Bàn luận về việc xây dựng và ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG và NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG y tế BÌNH ĐỊNH (Trang 97 - 116)

lượng giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bình Định.

4.2.1 Cơ sở thực tiễn xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bình Định GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bình Định

Đây là các giải pháp cơ bản có được từ phân tích thực trạng GDTC ở Trường. Để khách quan và đảm bảo độ tin cậy hơn, đề tài tiến hành xác định các giải pháp thông qua hỏi ý kiến chuyên gia. Đây là các cơ sở quan trọng để xây dựng các giải pháp quan trọng chuyên môn phù hợp và có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC của trường Cao đảng y tế Bình Định.

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích tổng hợp từ tài liệu tham khảo đã xác định các yêu cầu lựa chọn các giải pháp như sau: Giải pháp mang tính khả thi, giải pháp mang tính hợp lý, giải pháp có tính đồng bộ đa dạng, các giải pháp đúng hướng có nghĩa là các giải pháp đó phải đi đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phương hướng phát triển của đất nước của nghành và của trường.

4.2.2 Lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại trường Cao đẳng y tế Bình Định GDTC tại trường Cao đẳng y tế Bình Định

Để nâng cao hiệu quả công tác GDTC, trên cơ sở của những lý luận thông qua các công trình nghiên cứu khoa học, các đề án phát triển GDTC trường học của nhà nước và một số tài liệu tham khảo có liên quan khác. Tổ Giáo dục thể chất đã tổ chức các cuộc hội thảo tập hợp ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, giáo viên của trường.

Qua tổng hợp, phân tích chúng tôi thu thập được 04 nhóm giải pháp như sau: Nhóm giải pháp về nội dung, chương trình GDTC, Nhóm giải pháp về điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác GDTC, Nhóm giải pháp về đội ngũ giảng viên môn GDTC, Nhóm giải pháp thông tin tuyên truyền ý nghĩa, vai trò của GDTC với 36 giải pháp nhỏ. Đây là các giải pháp cơ bản và xác thực với thực trạng điều kiện ở trường Cao đẳng Y tế Bình Định, chúng tôi thiết lập phiếu phỏng vấn.

Đề tài đã lựa chọn các giải pháp qua phỏng vấn với tỷ lệ cần thiết từ 80% trở lên. Kết quả cho thấy có 31 giải pháp dài hạn và ngắn hạn ở 4 nhóm giải pháp với ý

kiến đồng thuận cao. Các giải pháp lựa chọn được trình bày ở bảng 3.10 có độ tin cậy, có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong công tác GDTC mà cụ thể là nâng cao thể chất sinh viên trong giai đoạn mới một cách có hiệu quả hơn. Đề tài đã tiến hành ứng dụng các giải pháp này vào công tác GDTC nói chung và công tác giảng dạy GDTC nhằm nâng cao thể chất của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bình Định.

4.2.3 Ứng dụng một số giải pháp ngắn hạn nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường CĐYT Bình Định GDTC cho sinh viên Trường CĐYT Bình Định

Nhằm mục đích xác định hiệu quả của 4 nhóm giải pháp trong việc nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên, chúng tôi đã tiến hành ứng dụng ở 2 nhóm sinh viên của trường: Chọn sinh viên 2 lớp CĐĐD 6AB với 100 nữ và 8 nam để tiến hành thực nghiệm.

Chọn sinh viên 2 lớp CĐĐD 6CD với 100 nữ và 8 nam làm mẫu đối chứng. Thời gian và kế hoạch thực nghiệm :

Các giải pháp lựa chọn được triển khai từ tháng 2 năm 2014. Phối hợp với Ban lãnh đạo trường, Tổ bộ môn GDTC đã áp dụng các giải pháp theo chương trình phân phối môn học GDTC của Trường Cao đẳng y tế Bình Định.

Trong quá trình thực nghiệm, cả 2 nhóm đều học tập theo tiến độ thực hiện chương trình GDTC hiện tại của trường. Trong đó, nhóm đối chứng không có sự tác động của các giải pháp đã được xây dựng, còn nhóm thực nghiệm được áp dụng các giải pháp đã lựa chọn, thời gian thực nghiệm được tiến hành trong 1 học kỳ. Để xác định hiệu quả của các giải pháp đề xuất ứng dụng, trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra đối tượng thực nghiệm ở 2 thời điểm: trước thực nghiệm và sau thực nghiệm.

Các kết quả công tác quản lý lệ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều giải pháp và khi tiến hành các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cần phải tiến hành đồng bộ và tổng thể theo đúng nguyên tắc lựa chọn giải pháp.

Nội dung thực nghiệm: Với những giải pháp dài hạn ở tầm vĩ mô, phụ thuộc

vào chủ trương của nhà trường, chúng tôi xin thu nhận và duy trì ứng dụng các giải pháp dài hạn sau đó đưa ra kết luận trong thời gian có thể. Vì thời gian hạn chế của

đề tài, chúng tôi tiến hành thực ngiệm ứng dụng các giải pháp ngắn hạn, có hiệu quả ứng dụng thực tiễn cao trong thời gian ngắn đã được xây dựng qua phỏng vấn gồm 04 giải pháp trong đó có 14 giải pháp nhỏ ngắn hạn được trình bày ở bảng 3.10 bao gồm:

- Nhóm giải pháp về nội dung, chương trình GDTC

- Nhóm giải pháp về điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác GDTC. - Nhóm giải pháp về đội ngũ giảng viên môn GDTC.

- Nhóm giải pháp thông tin tuyên truyền.

4.3 Bàn luận về hiệu quả ứng dụng một số giải pháp ngắn hạn nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bình Định.

Đánh giá hiệu quả các giải pháp thực nghiệm

Để đánh giá các giải pháp thực nghiệm, từ kết quả khảo sát thực trạng sinh viên, đề tài đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, các nhà sư phạm để lựa chọn nhóm giải pháp thực nghiệm. Dựa trên cơ sở ban đầu trước thực nghiệm và kết quả phát triển thể lực sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở 6 chỉ số theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề tài đã tiến hành so sánh kết quả tăng trưởng của sinh viên.

So với nhóm đối chứng

Chỉ số chiều cao và cân nặng của nam nữ sinh viên cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ít có sự biến đổi vì thời gian lấy số liệu trước và sau thực nghiệm ngắn (5 tháng). Nhịp tăng trưởng có nhưng rất thấp.

Đối với nam cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có sự tăng trưởng về chức năng và thể lực, tuy nhiên sự tăng trưởng ở nhóm nam thực nghiệm cao hơn sự tăng trưởng ở nhóm nam đối chứng. trong đó nam NTN sau thực nghiệm chỉ số trung bình của các nội dung kiểm tra đều có sự tăng trưởng, tăng trưởng cao nhất là nội dung dẻo gập thăn W%= 35.5%, nội dung tăng trưởng thấp nhất là chạy con thoi W%= - 4.08%

Ở nữ cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có sự tăng trưởng về chức năng và thể lực, tuy nhiên sự tăng trưởng ở nhóm nữ thực nghiệm cao hơn sự tăng trưởng ở nhóm nữ đối chứng. trong đó nữ NTN sau thực nghiệm trị số trung bình

của các nội dung kiểm tra đều có sự tăng trưởng, tăng trưởng cao nhất là nội dung lực bóp tay thuận W%= 31.46%, nội dung tăng trưởng thấp nhất là chạy con thoi W %= - 2.28%

Như vậy trên cơ sở đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên bằng chỉ số nhịp tăng trưởng chúng tôi nhận thấy rằng nhóm thực hiện có áp dụng nhóm giải pháp nội và ngoại khóa đã có sự tăng trưởng vượt trội hơn ở tất cả các chỉ tiêu đánh giá chức năng và thể lực. sự tăng trưởng này đảm bảo độ tin cậy có ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác suất p< 0.05. Sau 5 tháng áp dụng nhóm giải pháp ngắn hạn, nhóm thực nghiệm có nhịp tăng trưởng và sự phát triển thể lực tốt hơn nhóm đối chứng.

So với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sau khi đánh giá thành tích trung bình các chỉ số thể lực của nam nữ nhóm thực nghiệm với tiêu chuẩn xếp loại thể lực của sinh viên nam nữ cùng độ tuổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả thực nghiệm cho thấy, sau một học kỳ 5 tháng thực hiện các giải pháp ngắn hạn nhằm nâng cao chất lượng thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bình Định, thành tích trung bình của 6 nội dung kiểm tra của nam nữ thực nghiệm đều tăng về thành tích cũng như tỉ lệ xếp loại tốt, đạt cho thấy hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên bằng nhóm giải pháp ngắn hạn.

Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất lượng qua các giải pháp đã chứng minh sự phù hợp, cũng như tính hiệu quả của sự kết hợp các giải pháp hơn là thực hiện từng giải pháp riêng lẻ. Đề tài kết hợp những giải pháp nhỏ để mang đến hiệu quả lớn cho mục đích nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bình Định.

Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu, khi phân tích đánh giá sự tăng trưởng các tố chất thể lực và đánh giá theo tiêu chuẩn thể lực học sinh sinh viên của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2008, nhóm thực nghiệm (áp dụng nhóm giải pháp nội và ngoại khóa) và nhóm đối chứng (thực hiện theo chương trình các năm trước), đề tài đi đến kết luận: Chương trình học áp dụng các giải pháp nội và ngoại khóa áp

dụng ở nhóm thực nghiệm đã đạt cao hơn chương trình hiện hành cho nhóm đối chứng. Tất cả các chỉ tiêu thể lực của nhóm nam nữ sinh viên thực nghiệm đều cao hơn thể lực của nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng, nội dung và phương pháp giảng dạy chương trình mới có áp dụng buổi tập ngoại khóa và các giải pháp nội khóa cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bình Định theo đề tài đề xuất là hợp lý, đúng đắn và koa học. Từ đó cũng thấy được, thông qua việc tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa có sự giúp đỡ của cán sự thể thao và sự tổ chức quản lý của giáo viên trong trường học sẽ tạo điều kiện kích thích học sinh ham thích tập luyện TDTT thường xuyên hơn, mặt khác việc kiểm soát chặt chẽ sự tập luyện thể lực trong giờ học nội khóa giúp học sinh có thói quen hoạt động thể lực và hướng tới việc tự tập sau này, giáo dục cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống, khả năng tự tập luyện TDTT, tự chăm sóc sức khỏe, tránh xa các tệ nạn xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN:

Từ những kết quả nghiên cứu đề tài rút ra những kết luận như sau:

1. Về thực trạng công tác giáo dục thể chất của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bình Định:

- Cơ sở vật chất thiếu thốn, chương trình môn học GDTC còn mang nặng tính hình thức, chưa linh hoạt, ít có sự lựa chọn, dễ gây nhàm chán đối với số đông sinh viên. Mặt khác số lượng sinh viên lớp học đông, cách phân bổ thời gian, số buổi học chưa hợp lý, thiếu chương trình hoạt động ngoại khóa, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng GDTC cho sinh viên.

- Về hình thái, chức năng sinh lý nam nữ sinh viên ở mức trung bình, hiệu quả phát triển thể chất cho sinh viên còn thấp, nhất là đối với nữ sinh viên.

- Về tố chất thể lực của nam sinh viên có hơn kém so với nam thanh niên nhưng không đáng kể, thể lực nữ sinh viên có phần kém nhiều hơn so với nữ thanh niên cung độ tuổi ở thời điểm năm 2001.

Về tổng thể các nội dung thể lực mứt độ chưa đạt theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ GD &ĐT năm 2008 còn cao so với nam và khá cao so với nữ.

2. Xây dựng và ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng y tế Bình Định:

- Đề tài xây dựng được 4 nhóm giải pháp, bao gồm 31 giải pháp ngắn hạn và dài hạn.

- Đề tài xây dựng nội dung ứng dụng thực nghiệm theo 14 giải pháp ngắn hạn. 3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số giải pháp ngắn hạn nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng y tế Bình Định:

Quá trình thực nghiệm sư phạm đã chứng minh được hiệu quả cao của việc áp dụng các giải pháp ngắn hạn. Nhóm thực nghiệm đã có sự tăng trưởng cao hơn với nhóm đối chứng ở cả nam và nữ. Các giải pháp thực nghiệm có hiệu quả tăng cường thể chất cho sinh viên tốt hơn khi học theo chương trình trước đây và chưa được áp dụng các giải pháp ngắn hạn.

KIẾN NGHỊ:

Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề xuất những kiến nghị sau đây:

1. Cần phải thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá thể lực, hình thái chức năng của học sinh vào đầu mỗi khóa học, năm học. Từ đó phân loại trình độ sinh viên nhằm kịp thời kiểm soát khối lượng các bài tập thể lực nội khóa, cũng như lựa chọn nội dung, khối lượng tập luyện các môn thể thao ngoại khóa phù hợp. Mặt khác phát hiện những sinh viên có trình độ thể lực và kỹ năng tốt ở những môn có trong chương trình học để đào tạo nguồn cán sự thể thao.

2. Tổ bộ môn giáo dục thể chất cần phải nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập TDTT nội khóa cũng như chương trình tập luyện TDTT ngoại khóa, sao cho ngoài tác dụng nâng cao thể lực cho sinh viên trong thời gian học môn GDTC mà còn phải tạo được sự tự giác tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe cho mỗi sinh viên sau này.

3. Cần có các đề tài nghiên cứu tiếp theo sâu hơn, toàn diện hơn nhằm tiếp tục nâng cao thể chất cho sinh viên, để tỉ lệ xếp loại thể lực chưa đạt của nữ sinh viên giảm hơn nữa.

Chính trị về công tác TDTT.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh sinh viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT ngày 18/ 9 /2008)

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Văn bản chỉ đạo công tác GDTC trong nhà trường các cấp, NXB TDTT.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Chương trình mục tiêu cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe phát triển và bồi dưỡng nhân tài TDTT HSSV trong nhà trường các cấp (giai đoạn 1995-2000 và đến 2005)

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Thông tư 2869/GDTC về hướng dẫn Chỉ thị 133/TTg ngày 17/3/1995 của Thủ tướng chính phủ

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005) Luật giáo dục

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Dự thảo Nghị định Quy định về giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.

8. Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010.

9. Chỉ thị số 36-CT/TW (1994) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới.

10. Chỉ thị số 106-CT/TW ngày 02 tháng 10 năm 1958 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác thể dục thể thao

11. Chỉ thị 227-CT/TW (1996) của Ban bí thư trung ương Đảng khóa VII về công tác TDTT.

12. Chỉ thị 133/TTg ngày 17/3/1995 của Thủ tướng chính phủ về việc xây dựng quy hoạch và phát triển ngành TDTT về giáo dục thể chất.

13. Trần Thị Cảng (2011), Nghiên cứu đánh giá thể chất của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ.

14. Dương nghiệp Chí (2000), Đo lường TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

15. Dương nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (chủ biên) (2003), thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6-20 tuổi (thời điểm 2001), NXB TDTT Hà Nội.

Hà Nội

18. PGS.TS Lưu Quang Hiệp (1994), Nghiên cứu hình thái chức năng và trình

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG và NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG y tế BÌNH ĐỊNH (Trang 97 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w