Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG và NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG y tế BÌNH ĐỊNH (Trang 47 - 116)

2.2.1. Đối tượng:

- Đối tượng nghiên cứu: Là thực trạng thể chất và giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bình Định.

Nhiệm vụ 1 của đề tài khảo sát thực trạng thể chất sinh viên, khách thể nghiên cứu là: Sinh viên năm thứ nhất tuổi 18 (sinh năm 1995) nữ 180 em, nam 32 em (Thực hiện nhiệm vụ 1 của đề tài).

+ Khách thể tthực nghiệm: gồm 100 sinh viên nữ và 8 sinh viên nam, lớp cao đẳng điều dưỡng 6A,B.

+ Nhóm đối chứng: gồm 100 sinh viên nữ và 8 sinh viên nam, lớp cao đẳng điều dưỡng 6C,D.

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu:

Trường Cao đẳng Y tế Bình Định

2.2.3 Thời gian nghiên cứu:

TT Nội dung công việc Thời gian

1 Chọn đề tài, xây dựng đề cương. Thông qua hội

đồng khoa học bảo vệ đề cương. 12/2012- 01/2013 2 Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tài liệu

- Giải quyết nhiệm vụ 1 của đề tài

- Thu thập và xử lý số liệu giai đoạn 1 01/2013- 06/2013 3

- Đọc, thu thập thông tin từ tài liệu tham khảo. Xử lý các thông tin nghiên cứu.

- Giải quyết nhiệm vụ 2 của đề tài (xây dựng 1 số giải pháp)

07/2013- 12/2013

4

- Giải quyết nhiệm vụ 2 của đề tài (thực nghiệm sư phạm).

- Thu thập và xử lý số liệu sau thực nghiệm.

2/2014- 07/2014

5 - Giải quyết nhiệm vụ 3 07/2014-08/2014

6 Chỉnh sữa, hoàn thiện luận văn. 08/2014- 09/2014 7 Bảo vệ luận văn thông qua hội đồng. 10/2014

Chương III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của Trường Cao đẳng Y tế Bình Định: Bình Định:

Để đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của Trường Cao đẳng y tế Bình Định chúng tôi xem xét một số mặt có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác GDTC, bao gồm: Đội ngũ giảng viên GDTC, chương trình giảng dạy môn học và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Năm 1990 sau khi tách tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, Trường Y tế Bình Định được thành lập theo Quyết định số 67/QĐ-UB ngày 8/2/1990 của UBND tỉnh Bình Định với bộ khung ban đầu gồm 5 cán bộ nằm trong khuôn viên của Sở Y tế Bình Định. Một năm sau, ngày 5/3/1991, UBND tỉnh Bình Định đã ra Quyết định số 221/QĐ-UB thành lập Trường Trung học Y tế Bình Định.

Đến ngày 09/11/2007 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 7175/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Trường Cao đẳng Y tế Bình Định trên cơ sở trường Trung học Y tế Bình Định. Với việc thành lập Trường Cao đẳng Y tế Bình Định, đây được xem là cơ hội của nhà trường từng bước nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất, tăng cường nguồn lực giảng viên, bổ sung trang thiết bị dạy học, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý.

Hiện tại Trường có hai cơ sở với tổng diện tích khoảng mười hai ngàn năm trăm mét vuông, cơ sở một có 35 phòng học lý thuyết và các phòng ban, cở sở hai có trên 25 phòng thực hành cho các bộ môn.

3.1.1 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC:

Bảng 3.1: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC của trường Cao đắng Y tế Bình Định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Cơ sở vật chất Sô lượng Chât lượng

2 Sân câu lông 02 Xi măng

3 Bàn bóng bàn 01 Sử dụng 5 năm

4 Hố nhảy xa 01 Nhỏ hẹp

5 Xà đơn 01 Sử dụng 10 năm

Kết quả bảng 3.1 cho thấy cơ sở vật chất dành cho hoạt động thể dục thể thao rất khiêm tốn, tận dụng không gian sân trường khu thực hành, không có khu vực riêng biệt, không có sân vận động, nhà thi đấu, văn phòng bộ môn dành cho TDTT, từ sân trường tận dụng thành sân bóng chuyền, cầu lông, và 1 hố cát nhảy xa, học điền kinh phải di chuyển qua bãi biển đối diện trường, đường chạy là vĩa hè dành cho người đi bộ, hoặc trên bãi biển khi thủy triều xuống. chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên.

Mặc dù đã được Tỉnh uỷ, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư nâng cấp nhà trường nhưng tập trung cho các môn chuyên ngành y, dược còn CSVC phục vụ công tác GDTC thiếu sân bãi, diện tích sân còn nhỏ, hố nhảy xa nhỏ hẹp, không có đường chạy trong trường vì khuôn viên sân trường không đủ dài.

Tóm lại qua khảo sát cho thấy chất lượng CSVC phục vụ cho công tác GDTC của nhà trường còn rất nhiều hạn chế, nên phần nào đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác GDTC chung của nhà trường.

3.1.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên GDTC:

Trong sự nghiệp đào tạo con người nói chung và trong công tác GDTC nói riêng, giáo viên luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Chất lượng giảng dạy tốt hay xấu, học sinh có thế tiếp thu kiến thức hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và kinh nghiệm của người giáo viên, người thầy không chỉ giáo dục tri thức cho học sinh mà còn phải biết giáo dục cả nhân cách, đạo đức và tư duy cho học sinh đế học sinh có thế hiếu một cách toàn diện và trở thành con người mới có ích cho xã hội. Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường Cao đắng Y yế Bình Định chúng tôi thu được kết qua thế hiện ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Thực trạng đội ngũ giáo viên Trường Cao đắng Y tế Bình Định.

Tổng số

Giáo viên GV/SVTỷ lệ Trình độ trungTuổi Giới tính Thâmniên Tuần)(Giờ/

Trên ĐH ĐH chỉnh quy ĐH tại chức Nam Nữ

03 1/420 0 01 02 0 33 03 0 10 15

Tỷ lệ% 0 33.3 66.6 0 100 0

Qua bảng 3.2 cho thấy tổng sổ giáo viên giáo dục thể chất của trường là 03 người và tỷ lệ GV/ SV là 1/ 420, có 01 giáo viên tốt nghiệp đại học chính quy, 02 giáo viên có trình độ đại học tại chức chưa có giáo viên nào có trình độ trên đại học, (hiện nay hai giáo viên đang đi học cao học TDTT khóa 17 trường Đại học TDTT TP Hồ Chí Minh).

Đội ngũ giáo viên của trường có những kiến thức lý luận và thực tiễn nhất định về TDTT do vậy học có thể truyền thụ cho sinh viên những kiến thức về TDTT. Tuy nhiên do đang quá trình vừa đi học vừa tham gia công tác giảng dạy nên đôi khi còn hạn chế do vậy ảnh hưởng chất lượng GDTC.

3.1.3 Thực trạng nội dung chương trình GDTC:

Chương trình Giáo dục thể chất được xây dựng trên cơ sở chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm 75 tiết (15 tiết lý thuyết, 60 tiết thực hành) được phân bổ trong 1 học kỳ của năm học thứ nhất, theo bảng 3.3

Bảng 3.3: Chương trình môn học GDTC Trường Cao đắng Y tế Bình Định.

TT Chủ đề/bài học TS LT TH

1 Mục tiêu nhiệm vụ và sự phát triển công tác TDTT nước

ta theo đường lối của Đảng và Nhà nước 2 2 Tác dụng của TDTT đối với sự phát triển con người toàn

diện 4 4

Lý luận và phương pháp TDTT 4 4

2 Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi 4 4

Kỹ thuật chạy cự li ngắn 4 4

Kỹ thuật chạy cự trung bình 4 4

3 Bài tập thể dục buổi sáng 8 8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tập thể dục dưỡng sinh 8 8

4 Cầu lông 16 2 14

5 Bóng chuyền 16 2 14

6 Ôn – kiểm tra 5 1 4

Tổng cộng 75 15 60

Chương trình GDTC bao gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết bao gồm 15 tiết trong đó có 1 tiết kiểm tra, phần thực hành gồm 60 tiết trong đó có 4 tiết kiểm tra. Phần lý thuyết nội dung thống nhất về giáo trình sinh viên học tại phòng học. Phần thực hành được tiến hành trong các giờ nội khóa theo thời khóa biểu. Sinh viên được học 56 tiết trong tổng quỹ thời gian là 60 tiết.

Hình thức tổ chức quá trình GDTC: Bộ môn tiến hành tổ chức quá trình GDTC theo hai hình thức: nội khóa và ngoại khóa.

- Nội khóa: Những buổi tập (giờ học) được phân theo thời khóa biểu của nhà trường theo quỹ thời gian chương trình quy định. Thực tế những năm qua cho thấy: về cơ bản việc giảng dạy trong giờ học nội khóa đã tiến hành giảng dạy lý thuyết cũng như thực hành theo phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi thấy việc giảng dạy TDTT vẫn cần có những thay đổi cho phù hợp với đặc thù riêng của nhà trường, cũng như việc gây được hứng thú tập luyện cho sinh viên.

- Ngoại khóa: Bao gồm các giờ tự học, tự tập của sinh viên, huấn luyện các đội tuyển của của trường, để tham gia các giải của ngành, và thành phố.

Do thời lượng giờ học nội khóa có hạn nên chất lượng GDTC, trình độ thể lực của sinh viên có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên.

Nhận xét chung về thực trạng GDTC Trường Cao đẳng Y tế Bình Định:

Trong khi cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung và đào tạo chuyên môn luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm đầu tư đúng mức, thì cơ sở vật chất giành cho nội và ngoại khóa môn GDTC của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bình Định còn quá nghèo nàn, diện tích chật hẹp. Điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng công tác giáo dục thể chất và sự phát triển thể chất của sinh viên.

Điều kiện vật chất không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, nên chương trình còn mang nặng tính hình thức, chưa có sự linh hoạt, ít có sự lựa chọn, dễ gây nhàm chán với số đông sinh viên.

Thời gian học của sinh viên ngành y quá dày (Sáng đi lâm sàng tại các bệnh viện, chiều học tại trường, tối có khi phải tham gia trực tại bệnh viện), thời gian còn lại dành cho học bài, do vậy có đôi lúc quá tải so với sinh viên nhất là một số sinh viên có thể lực yếu.

Trường không có khu ký túc xá, sinh viên không có điều kiện hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa vì không có sân bãi, dụng cụ, nên hạn chế sự phát triển thể chất của sinh viên. Sinh viên chỉ được hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa tại trường vào lúc hết giờ hành chính.

3.1.4 Thực trạng thể chất của sinh viên Trường CĐYT Bình Định

Để đánh giá tình hình thể chất chung của sinh viên Trường CĐYT Bình Định, chúng tôi tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu cơ bản về hình thái (chiều cao đứng (cm), cân nặng (kg), chỉ số BMI, chức năng (công năng tim (HW) và các tố chất thể lực (sức nhanh: chạy 30m XPC (s), sức mạnh: lực bóp tay thuận (kg), nằm ngữa gập bụng 30s (lần), bật xa tại chỗ (cm), sức bền chạy tùy sức 5 phút (m), mềm dẻo: dẻo gập thân (cm), khả năng phối hợp vận động: chạy con thoi 4x10m (s))

3.1.4.1 Thực trạng thể chất của sinh viên Trường CĐYT Bình Định

Bảng 3.4: Thực trạng thể chất theo từng chỉ tiêu của Nam, Nữ sinh viên

TT Chỉ tiêu Nam SV (n=32) Nữ SV (n=180)

1 Chiều cao đứng (cm) 166 0,05 2,76 1,55 0,05 2,95

2 Cân nặng (kg) 54,47 5,41 9,94 46,33 4,39 9,47

3 Chi số BMI Index (kg/m2) 19,7 1,95 9,91 19,2 1,76 9,17 4 Công năng tim (HW) 8,96 2,66 29,73 7,42 1,61 21,78 5 Dẻo gập thân (cm) 13,78 5,31 38,52 11,66 5,15 44,15 6 Bậc xa tai chỗ (cm) 214,84 27,61 12,85 159,74 15,45 9,67

7 Chạy 30m XPC (s) 5,3 0,53 10,02 6,51 0,53 8,09

8 Chạy con thoi 4*10m (s) 11,48 1,05 9,17 12,67 3,29 25,99 9 Chay 5phút (m) 991,09 151,62 15,3 820,02 82,1 10,01 10 Lực bóp tay thuận (kg) 59,59 18,61 31,23 27,58 9,2 33,35

11 Gập bụng (lần) 20,5 2,68 13,05 19,19 3,18 16,56

Thông qua bảng 3.4, ta thấy thực trạng thể chất của nam nữ sinh viên được trình bày như sau:

Nam sinh viên:

Trong các chỉ tiêu khảo sát số liệu thu thập tập trung quanh số trung bình (độ lệch chuẩn nhỏ), đó là các chỉ tiêu Chiều cao đứng(cm), Chi số BMI, công năng tim HW, chạy 30m, chạy con thoi 4x10m và gập bụng. Các chỉ tiêu còn lại không được tập trung, phân tán quanh số trung bình trong đó có những chỉ tiêu rất phân tán như: chạy tùy sức 5 phút, bật xa tại chỗ, lực bóp tay thuận.

Các chỉ tiêu có số liệu tương đối đồng đều (Cv<10%) như: Chiều cao đứng (cm), cân nặng, Chi số BMI và Chạy con thoi 4x10m (s). Các chỉ tiêu còn lại không đều (Cv>10%) như: Công năng tim HW (Cv=29.73), dẻo gập thân (Cv=38,52), lực bóp tay thuận (kg) (Cv= 31.23), bật xa tại chỗ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nữ sinh viên:

Trong các chỉ tiêu khảo sát số liệu thu thập tập trung quanh số trung bình (độ lệch chuẩn nhỏ), đó là các chỉ tiêu Chiều cao đứng(cm), Chi số BMI, công năng tim HW, chạy 30m, chạy con thoi 4x10m và gập bụng. Các chỉ tiêu còn lại không được tập trung, phân tán quanh số trung bình trong đó có những chỉ tiêu rất phân tán như: chạy tùy sức 5 phút, bật xa tại chỗ, lực bóp tay thuận.

Các chỉ tiêu có số liệu tương đối đồng đều (Cv<10%) như : Chiều cao đứng(cm), cân nặng, Chi số BMI. Bật xa tại chỗ, chạy 30m.Các chỉ tiêu còn lại không đều (Cv>10%) như: Công năng tim HW (Cv=21.78), dẻo gập thân

(Cv=44.15), lực bóp tay thuận (kg) (Cv= 33.35), Chạy con thoi 4x10m (Cv=25.99), và gập bụng (Cv=16.56).

3.1.4.2 So sánh thực trạng thể chất của sinh viên Trường CĐYT Bình Định với nam, nữ thanh niên VN 18 tuổi (2001)

Bảng 3.5: So sánh thực trạng thể chất của nam sinh viên trường CĐYT Bình Định với số liệu điều tra thể chất nam thanh niên VN 18 tuổi thời điểm

năm 2001

TT Chỉ tiêu Nam SV năm I Nam thanh niên VN 18 tuổi (n=1400) sánhSo

x1 S Xy s D

1 Chiều cao (cm) 166 0,05 164,9 5,228 1,1

2 Cân nặng (kg) 54,47 5,41 53,15 6,886 1,32

3 Chi số BMI Index (kg/m2) 19,7 1,95 19,47 2,12 0,23

4 Công năng tim (HW) 8,96 2,66 13,35 3,58 -4,39

5 Dẻo gập thân (cm) 13,78 5,31 13 5,779 0,78 6 Bật xa tai chỗ (cm) 214,84 27,61 219 21,14 -4,16 7 Chạy 30m XPC (s) 5,3 0,53 4,88 0,507 0,42 8 Chạy 4*10m (s) 11,48 1,05 10,61 0,854 0,87 9 Chay 5phút (m) 991,09 151,6 940 111,6 51,09 10 Lực bóp tay (kg) 59,59 18,61 43,9 6,504 15,69 11 Gập bụng (lần) 20,5 2,68 20 3,594 0,5

Ghi chú: Ở cột có dấu trừ (-) thể hiện SV kém thanh niên VN 18 tuổi, còn đối với các chỉ tiêu: công năng tim, chạy 30m, chạy 4x10m dấu trừ thể hiện SV tốt hơn thanh niên VN.

Nhận xét: Bảng 3.5 cho thấy:

Về mặt hình thái chức năng: Nam sinh viên trường CĐYT Bình Định có chiều cao, cân nặng, công năng tim tốt hơn nam thanh niên Việt Nam.

Về tố chất thể lực: Bật xa tai chỗ (cm), Chạy 30m XPC (s), Chạy 4x10m (s) nam sinh viên trường kém hơn nam thanh niên Việt Nam, còn lại các chỉ số Dẻo gập thân (cm), Chạy 5phút (m), Lực bóp tay (kg), Gập bụng (lần) nam sinh viên trường tốt hơn nam thanh niên Việt Nam.

Như vậy nam sinh viên tuổi 18 trường CĐYT Bình Định có sự phát triển hơn về hình thái chức năng so với thanh niên Việt Nam cùng lứa tuổi thời điểm 2001, đồng thời thể lực cũng có phát triển hơn ở một số nội dung.

Bảng 3.6 : So sánh thực trạng thể chất của nữ sinh viên trường CĐYT Bình Định với số liệu điều tra thể chất nữ thanh niên VN 18 tuổi thời điểm năm 2001 T T Chỉ tiêu Nữ SV năm I n=180 Nữ thanh niên VN 18 tuổi n=1400 So sánh x1 s Xy S D 1 Chiều cao (cm) 155 0,05 153,47 5,195 1,53 2 Cân nặng (kg) 46,33 4,39 45,76 4,083 0,57

3 Chi số BMI Index (kg/m2) 19,2 1,76 19,32 1,786 -0,12

4 Công năng tim (HW) 7,42 1,61 14,38 3,431 -6,96

5 Dẻo gập thân (cm) 11,66 5,15 12 5,089 -0,34 6 Bậc xa tai chỗ (cm) 159,74 15,45 160 18,232 -0,26 7 Chạy 30m XPC (s) 6,51 0,53 6,23 0,643 0,28 8 Chạy 4x10m (s) 12,67 3,29 12,58 1,171 0,09 9 Chay 5phút (m) 820,02 82,1 722 102,27 98,02 10 Lực bóp tay (kg) 27,58 9,2 28,96 5,086 -1,38 11 Gập bụng (lần) 19,19 3,18 12 3,955 7,19

Bảng 3.6 cho thấy: Về mặt hình thái chức năng: Nữ sinh viên trường CĐYT Bình Định có chiều cao, chỉ số BMI tốt hơn nam thanh niên Việt Nam nhưng chỉ sô công năng tim và dẻo gập thân kém hơn.

Về tố chất thể lực: Bật xa tai chỗ (cm), Chạy 30m XPC (s), Chạy 4x10m (s),

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG và NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG y tế BÌNH ĐỊNH (Trang 47 - 116)