Phương pháp kiểm tr ay học

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG và NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG y tế BÌNH ĐỊNH (Trang 39 - 41)

Bao gồm các nội dung kiểm tra hình thái và chức năng.

* Chiều cao đứng (cm): Là chiều cao cơ thể được đo từ mặt phẳng đối

tượng điều tra đứng đến đỉnh đầu.

- Mục đích: Xác định tầm vóc của sinh viên được đo.

- Dụng cụ đo: Là thước cuốn kim loại được gắn vào tường, có độ chính xác đến cm.

- Cách tiến hành: Đối tượng điều tra đứng ở tư thế nghiêm (chân đất), làm sao cho bốn điểm phía sau chạm vào tường, đó là: chẩm đầu, bả vai, mông và gót chân. Đuôi mắt và vành tai ngoài nằm trên một đường thẳng nằm ngang. Điều tra viên đứng bên phải đối tượng điều tra, đặt ê – ke chạm đỉnh đầu, sau đó cho đối tượng điều tra bước ra ngoài thước, đọc kết quả, ghi giá trị đo được với đơn vị tính là cm.

* Cân nặng (kg): Cân nặng là trọng lượng của cơ thể.

- Mục đích: Đánh giá trọng lượng cơ thể.

- Cách tiến hành: Đối tượng điều tra mặc quần áo mỏng, chân đất, ngồi trên ghế, đặt hai bàn chân lên giữa bàn cân, rồi mới đứng hẳn lên.

Cách lấy kết quả đo: Đọc kết quả khi kim dừng hẳn với số đo là kg.

* Chỉ số BMI: Để giữ cho cân nặng tương xứng với chiều cao, Tổ chức Y tế

thế giới (WHO) đã đưa ra công thức tính chỉ số khối của cơ thể (Body Mas Index, viết tắt là BMI)

Nếu gọi W là cân nặng, tính bằng (kg), H là chiều cao đứng tính bằng (m) thì chỉ số khối BMI sẽ được tinh theo công thức sau:

2 H W BMI = Trong đó: W là cân nặng (kg) H là chiều cao (m)

Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới phân loại như sau: BMI <18,5 là thiếu cân, suy dinh dưỡng.

BMI từ 18,5 đến 24,9 là bình thường. BMI từ 25 đến 29,9 là tiền béo phì. BMI từ 30 – 34,9 là béo phì độ 1. BMI từ 35-39,9 là béo phì độ 2 BMI trên 39,9 là béo phì độ 3.

*Công năng tim (HW) :

Chỉ số công năng tim (HW) là chỉ số thể hiện sự phản ứng của hệ tim mạch và đặc biệt là năng lực hoạt động của tim đối với lượng vận động chuẩn.

Thử nghiệm công năng tim được tiến hành trong phòng thoáng mát. Chuẩn bị một đồng hồ bấm giây, một máy đếm nhịp (do một người đọc rõ ràng đúng nhịp, ghi vào băng ghi âm và phát lại trong khi thực hiện. Cách thực hiện được tiến hành như sau:

Cho sinh viên nghỉ 10 đến 15 phút, sau đó lấy mạch yên tĩnh 1 phút. Lấy ba lần liên tục, nếu chỉ số đo trùng nhau, thì ta được mạch lúc yên tĩnh trong 1 phút và được ký hiệu là F0.

Cho sinh viên đứng lên ngồi xuống (ngồi xổm) hết 30 lần trong 30 giây (thực hiện với máy đếm nhịp), nếu sai một nhịp thì phải làm lại.

Lấy mạch trong 15 giây ngay sau khi vận động sau đó nhân với 4 để có số mạch trên 1 phút và được ký hiệu là F1

Lấy mạch trong 15 giây sau vận động một phút, sau đó nhân với 4 để có số mạch trên 1 phút và được ký hiệu là F2

Chỉ số công năng tim được tính theo công thức sau đây: 10 200 ) 2 1 0 ( + + − = F F F HW Trong đó:

- HW là chỉ số công năng tim.

-F0: Là mạch đập lúc yên tĩnh (số lần/1 phút)

-F1: Là mạch đập ngay sau vận động (số lần/1 phút)

-F2: Là mạch đập hồi phục sau vận động 1 phút (số lần/1 phút) Thang điểm để đánh giá chỉ số HW (Heart Work):

+ HW< 1 là rất tốt + HW từ 1 - 5 là tốt

+ HW từ 6 - 10 là trung bình + HW từ 11 - 15 là kém + HW > 15 là rất kém

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG và NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG y tế BÌNH ĐỊNH (Trang 39 - 41)