Ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp ở tỉnh hải dương giai đoạn 2005 – 2012, định hướng đến năm 2020 (Trang 51 - 60)

4. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1.Ngành trồng trọt

Trồng trọt là ngành có nhiều lợi thế nhất trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương. Năm 2012, GTSX ngành trồng trọt chiếm 61,8% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Trong cơ cấu ngành trồng trọt, ngành trồng cây lương thực chiếm vai trò quan trọng và có xu hướng giảm tỉ trọng từ 59% năm 2005 xuống còn 55,4% năm 2012. Nhóm cây rau - đậu các loại chiếm vị trí thứ 2 và có xu hướng tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng lên và sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp. Cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả có xu hướng giảm tỷ trọng do thi trường không ổn định và giá trị nông sản không cao.

Bng 2.4. Giá tr sn xut và cơ cu giá tr sn xut ngành trng trt tnh Hi Dương giai đon 2005- 2012 Nhóm cây Năm 2005 Năm 2012

Giá trị sản xuất (tỉ đồng - giá TT) 3572,9 10.175,1

Cơ cấu (%) 100,0 100,0

- Cây lương thực 59,0 55,4

- Rau đậu 24,0 33,7

- Cây công nghiệp hàng năm 1,3 0,7

- Cây ăn quả 9,0 8,6

- Các cây khác 6,7 1,6

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012) - Cây lương thực

Cây lương thực là cây trồng chủ đạo trong ngành trồng trọt tỉnh Hải Dương. Năm 2005, GTSX cây lương thực đạt 2.108 tỉ đồng, đến năm 2012 con số này là 5.029,6 tỉ đồng, mặc dù tăng về giá trị sản xuất nhưng về tỉ trọng trong

45

ngành trồng trọt thì lại giảm (giảm 3,6% trong giai đoạn 2005 – 2012).

+ Trong cơ cấu cây lương thực thì cây lương thực có hạt chiếm ưu thế lớn, bao gồm: lúa và ngô

Bng 2.5. Mt s ch tiêu v cây lương thc có ht tnh Hi Dương

Vùng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2012

Hải Dương

Diện tích (nghìn ha) 138,4 130,0

Sản lượng (nghìn tấn) 797,1 800,5 Bình quân đầu người

(kg/ng)

472,9 461,4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)

Trong giai đoạn 2005 – 2012, diện tích cũng như sản lượng cây lương thực có hạt có xu hướng giảm chậm. Nguyên nhân là do việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2012 cũng giảm nhẹ so với năm 2005. Năm 2005, bình quân lương thực đầu người đạt 473 kg, nhưng năm 2012, chỉ còn 461 kg, giảm 12kg. Bình quân lương thực theo đầu người giảm là do dân số tăng nhanh mà quỹ đất canh tác lại giảm, đồng thời năng suất và sản lượng không tăng nhiều.

+ Trong cơ cấu cây lương thực có hạt, lúa luôn giữ vị trí hàng đầu cả về diện tích và sản lượng.

Bng 2.6. Din tích và sn lượng cây lương thc tnh Hi Dương giai đon 2005 - 2012

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Cây lương thực Trong đó lúa Cây lương thực Trong đó lúa

2005 138,37 133,26 797,06 774,11 2008 131,28 126,86 770,32 748,82 2012 130,02 126,41 800,49 782,24

46

Năm 2005, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh chiếm 96,3% cơ cấu diện tích cây lương thực có hạt của Hải Dương, đứng thứ 4 trong các tỉnh của ĐBSH và đứng thứ 18 so với cả nước. Đến năm 2012, tỉ trọng diện tích lúa của tỉnh là 97,2% trong cơ cấu cây lương thực của tỉnh và vẫn giữ được vị trí thứ 4 trong vùng và thứ 18 trong cả nước. Nhìn chung, diện tích lúa vẫn giảm dần qua các năm (giảm 6,9 ha trong 7 năm). Diện tích lúa giảm là do: chuyển đổi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở và đất sản xuất công nghiệp; người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa chuyển sang trồng rau màu có hiệu quả kinh tế cao hơn; khả năng mở rộng diện tích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng suất lúa cả năm từ 58,1 tạ/ha năm 2005 lên 61,9 tạ/ha năm 2012, đứng thứ 7 trong vùng ĐBSH và thứ 10 trong cả nước. (so với 53,2 tạ/ha của cả nước và 59,2 tạ/ha của đồng bằng sông Hồng).

Sản lượng lúa năm 2005 đạt 774,1 nghìn tấn, chiếm 97,1% trong cơ cấu sản lượng lương thực của tỉnh và đứng thứ 4 trong vùng ĐBSH, đứng thứ 16 trong cả nước. Đến năm 2012, sản lượng lúa cả năm tăng lên là 782,2 nghìn tấn chiếm 97,1% cơ cấu sản lượng lương thực có hạt của tỉnh và đứng thứ 4 trong vùng, thứ 17 trong cả nước. Sản lượng lúa tăng lên là do việc thực hiện các chính sách khuyến nông , áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, sử dụng các giống cao sản có thời gian tăng trưởng nhanh, cho năng suất và chất lượng cao hơn

Về cơ cấu mùa vụ, trong điều kiện đất nông nghiệp hạn chế, tỉnh chủ trương đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng.

Trong giai đoạn 2005 – 2012, diện tích lúa đông xuân giảm nhiều hơn diện tích lúa mùa. Nguyên dân bởi vì nông dân đã chuyển một phần diện tích lúa đông xuân sang trồng hoa màu, trồng rau vụ đông có hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ đó, dẫn đến cơ cấu mùa vụ gieo trồng lúa thay đổi theo xu hướng tăng tỉ trọng diện tích vụ mùa, giảm tỉ trọng diện tích đông xuân.

47

Bng 2.7: Din tích, năng sut và sn lượng lúa phân theo mùa v tnh Hi Dương giai đon 2005 - 2012 Vụ Năm 2005 Năm 2012 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Đông xuân 67.254 63,82 429.247 63.600 65.72 417.963 Mùa 66.009 52,24 344.861 62.800 58,01 364.272 Cả năm 133.263 58,09 774.108 126.410 61,88 782.235

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)

Trong giai đoạn 2005 – 2012, diện tích lúa đông xuân giảm nhiều hơn diện tích lúa mùa. Nguyên dân bởi vì nông dân đã chuyển một phần diện tích lúa đông xuân sang trồng hoa màu, trồng rau vụ đông có hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ đó, dẫn đến cơ cấu mùa vụ gieo trồng lúa thay đổi theo xu hướng tăng tỉ trọng diện tích vụ mùa, giảm tỉ trọng diện tích đông xuân.

Về cơ cấu giống: Hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa có tác động rất lớn đến sản xuất lúa, do đó người nông dân quan tâm nhiều hơn tới nhu cầu của thị trường. Nông dân đang có xu hướng coi trọng chất lượng, giá trị và lợi nhuận, thị hiếu người tiêu dung. Các giống lúa chất lượng cao đang được phát triển mạnh mẽ như Bắc thơm, Nếp thơm, Thiên Hương… Một số giống lúa cho năng suất rất đến vài tấn/ha mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Về tình hình phân bố lúa, có thể nói, cây lúa phân bố khắp các huyện trong tỉnh. Ngoại trừ thành phố Hải Dương có diện tích gieo trồng lúa khiêm tốn do có tỉ lệ dân thành thị cao, các huyện còn lại đều có diện tích gieo trồng lúa khá cao. Tiêu biểu là các huyện: Kinh Môn, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ và Thanh Miện (Phụ lục). Đây là những huyện có địa hình đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho gieo trồng lúa nước.

48

cung cấp một phần nhu cầu lương thực cho con người, là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi gia súc cũng như nguyên liệu, ở mức độ nhất định cho công nghiệp chế biến.

Năm 2012, diện tích ngô 3,6 ha, chiếm 2,8% diện tích cây lương thực có hạt. Sản lượng ngô đạt 18,3 tấn, chiếm 2,3% sản lượng lương thực có hạt của tỉnh. Tuy nhiên diện tích gieo trồng ngô có xu hướng giảm và không ổn định. Nguyên nhân do gần đây giá bán thấp, thời gian gieo trồng lại dài, hơn nữa hiệu quả trồng ngô không cao nên không khuyến khích được nông dân mở rộng diện tích.

Ngô được trồng nhiều ở các vùng bãi bồi ven sông, trồng xen canh trên đất lúa, đất trồng cây công nghiệp hàng năm, đặc biệt ở vùng đất đồi. Do đó, ngô được trồng nhiều ở các huyện: Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách…

- Rau đậu:

+ Rau đậu là những loại cây ngắn ngày, đòi hỏi nhiều lao động và nhiều công chăm bón, vốn đầu tư (phân bón, giống… ) lớn hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, các loại rau đậu có khả năng trồng xen canh hay luân canh trên cùng một diện tích. Đây là nhóm cây chiếm gần 20% diện tích gieo trồng hàng năm, là thế mạnh của nông nghiệp Hải Dương, nhất là cây thực phẩm vụ đông. Các loại rau quả thực phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại, một số loại rau quả chế biến có thị trường rộng được trồng tập trung thành vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, quy mô lớn như xu hào, bắp cải, cà chua, dưa hấu ở các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành, Thanh Miện; như hành, tỏi ở Nam Sách…

Năm 2012, GTSX các loại rau đậu trên của tỉnh Hải Dương đạt 3.430 tỉ đồng, chiếm 33,7% GTSX của ngành trồng trọt. Sở dĩ ngành trồng rau chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu cây trồng và tiếp tục tăng xuất phát từ nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Sự xuất hiện của 10 KCN trên địa bàn tỉnh và các KCN của các tỉnh bạn cùng với các trung tâm công nghiệp đã tạo thúc đẩy sản xuất rau, đậu phát triển.

49

Có thể thấy, diện tích các loại rau vụ đông có tăng nhưng còn chậm .Năm 2012, diện tích rau các loại đạt 30.714 ha cho sản lượng đạt 633.222 tấn.

Rau đậu được trồng ở hầu hết các huyện và thành phố. Các huyện trồng nhiều rau là Gia Lộc 5.745 ha, Kinh Môn 3.843 ha, Kim Thành 3.727 ha và Nam Sách 3.082 ha (năm 2012) [Phụ lục 2]. Đây là những huyện có giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển rau xanh đi các tỉnh và thành phố khác trong cả nước. Ở Gia Lộc có chợ đầu mối nông sản thuộc xã Gia Xuyên. Ở Nam Sách cũng có trạm thu mua các loại hành, tỏi và rau vụ đông để vận chuyển vào các tỉnh miền Trung và xuất khẩu. Các huyện, thành phố như Hải Dương, Bình Giang… diện tích rau không đáng kể.

Diện tích sản xuất rau an toàn được mở rộng ở các xã, các huyện trong tỉnh, hàng năm tỉnh cung cấp cho thị trường tiêu thụ hàng nghìn tấn rau sạch. Các huyện có diện tích trồng rau sạch lớn là huyện Thanh Miện, Gia Lộc, Tứ Kỳ… Diện tích rau an toàn của toàn tỉnh được chăm sóc bằng chế phẩm sinh học và phân ủ để bón rau giảm sau bệnh.

Tuy nhiên, diện tích rau an toàn có xu hướng tăng chậm do sản xuất rau an toàn của tỉnh gặp nhiều khó khăn như: tốn nhiều công chăm sóc, các yếu tố đất đai, nguồn nước, giống, thuốc bảo vệ thực vật, quy trình chăm sóc phải đạt tiêu chuẩn VietGAP, năng suất của rau an toàn thấp hơn so với rau thường, người tiêu dung chưa tin tưởng chất lượng của rau an toàn, hơn nữa khâu tiếp thị các sản phẩm rau an toàn ra thị trường còn yếu nên nhiều hộ gia định bị thua lỗ.

- Cây ăn quả: Hải Dương có nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như vải thiều Thanh Hà, cam Tứ Kỳ, dưa hấu Gia Lộc…và các loại hoa quả nhiệt đới khác như bưởi, chuối, táo…

Trong những năm qua, ngành trồng cây ăn quả của Hải Dương phát triển ổn định, giá trị sản lượng tăng hằng năm. Năm 2012, GTSX cây ăn quả của Hải Dương đạt 1.120,5 tỉ đồng chiếm 12,1% GTSX ngành trồng trọt. Đáng chú nhất là các loại cây: vải thiều, nhãn, cam, quýt.

50

Bng 2.8: Din tích, năng sut, sn lượng mt s cây ăn qu ca Hi Dương giai đon 2005 – 2012 Loại cây Năm 2005 Năm 2012 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Vải thiều 14.245 19.964 10,989 42,315 Nhãn 1.826 3.280 2,039 6,263 Cam, quýt 603 4.899 576 4,574 Chuối 1.483 36.801 1,995 46.152

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)

Hầu hết diện tích trồng các loại cây ăn quả đều giảm, ngược lại sản lượng đều tăng. Riêng cam quýt giảm vì khả năng cạnh tranh của các loại hoa quả này thấp trên thị trường, việc gieo trồng cam, quýt vừa tốn diện tích, vừa kém hiệu quả.

Cây vải vẫn là cây chủ lực chiếm diện tích 50% trong cơ cấu cây trồng lâu năm của tỉnh. Hiệu quả kinh tế hai năm gần đây của cây vải không cao do thị trường tiêu thụ còn hạn chế, chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong nước, giá bán những năm được mùa rất thấp. Do vậy, người nông dân đã chuyển đổi một số diện tích trồng vải sang trồng các loại cây hàng năm và cây ăn quả trái vụ có hiệu quả kinh tế cao hơn. Cây vải được trồng chủ yếu ở các huyện như Thanh Hà, Chí Linh…Đây là những vùng có điều kiện sinh khí hậu thuận lợi phù hợp với sinh thái của cây vải.

- Cây công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong ngành trồng trọt của tỉnh Hải Dương, ngành trồng cây công nghiệp chiếm một vai trò nhất định. Năm 2012, diện tích cây công nghiệp của Hải Dương đạt 2.811 ha, chiếm 1,5 % diện tích gieo trồng của cả tỉnh và đạt 62.633 triệu đồng (giá so sánh năm 1994), chiếm 2,5% giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh.

Ở Hải Dương, các cây công nghiệp được chia làm hai nhóm: cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm. Trong đó, nhóm cây công nghiệp

51

hàng năm giảm mạnh từ 3.716 ha năm 2005 xuống còn 2.598 ha năm 2012, giảm hơn 1,4 lần. Cây công nghiệp lâu năm tăng 100 ha. Sự thay đổi diện tích này do hiệu quả sản xuất cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm hiệu quả thấp nên người dân chuyển sang trồng rau vụ đông hoặc chuyển sang trồng cây ăn quả. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, nhất là ở vùng đồi Chí Linh, Kinh Môn.

* Nhóm cây công nghiệp hàng năm.

Nhóm cây công nghiệp hàng năm được trồng xen vụ trên đất lúa hoặc luân canh với lúa trong vụ đông xuân và hè thu để làm thay đổi tính chất của đất, làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, tạo nguồn hàng xuất khẩu đồng thời giải quyết việc làm cho nhân dân.

Có thể thấy, diện tích gieo trồng các loại cây công nghiệp hàng năm trên đây ở Hải Dương đang có xu hướng giảm (trừ cói), mặc dù năng suất của các loại cây công nghiệp trên đều tăng nhưng do diện tích gieo trồng giảm nhanh nên sản lượng cây công nghiệp hàng năm cũng giảm chậm (trừ cói, lạc).

Bng 2.9: Din tích, năng sut, sn lượng mt s cây công nghip hàng năm tnh Hi Dương giai đon 2005 - 2012 Loại cây 2005 2012 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Đậu tương 1.833 17,87 3.275 1.137 21,36 2.428 Lạc 1.584 13,90 2.201 1.258 20,3 2.554 Đay 38 26,58 101 23 36,32 84 Cói 71 82,39 585 106 74,17 786 Mía 120 505 6.060 34 511,38 1.739

52

Sở dĩ diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm không ổn định trước hết và chủ yếu là do hiệu quả sản xuất của các loại cây này không cao, người dân đã chuyển đổi trồng các loại cây khác (rau màu hoặc cây ăn quả). Mặt khác, tình trạng không đồng bộ giữa khâu sản xuất và chế biến.

Về phân bố: như đã nói trên, cây công nghiệp hàng năm thường được trồng xen vụ trên đất lúa hoặc trồng luân canh trong vụ đông xuân, vì vậy tất cả các huyện, thành phố của Hải Dương đều trồng được cây công nghiệp hàng năm.

Thị xã Chí Linh có diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm cao nhất vì diện tích đất còn nhiều, đất ở đây rất thích hợp để trồng lạc, đậu tương. Tuy vậy, diện tích cây công nghiệp hàng năm ở đây giảm nhanh từ 1.256 ha năm 2005 xuống còn 225 ha năm 2012. Do cây công nghiệp hàng năm nói chung kém hiệu quả hơn so với cây công nghiệp lâu năm. Các huyện có diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm thấp là thành phố Hải Dương, Bình Giang, Cẩm Giàng… vì không có đất cho trồng cây công nghiệp hàng năm như thành phố Hải Dương hoặc đất không thích hợp (chân ruộng trũng) như huyện Bình Giang, Cẩm Giàng…

* Nhóm cây công nghiệp lâu năm.

Cây công nghiệp lâu năm ở Hải Dương chủ yếu có chè và dâu tằm.

Chè tập trung ở vùng đồi núi Chí Linh và Kinh Môn. Trong những năm qua, diện tích chè tăng giảm không ổn định, đạt 68 ha năm 2012, sản lượng chè

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp ở tỉnh hải dương giai đoạn 2005 – 2012, định hướng đến năm 2020 (Trang 51 - 60)