Khái quát tình hình xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa do BIDV Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu hàng hóa tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội (Trang 56 - 58)

Nội đứng ra làm trung gian thanh toán

Hiện nay các phƣơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu mà các NHTM Việt Nam thƣờng thực hiện là chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ. Trong đó, tín dụng chứng từ vẫn đƣợc sử dụng phổ biến và chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán (trên 70%). Sở dĩ phƣơng thức chứng từ đƣợc sử dụng rộng rãi trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu vì những ƣu điểm của phƣơng thức này nhƣ chúng ta đã biết. Hơn nữa, phƣơng thức này cũng khá phù hợp với tình hình và điều kiện của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu qua BIDV chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu USD

Năm Doanh số So với năm trƣớc

2011 89 114,5%

2012 95 106,7%

2013 110 115,7%

(Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội)

Đối với thanh toán xuất khẩu : Qua bảng trên ta có thể thấy, mặc dù tình hình XNK gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt nhƣng doanh số thanh toán xuất khẩu tại BIDV Nam Hà Nội vẫn liên tục tăng qua các năm.

Năm 2011, 2 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nền kinh tế các nƣớc lúc nãy vẫn bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Với những gói kích cầu kinh tế của

các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam . Có thể kể đến đó là gói kích cầu 250.000 tỷ năm 2009 và gói kích cầu thứ 2 năm 2010 nền kinh tế đã dần đƣợc phục hồi. Kim ngạch xuất khẩu qua chi nhánh BIDV chi nhánh Nam Hà Nội đạt 89 tỷ tăng 14,5% với năm 2010. Năm 2011, 2012 công tác thanh toán quốc tế tiếp tục có bƣớc phát triển với tổng doanh số xuất khẩu cao. Năm 2012 đạt 95 triệu USD tăng 6,7% so với năm 2011.Năm 2013 đạt 110 triệu USD tăng 15,7% so với năm 2012.

Bảng 2.7. Kim ngạch thanh toán nhập khẩu qua BIDV chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu USD

Năm Doanh số So với năm trƣớc

2011 375 106,7%

2012 384 102,4%

2013 445 115,8%

(Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội)

Đối với thanh toán nhập khẩu: Doanh số thanh toán nhập khẩu tại BIDV chi nhánh Nam Hà Nội cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2011, doanh số nhập khẩu đạt 375 triệu USD tăng 6,7% so với 2010. Năm 2012, doanh số nhập khẩu đạt 384 triệu USD tăng 2,4% so với 2011. Năm 2013, doanh số nhập khẩu đạt 445 triệu USD tăng 15,8% so với 2012. Nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam luôn là rất lớn do điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, sản xuất chƣa đủ để phục vụ cho tiêu dùng cũng nhƣ có nhiều loại hàng hóa mà Việt Nam chƣa sản xuất đƣợc hay sản xuất chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng đòi hỏi phải có những hàng hóa chất lƣợng cao. Vì vậy, cơ hội cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng là rất lớn. Hiện nay phạm vi chủ yếu của BIDV chi nhánh Nam Hà Nội chủ yếu ở một số nƣớc Châu Á nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapor, Trung Quốc….với các mặt hàng nhƣ máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, xe máy…

Có thể thấy đƣợc, trong những năm gần đây mức độ gia tăng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng đều đƣợc đảm bảo.Có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do uy tín , chất lƣợng thanh toán quốc tế luôn đƣợc đặt lên hàng đầu trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng. Ngoài ra đó còn do công tác phục vụ khách hàng, công tác triển khai mạng lƣới và phối hợp, kinh doanh ngoại tệ, kế hoạch tài chính nhằm tạo sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

Tại BIDV Chi nhánh Nam Hà Nội, kim ngạch thanh toán bằng phƣơng thức này thƣờng chiếm trên 80% trong đó thanh toán bằng L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng 70% và xuất khẩu chiếm 30%.

Nguyên nhân của sự mất cân đối trên là do : trƣờng hợp nhập khẩu hàng hóa, một mặt phía Việt Nam thƣờng dễ dãi chấp nhận yêu cầu của đối tác, mặt khác thị trƣờng nƣớc ta không ổn định vì vậy để rang buộc trách nhiệm thanh toán của ngân hàng cũng nhƣ đảm bảo khả năng an toàn nên họ thƣờng xuyên yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam mở L/C. Cũng có thể do các doanh nghiệp chƣa có kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế nên họ chọn phƣơng thức thanh toán L/C để nhận đƣợc sự tƣ vấn và tài trợ từ phía ngân hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu hàng hóa tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội (Trang 56 - 58)