3.2.7.1. Mở rộng và tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài
Trong hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu, tạo đƣợc mối quan hệ tốt với các ngân hàng nƣớc ngoài sẽ giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, an toàn, nhất là khi các ngân hàng Việt Nam đã tạo đƣợc nhiều mối quan hệ với ngân hàng nƣớc ngoài thì việc thanh toán sẽ không phải qua ngân hàng thứ ba. Thông qua mạng lƣới ngân hàng đại lý, ngân hàng còn phát triển công tác tƣ vấn
cho khách hàng của mình, bằng cách cung cấp những thông tin về đối tác làm ăn của khách hàng, tìm hiểu thị trƣờng xuất nhập khẩu, tránh những trƣờng hợp đối tác có hành vi lừa đảo, không có khả năng tài chính khi tham gia vào quá trình kinh doanh.
3.2.7.2. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong thanh toán nhập khẩu
Những rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán hàng nhập có thể kể đến nhƣ: rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ, rủi ro chính trị, rủi ro hối đoái…những rủi ro này là khó dự đoán cho nên ngân hàng cần có những biện pháp phòng chống rủi ro hiệu quả.
Khi thanh toán L/C nhập khẩu: Căn cứ vào L/C đã đƣợc phát hành và thông lệ quốc tế (UCP 600, ISBP 681), Chi nhánh phải tiến hành kiểm tra một cách kĩ lƣỡng bộ chứng từ. Trƣờng hợp phát hiện sai sót, ngân hàng phải thông báo ngay cho ngân hàng chuyển chứng từ hoặc ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ trong khoảng thời gian thích hợp để tránh bị mất quyền từ chối thanh toán hoặc phát sinh những tranh cãi và chi phí vô ích.
Đối với các loại rủi ro hối đoái, có thể phòng tránh bằng việc thực hiện các hợp đồng giao dịch ngoại tệ phái sinh nhƣ: Forward, Swap, Option, Future…Ngân hàng cũng cần tăng cƣờng công tác kiểm tra và kiểm soát, phát hiện kịp thời những sai sót, đƣa ra biện pháp khắc phục nhanh chóng và xử lý các cán bộ có sai phạm, từ đó góp phần hạn chế các rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.