Giải pháp về khoa học – công nghệ

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp ở tỉnh hải dương giai đoạn 2005 – 2012, định hướng đến năm 2020 (Trang 78 - 82)

4. Cấu trúc của khóa luận

3.2.2. Giải pháp về khoa học – công nghệ

Một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm là không ngừng đổi mới công nghệ. Do vậy cần coi trọng công tác KHCN, trước hết tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển nông thôn.

Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo tỷ lệ tối thiểu trong hạn mức chi tiêu ngân sách hàng năm theo quy định, tập trung lĩnh vực nghiên cứu vào việc khảo nghiệm các giống cây, con mới có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất tại địa bàn. Dành nguồn kinh phí thoả đáng cho việc ứng dụng đại trà những tiến bộ khoa học đã được thực nghiệm vào sản xuất, gắn công tác nghiên cứu với thực tiễn sản xuất ở địa phương.

Có chính sách đồng bộ để khuyến khích thúc đẩy các ngành, các doanh nghiệp tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ mới. Miễn thuế đối với phần vốn của doanh nghiệp dành cho đổi mới công nghệ. Miễn giảm thuế có thời hạn cho các doanh nghiệp sản xuất thử. Đa dạng hoá các nguồn vốn nhằm tăng lượng đầu tư cho công tác triển khai đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh.

Khoa học và công nghệ là chìa khóa để phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Những tiến bộ về KHCN phải được ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi vào tất cả các khâu từ sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững còn đòi hỏi giải quyết hài hòa các vấn đề môi trường để sản xuất có hiệu quả và ổn định. Vì

72

thế, để phát triển nông nghiệp Hải Dương trong những năm tới, cần thiết thực hiện các giải pháp về KHCN và môi trường sau đây:

3.2.2.1.Công tác giống

Lựa chọn những cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với công thức luân canh, đang phát huy tác dụng để đưa vào sản xuất, đồng thời đảm bảo chất lượng và tổ chức tốt dịch vụ cung cấp giống đến nông dân, cụ thể:

a. Với cây lúa

+ Phát triển và nâng cao hiệu quả vùng sản xuất giống lúa nhân dân để nông dân chủ động giống tốt với giá thành hạ, giảm chi phí sản xuất.

Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có 750 ha sản xuất giống lúa nhân dân, tập trung tại 15 vùng gồm các giống lúa chất lượng cao (Bắc thơm số 7, Thiên hương, Nàng xuân, Nếp …). Lúa năng xuất cao, chất lượng khá thích ứng nhanh rộng (KD18, Q5, Xi23…) ở tất cả các huyện, thành phố, thị xã. Để có 6.450 tấn giống tốt, phục vụ cho việc gieo cấy của 92.000 ha (chiếm 80%) diện tích).

+ Phối hợp với Viện cây lượng thực – cây thực phẩm lựa chọn loại giống lúa lai, tổ chức sản xuất hạt lai F1 để có giống phục vụ cho sản xuất của nông dân, phấn đấu đến năm 2015, phối hợp sản xuất được 250 tấn giống/năm phục vụ gieo cấy 8.000 ha (chiếm 7% diện tích). Mua giống lúa lai chủ Trung Quốc từ 300 – 400 tấn/năm, gieo cấy từ 10.000 – 13.000 ha. Đưa tổng diện tích cấy lúa lai năm 2015 từ 18.000 – 20.000 ha/năm.

b. Cây rau đậu

+ Đưa các giống rau màu có giá trị kinh tế cao, dễ bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ vào sản xuất, nhất là các giống có ưu thế lai, khả năng thích ứng dụng. Vụ xuân: dưa lê, dưa chuột, bí xanh, cà chua, cà tím, ớt, đỗ xào, cải xanh, khoai tây… Vụ hè thu: dưa hấu, dưa lê, đậu tương,…Vụ đông: hành, tỏi, cà rốt, khoai tây, các loại cải…

+ Triển khai nhân giống khoai tây từ vụ xuân (giống nguyên chủng nhập từ châu Âu), bảo quản trong kho lạnh để có giống tốt phục vụ cho sản xuất vụ đông. Phấn đấu đến 2015 có diện tích sản xuất 150 ha, sản lượng củ giống 1.500 tấn để trồng 1.500 ha khoai tây vụ đông.

73

c. Cây ăn quả

- Duy trì và phát huy hiệu quả giống vải thiều đặc sản của tỉnh. Trồng thay thế các cây già cỗi, sâu bệnh bằng các cây được triết, ghép từ vườn cây quả đầu dòng của tỉnh.

- Bổ sung thêm một số giống cây ăn quả mới có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ rộng để phát triển thành các vùng hàng hóa như: nhãn, ổi, hồng xiêm, bưởi, na, cam, quất, xoài…

- Khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế đầu tư cho công tác giống cây trồng trên địa bàn tỉnh, nhất là đầu tư giống gắn với bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

- Tiếp tục sưu tầm, lựa chọn giống cây trồng mới để bổ sung vào cơ cấu sản

xuất trong quá trình thực hiện.

d. Với giống gia súc, gia cầm

- Ổn định cơ cấu đàn nái sinh sản chiếm 20% tổng đàn, trong đó nái ngoại chiếm từ 8 – 10% với các giống lợn chủ lực: Yorkshire, Landrace, Duroc và con lai ngoại. Xây dựng các trại nái ngoại ông bà để chủ động cung cấp lợn giống cho nông dân. Ổn định đàn nái ngoại ông bà với quy mô 200 con tại trung tâm giống gia súc của tỉnh.

- Xây dựng các vùng chuyên nuôi lợn Móng cái để sản xuất lợn lai F1 để sản xuất lợn sữa đông lạnh xuất khẩu.

- Phát triển đàn bò lai chất lượng cao, tập trung tổ chức phối giống tinh bò ngoại thông qua thụ tinh nhân tạo, nhằm đáp ứng đàn bò thịt chất lượng cao.

- Mỗi huyện xây dựng từ 1 – 2 cơ sở giống gia cầm bố mẹ quy mô 1.000 con trở lên với các giống gà Lương Phượng, Ri, gà Lai....phấn đấu đưa đàn gia cầm giống mới, chất lượng cao chiếm 45% tổng đàn trở lên.

3.2.2.2.Ứng dụng công nghệ sinh học

- Tiếp thu và ứng dụng để làm chủ công nghệ: + Sản xuất giống lúa lai, ngô lai

74

+ Công nghệ ghép cây (nhãn lên vải, cà chua lên cà tím, dưa hấu, dưa lê lên gốc bầu…) để tăng khả năng thích ứng, khả năng chống chịu, nâng cao năng suất và giá trị thu nhập.

+ Nhân nhanh các giống hoa, cây ăn quả, cây dược liệu bằng phương pháp nuôi cấy mô để có giống tốt, sạch bệnh, phục vụ cho sản xuất.

+ Ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất, bảo vệ cây trồng và bảo quản sản phẩm.

+ Ứng dụng công nghệ màng phủ, bao gói để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

- Tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như phân bón chuyên dùng cho từng thời kỳ sinh trưởng, từng cây trồng, tưới nước tiết kiệm…

- Xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như nhà màng, nhà lưới, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, trước mắt đầu tư xây dựng mô hình tại Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng và khuyến khích một số doanh nghiệp nông nghiệp tham gia.

- Xây dựng các mô hình trình diễn về giống mới, kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến để từ đó tổng kết và nhân ra diện rộng.

3.2.2.3. Ứng dụng công nghệ trong chế biến, bảo quản

Công nghệ sau thu hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo quản, chế biến sản phẩm và nâng cao giá thành sản phẩm. Sản phẩm nông nghiệp có tính mùa vụ cao, do đó nếu công nghệ sau thu hoạch không hiệu quả thì rất khó cạnh tranh trên thị trường, giá thành nông sản thấp. Từ thực tế, nhiều nông sản của tỉnh gặp khó khăn cho đầu ra thì việc đầu tư công nghệ, nhất là công nghệ chế biến sau thu hoạch là hết sức quan trọng. Làm sao để các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có thể bảo quản được trong một thời gian dài? Cần xây dựng thương hiệu, lựa chọn mẫu mã và chiến lược quảng bá như thế nào để tăng khả năng cạnh tranh với các các nông sản cùng loại...? Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, nhất là công nghệ chế biến cần phải đảm bảo các yếu tố về môi trường.[13]

75

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp ở tỉnh hải dương giai đoạn 2005 – 2012, định hướng đến năm 2020 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)