Dùng để kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu về thể lực (dựa vào tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ GD&ĐT):
- Đánh giá sức mạnh: Lực bóp tay thuận (kg), bật xa tại chỗ (cm), nằm ngửa gập bụng (lần/30giây), nằm sấp chống đẩy (số lần).
- Đánh giá sức nhanh: chạy 30m xuất phát cao (s). - Đánh giá sức bền: chạy tuỳ sức 5 phút (m).
- Đánh giá độ mềm dẻo, khéo léo: đứng gập thân về trước (cm). - Đánh giá khả năng phối hợp vận động: chạy con thoi 4x10m (s).
* Lực bóp tay thuận (kg)
+ Mục đích: Đánh giá sức mạnh tay thuận. + Dụng cụ đo: là lực kế bóp tay điện tử. +Cách tiến hành:
Xác định tay thuận là tay thường xuyên dùng để thực hiện các động tác quan trọng trong cuộc sống như ném, đánh, đấm… thường mạnh hơn tay không thuận. Người được đo đứng ở tư thế thẳng tự nhiên, tay thuận duỗi thẳng bên lườn tạo với trục dọc cơ thể 1 góc 45 độ. Lực kế được đặt trong lòng bàn tay giữa ngón cái và các ngón còn lại. Người được đo dùng sức mạnh của tay thuận, tập trung vào bàn tay bóp mạnh lực kế không được bóp giật cục và có các động tác trợ giúp khác. Thực hiện hai lần, nghỉ 15 giây giữa hai lần thực hiện. mỗi nguời được bóp 2 lần.
(Chú ý, mặt có kim của lực kế quay ra ngoài, khi bóp không được vung tay hoặc tiếp xúc với cơ thể để tìm trợ lực).
- Đánh giá kết quả: Thành tích được tính bằng cách đọc số trên mặt đồng hồ của lực kế sau khi bóp. Lấy thành tích cao nhất trong 2 lần bóp lực kế (tính bằng kg lực).
* Chạy 30m xuất phát cao (giây):
+ Mục đích: Đánh giá sức nhanh.
+ Dụng cụ sân bãi: Đường chạy, đồng hồ bấm giây điện tử (Casio Japan) có độ chính xác 1/100 giây, cờ, giấy bút ghi chép.
+ Cách tiến hành:
Mỗi lần chạy 4 học sinh theo ô riêng. Người thực hiện trong tư thế xuất phát cao, ở vị trí xuất phát, sau khi nghe lệnh “Chạy” thì nhanh chóng rời khỏi vạch xuất phát, và chạy nhanh vượt qua vạch đích (mặt phẳng thẳng đứng ở đích). Kết quả đo được tính bằng giây.
*Bật xa tại chỗ (cm):
+ Mục đích: Đánh giá sức mạnh bộc phát của nhóm cơ chi dưới. + Dụng cụ sân bãi: Thước dây, hố cát, cờ, giấy bút ghi chép. + Cách tiến hành:
Người thực hiện đứng sát mép ván giậm nhảy, hai chân rộng bằng vai, hai tay thả lỏng, hơi khuỵu, gối xuống, hai tay vung lên cao- xuống dưới ra sau để tạo đà và phối hợp vung tay bật nhảy về phía trước (không ngã hoặc chống tay về phía sau). Mỗi người được bật nhảy 2 lần.
+ Đánh giá kết quả:
Thành tích được tính từ mép ván (vạch) giậm nhảy đến gót chân gần nhất so với ván (vạch) giậm nhảy. Kết quả đo được tính bằng cm, ở lần có kết
quả tốt nhất.
* Nằm ngửa gập bụng :
+Mục đích: đánh giá sức mạnh của nhóm cơ bụng.
+Dụng cụ sân bãi: thảm cao su, đồng hồ bấm giây điện tử (Casio Japan) có độ chính xác 1/100 giây, giấy bút ghi chép.
+ Cách tiến hành:
Đối tượng điều tra ngồi trên thảm, chân co 900 ở khớp gối, bàn chân áp sát sàn, lòng bàn tay áp chặt vào sau đầu, các ngón tay đang chéo nhau, khủy tay chạm đùi.
Người thứ hai hổ trợ bằng cách ngồi lên mu bàn chân, đối diện với đối tượng kiểm tra, hai tay giữ ở phần dưới cẳng tay, nhằm không cho bàn chân đối tượng điều tra tách xa khỏi sàn.
Khi có hiệu lệnh “ bắt đầu” đối tượng điều tra ngã ngừơi nằm ngã ngửa ra, hai bã vai chạm sàn sau đó gập bụng thành ngồi, hai khủy tay chạm đùi, thực hiện động tác gập thân đến 900. Mỗi lần ngã người, co bụng được tính một lần. Điều tra viên thứ nhất ra lệnh “ bắt đầu”, bấm đồng hồ, đến giây thứ 30, “hô kết thúc”, điều tra viên thứ hai đếm số lần gập bụng.
Yêu cầu đối tượng điều tra làm đúng kỹ thuật và cố gắng thực hiện được số lần cao nhất trong 30 giây. Mỗi người thực hiện một lần.
+ Cách lấy kết quả: tính số lần đạt yêu cầu trong 30 giây.
* Nằm sấp chống đẩy:
+ Mục đích: đánh giá sức mạnh của nhóm cơ tay vai + Dụng cụ sân bãi: thảm cao su, giấy bút ghi chép. + Cách tiến hành:
Đối tượng điều tra hai tay chống xuống sàn nhà, đứng bằng mũi chân, hai chân hơi khép đặt song song với nhau, lòng bàn tay úp đặt dưới ngực rộng bằng vai. Chú ý thân người tạo nên 1 đường thẳng từ đốt sống cổ, đến lưng, mông, chân và gót chân, Mặt không ngước nhìn mà chỉ dùng mắt nhìn xiên 45 độ về phía trước. Từ từ hạ thấp đến khi ngực cách mặt đất 10 cm dừng lại, sau đó nâng người lên thẳng tay. Lưu ý trong lúc chống đẩy thân người vẫn giữ ở tư thế thẳng. Điều tra viên đếm số lần thực hiện.
Yêu cầu đối tượng điều tra làm đúng kỹ thuật và cố gắng thực hiện được số lần cao nhất. Mỗi người thực hiện một lần.
+ Cách lấy kết quả: tính số lần đạt yêu cầu.
* Chạy 5 phút tùy sức (m):
+ Mục đích: Để đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí)
+ Dụng cụ sân bãi: Đường chạy tối thiểu dài 50m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai giới hạn có khoảng trống ít nhất 1m, để chạy quay vòng. Giữa đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m, đánh dấu từng đoạn 10m để xác định phần lẻ của qung đường (5m) sau khi hết thời gian chạy.
+ Cách tiến hành: Khi có lệnh “chạy” đối tượng đều tra chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn, chạy lập lại trong vòng thời gian 5 phút. Người chạy nên chạy từ từ ở những phút đầu, phân phối đều và tùy theo sức của mình mà tăng tốc dần. Nếu mệt, có thể chuyển dần thành đi bộ cho đến hết giờ.
Mỗi đối tượng điều tra có một số đeo ở ngực và tay cầm tích-kê có số tương ứng. Khi có lệnh dừng chạy, lập tức thả ngay tích-kê của mình xuống ngay chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quảng đường chạy, sau đó chạy chậm dần hoặc đi bộ thả lỏng để lấy lại sức.
+ Cách lấy kết quả: Đơn vị đo quãng đường chạy được là mét (m).
* Độ dẻo gập thân (cm):
+ Mục đích: Đánh giá độ mềm dẻo của cột sống.
+ Dụng cụ đo: Gồm một thước gỗ có vạch độ dài (cm) theo hai chiều: chiều âm (-) và chiều dương (+) được gắn vào bục gỗ hình hộp có kích thước 30cm x 35cm x 40cm, làm sao để vạch số 0 đúng vào mặt phẳng nằm ngang của bục và chiều dương ở phía dưới mặt ngang và chiều âm ở trên mặt ngang.
+ Cách tiến hành:
Người được đo đứng thẳng hai chân lên bục, hai bàn chân khép và đứng sát thước đo, hai tay duỗi thẳng, đồng thời cúi gập thân người về phía trước và cố với tay xuống phia dưới càng sâu càng tốt. Yêu cầu khi gập thân không được co gối, trước khi đo phải khởi động kỹ. Mỗi người đo hai lần.
+ Cách lấy kết quả:
Kết quả được tính bằng cm (ở lần có thành tích cao nhất).
Nếu tay với quá vạch số 0, thì được kết quả dương, nếu tay với chưa tới vạch số 0, thì có kết quả âm.
* Chạy con thoi 4 x10m (giây)
+ Mục đích: Đánh giá sự nhanh nhẹn khéo léo và năng lực phối hợp vận động.
+ Dụng cụ sân bãi: Trên mặt sân bằng phẳng kẻ hai vạch vôi song song cách nhau 10m. Đồng hồ bấm giây điện tử (Casio Japan) có độ chính xác 1/100 giây, cờ, biên bản chạy, giấy bút ghi chép.
Mỗi lần chạy một học sinh. Người thực hiện ở tư thế xuất phát cao tại vạch xuất phát, sau khi nghe lệnh “Chạy”, thì nhanh chóng rời khỏi vị trí và chạy nhanh đến giẫm lên vạch vôi được kẻ ở phía bên kia, sau đó quay lại chạy nhanh về giẫm lên vạch xuất phát cũ và làm giống như vậy lần nữa để về đích. Mỗi người chỉ chạy một lần.
+ Cách lấy kết quả:
Thành tích được tính bằng thời gian chạy từ vạch vôi xuất phát đến qua mặt phẳng đích (40m), gồm bốn lần (mỗi lần 10m). Kết quả đo được tính bằng giây.