Nguồn: Cục Đánh giá tài nguyên và Quản lý số liệu môi trường, Bộ Môi trường Campuchia năm 1997

(TB/năm) là 2622 mm chỉ thấp hơn vùng ven biển Sihanoukville. Ngoài ra, theo thống kê của My SaMorn (USCA 1971) cho biết tổng số ngày mưa trong năm của tỉnh Mondulkiri là 169 ngày/năm.

3.1.1.5. Đặc điểm thủy văn

Mondulkiri là một phần của 3 sông (3Ss là Sekong, Se San và Sre Pok) nằm dưới lưu vực mà nơi sông Sre Pok chảy qua. Sông Sre Pok là một nhánh chính của lưu vực sơng Mekong và có diện tích khoảng 30.900 km2, trong đó 12.650 km2 nằm trong lãnh thổ Campuchia. Sông này bắt nguồn từ vùng cao Tây Nguyên của Việt Nam trước khi nối tiếp sông Se San ở tỉnh Ratanakiri, sông Sekong ở Stung Streng và sông Mekong. Sông này là nơi cung cấp nước phong phú trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, nó cũng là địa điểm đặc trưng đa dạng sinh thái và có hàng trăm loài cá khác nhau.

Một số hồ sâu của sông phục vụ làm nơi ẩn náu quan trọng trong mùa khơ của các nguồn cá, góp phần cơng nghiệp đánh bắt cá của Campuchia. Trong sinh hoạt hàng ngày người dân ở tỉnh Mondulkiri thường sử dụng các nguồn nước khác nhau như được thể hiện bảng 3.2.

Bảng 3.2: Nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt ở Mondulkiri

Nguồn nước gia đình sử dụng 2008

%

2009 %

2010

% Hộ

Nguồn giếng bơm tây và tổng hợp 47,19 50,27 35,53 4465

Nguồn giếng ống và giếng đào 33,15 30,55 36,29 4560

Nguồn nước ao 1,01 0,81 0,73 92

Bể dự trữ nước mưa (trong gia đình) n/a n/a 0,83 104

Nguồn song, suối, hồ, ao, bể nước,… 18,65 18,37 26,63 3346

Nguồn: Sở Tài nguyên nước và khí tượng tỉnh Mondulkiri

3.1.1.6. Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và mơi trường

Mondulkiri là vùng đất rừng núi, có tài ngun thiên nhiên rất đa dạng đặc biệt là rừng (90,78%) và động vật hoang dã. Theo nghiên cứu tỉnh này có khoảng 100 lồi động vật hữu nhũ và 400 loại chim đang sinh sống. Những

loại động vật này, có loại nằm trong sự bảo vệ nghiêm ngặt và một số loài được dùng để làm thực phẩm, thuốc khmer và phát triển địa phương. Các loại rừng và cảnh quan vùng núi của Mondulkiri không chỉ nơi sinh sống của động vật mà còn là địa điểm lý tưởng để phát triển ngành du lịch sinh thái.

Người dân Mondulkiri có mối quan hệ sống còn với thiên nhiên, vậy việc thực hiện hay triển khai chương trình gì tại địa phương cần đề cập đến đồng bào dân tộc thiếu số mà cuộc sống họ luôn gắn liền với tự nhiên để tồn tại và phát triển. Theo thống kê của tỉnh, các kết quả của hộ gia đình có liên quan đến vấn đề tài ngun và môi trường được liệt kê như bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường

Loại hộ 2008 (%) 2009 (%) 2010 (%) Hộ

Hộ sống dựa vào sản phẩm rừng phụ 2 n/a n/a 53

Hộ sống trong vùng bảo vệ 18 17 20 2429

Hợ có dịch vụ thu gom rác n/a 3 n/a n/a

Hộ bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường n/a n/a n/a 22

Hộ trồng trọt sử dụng phân hóa học 1 1 1 88

Hợ trồng trọt sử dụng thuốc hóa học 2 1 1 115

(Nguồn: Thống kê năm 2010 của tỉnh Mondulkiri)

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách đất đai đến quy hoạch và quản lý sử dụng đất ở tỉnh mondulkiri-campuchia (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w