Chú trọng hơn đến việc đánh giá năng lực khách hàng, xác định rủi ro trong

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu hàng hóa tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội (Trang 88 - 89)

trong từng phƣơng án nhập khẩu

Tại BIDV Nam Hà Nội, việc đánh giá năng lực của khách hàng là do phòng quan hệ khách hàng thực hiện. Với mỗi hồ sơ mở L/C, mức ký quỹ đối với từng món do phòng quan hệ khách hàng đề xuất sau khi đánh giá tƣ cách pháp nhân của khách hàng, thẩm định năng lực tài chính, tính khả thi của phƣơng án nhập khẩu và khả năng đảm bảo thanh toán L/C khi đến hạn. Xác định đƣợc tỷ lệ ký quỹ hợp lý đối với từng đối tƣợng khách hàng mở L/C là điều kiện tốt nhất để ngân hàng hạn chế và tránh đƣợc rủi ro trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu hàng hóa.

Để xác định đƣợc mức ký quỹ hợp lý và phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng thì trƣớc hết Chi nhánh cần làm tốt công tác thẩm định khách hàng, đánh giá tính khả thi của phƣơng án nhập khẩu và dự báo sự biến động của tỷ giá. Những yếu tố quyết định mức ký quỹ đối với một khách hàng gồm có:

- Uy tín và năng lực tài chính của nhà nhập khẩu: Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với một ngân hàng khi xác định mức ký quỹ. Nếu nhà nhập khẩu là doanh nghiệp lớn, đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng, có uy tín trong thanh toán thì Chi nhánh có thể để cho doanh nghiệp đó đƣợc vay 100% giá trị L/C hoặc ký quỹ với tỷ lệ rất thấp. Ngƣợc lại, những khách hàng mới đến giao dịch lần đầu hoặc Chi nhánh chƣa có những thông tin chính xác về khách hàng đó thì ngân hàng có thể yêu cầu tỷ lệ ký quỹ lên đến 100% giá trị thanh toán hoặc yêu cầu phải có tài sản đảm bảo hoặc ngƣời bảo lãnh. Trƣờng hợp có ngƣời bảo lãnh thì cần phải xem xét mức độ uy tín của ngƣời bảo lãnh để xác định mức ký quỹ, đồng thời cũng phải có những ký kết cụ thể với ngƣời bảo lãnh.

- Hiệu quả kinh tế của lô hàng nhập khẩu: Định mức ký quỹ phải cao hơn hoặc bằng tỷ suất lợi nhuận mà lô hàng mang lại. Khi nhà nhập khẩu thế chấp bằng cả lô hàng trong trƣờng hợp không có khả năng thanh toán cho ngân hàng mở L/C thì khi đó ngân hàng sẽ có quyền định đoạt với lô hàng. Giá trị chuyển nhƣợng của

lô hàng thƣờng nhỏ hơn giá trị của chúng khi nhập về và ngân hàng sẽ thực hiện phát mại lô hàng để chi trả số tiền đã thanh toán cho bên nƣớc ngoài.

- Khả năng tiêu thụ lô hàng đã nhập khẩu: Với những mặt hàng nhập về cho mục đích kinh doanh, ngân hàng phải tìm hiểu và cân nhắc xem khả năng tiêu thụ của lô hàng đó. Liệu nó có phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng hay không, giá cả mặt hàng ổn định hay biến động thất thƣờng, nhu cầu tiêu thụ có tính thƣờng xuyên hay thời vụ, thời gian để có thể thu hồi vốn,....

- Sự biến động của tỷ giá: Ngân hàng luôn phải theo dõi sự biến động của tỷ giá để có những dự đoán biến động trong dài hạn, từ đó điều chỉnh mức ký quỹ để tránh rủi ro về tỷ giá. Tỷ lệ điều chỉnh phải tƣơng ứng với tỷ lệ trƣợt giá của đồng tiền trong thời gian tới. Đây là một yếu tố còn tƣơng đối phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nhƣng chƣa đƣợc các ngân hàng quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu hàng hóa tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)