Thực tiễn phát triển nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp ở tỉnh hải dương giai đoạn 2005 – 2012, định hướng đến năm 2020 (Trang 26 - 31)

4. Cấu trúc của khóa luận

1.2. Thực tiễn phát triển nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 2 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và 8 tỉnh là Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam,

20

Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Với tổng diện tích 21050,9 km2 và tổng số dân 20.236,7 nghìn người (2012). Từ xa xưa, ở vùng đất này, người dân nơi đây đã xây dựng một nền văn minh lúa nước, một nền văn hóa sông Hồng rực rỡ. ĐBSH được phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi đắp nên địa hình tương đối bằng phẳng và nhóm đất trồng chính của ĐBSH là đất phù sa màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho định cư và sản xuất nông nghiệp. Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh; lượng mưa dồi dào và nguồn nước phong phú rất thích hợp với canh tác lúa nước và trồng cây rau màu vụ đông. Bên cạnh đó, đây còn là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào với cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại. Từ đó đã tạo nên thị trường tiêu thị sản phẩm lớn, kích thích ngành nông nghiệp phát triển.

Nhờ khai thác có hiệu quả những thế mạnh về tự nhiên và kinh tế xã hội mà khu vực nông nghiệp trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của vùng. Tuy nhiên, tỉ trọng của khu vực này có xu hướng giảm chậm. Năm 2005 cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 89,7% trong số 14,7 % giá trị sản xuất của nhóm ngành Nông – lâm – thủy sản trên tổng giá trị sản xuất quốc dân (GDP), đến năm 2012 con số này giảm còn 87,1% trong số 11,8 % giá trị sản xuất Nông – lâm – thủy sản trên tổng giá trị sản xuất quốc dân (GDP).

Tuy diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh phục vụ cho công cuộc đô thị hóa – hiện đại hóa và xây dựng các khu công nghiệp, từ

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm từ 784,6 nghìn ha năm 2005 xuống còn 763,2 nghìn ha năm 2012, nhường chỗ cho phát triển công nghiệp và đô thị nhưng GTSX nông nghiệp vẫn tăng từ 20.891,3 tỉ đồng lên 29.086,1 tỉ đồng năm 2012 và chiếm 16,8% GTSX nông nghiệp của cả nước.

21

Hình 1.1: Giá tr sn xut theo ngành Nông – Lâm – Thy sn ca ĐBSH

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012) - Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng cây lương thực luôn giữ vị trí hàng đầu.

+ Trong các cây lương thực, lúa có ý nghĩa quan trọng nhất cả về diện tích và sản lượng. Năm 2012, diện tích gieo trồng lúa đạt 1.105,4 nghìn ha chiếm 92,4% diện tích cây lương thực của vùng và chiếm 14,7% diện tích gieo trồng lúa của cả nước.

+ Cây lúa có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng tập trung nhất và đạt năng suất cao nhất ở các tỉnh: Hà Nội 204,7 nghìn ha (chiếm 17,8% diện tích trồng lúa của vùng, đứng đầu trong vùng và thứ 11 cả nước); Thái Bình: 166,4 nghìn ha (đứng thứ 2 trong vùng và thứ 14 cả nước); Nam Định: 159,0 nghìn ha (đứng thứ 3 trong vùng và đứng thứ 15 cả nước); Hải Dương 127,5 nghìn ha (đứng thứ 4 trong vùng và thứ 18 cả nước).

22

Bng 1.1. Mt s tiêu chí sn xut lương thc ca vùng ĐBSH giai đon 2005- 2012

Tiêu chí Đơn vị Năm 2005 Năm 2012

1. Din tích cây lương thc có ht 1000 ha 1.220,9 1.196,4

So với cả nước % 14,6 11,8

Diện tích trồng lúa cả năm 1000 ha 1.138,9 1.105,4

- So với diện tích cây lương thực có hạt % 93,3 92,4

- So với diện tích lúa của cả nước % 15,5 14,7

2. Sn lượng cây lương thc có ht 1000 tn 6.517,9 7.012,9

So với cả nước % 16,5 15,7

Sản lượng lúa cả năm 1000 tấn 6.183,5 6.595,9

- So với sản lượng cây lương thực có hạt % 94,9 94,1

- So với sản lượng lúa cả nước % 17,2 16,5

3. Lương thc có ht bình quân đầu người Kg/người 365 377 So với cả nước % 75,9 73,5 4. Năng sut lúa c năm T/ha 54,3 59,7 So với cả nước % 110,0 112,2

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012)

+ Ngành trồng cây lương thực, đặc biệt là ngành trồng lúa ở đây có từ lâu đời và được thâm canh với trình độ cao nhất cả nước nên năng suất lúa ở đây rất cao. Năng suất lúa cả năm toàn vùng đạt 59,7 tạ/ha trong đó Thái Bình dẫn đầu cả nước với năng suất lúa đạt 66,4 tạ/ha; Hưng Yên đạt 62,8 tạ/ha đứng thứ 2 cả nước; Hải Phòng đạt 60,0 tạ/ha đứng thứ 3 trong cả nước.

+ Sản lượng lương thực đạt 7.012,9 nghìn tấn chiếm 15,7% sản lượng lương thực của cả nước. Tuy nhiên do dân số đông, nên bình quân lương thực đầu người chỉ đạt 377 kg (chỉ bằng 73,5% so với bình quân chung của cả nước).

23

+ Nhờ ưu thế về điều kiện tự nhiên và thị trường tiêu thụ rộng lớn cả nội và ngoại vùng, cây thực phẩm trở thành thế mạnh của vùng. Cây thực phẩm gồm rau và các loại đậu, trong đó rau chiếm tỉ lệ lớn hơn cả.

Diện tích rau ngày càng tăng nhanh, đến năm 2012, diện tích trồng rau lên tới 157,5 nghìn ha, tăng 1,3 lần so với năm 2005, chiếm 20,2% diện tích cả nước. Sản lượng rau đạt 3.246,7 nghìn tấn, chiếm 25,1% diện tích rau cả nước. Rau được trồng nhiều ở các bãi ven sông, tại các vùng ven các đô thị lớn, hình thành nên vành xanh quanh các đô thị: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định... Sản xuất rau ở đây đã theo hướng rau an toàn với các loại rau có chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.

+ Cây công nghiệp

Cây công nghiệp hàng năm trong vùng có đậu tương, lạc, cói, đay, thuốc lào....Do tập quán canh tác cũng như sự biến động của thị trường nên diện tích các loại cây ngắn ngày không thật sự ổn định. Hiện nay, diện tích các loại cây công nghiệp hàng năm là 124,7 nghìn ha, chiếm 15,6% diện tích cây công nghiệp hàng năm của cả nước.

-Chăn nuôi:

Chăn nuôi ở ĐBSH khá phát triển, hiện chiếm 41,2% giá trị sản xuất nông nghiệp, một tỉ lệ cao so với cả nước (25,1%) hay so với đồng bằng sông Cửu Long (15,7%) hay Đông Nam Bộ (28,0%). Tuy nhiên, quy mô của ngành còn nhỏ, chủ yếu khu vực kinh tế hộ gia đình. Trong cơ cấu vật nuôi của vùng, chăn nuôi lợn và gia cầm chiếm tỉ trọng cao hơn cả.

Về sản lượng, mặc dù chỉ chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn so với cả nước (9,9% năm 2012) nhưng vùng này lại có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Trong cơ cấu sản lượng, thủy sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng tăng từ 62,1% năm 2005 lên 71,6% năm 2012. Nguyên nhân vì ĐBSH có diện tích mặt nước, diện tích ruộng úng, trũng và vùng bãi triều khá lớn, thuận lợi cho phát triển nghề nuôi trồng; trong khi đó, hoạt động đánh bắt không thuận lợi như các vùng phía khác trong cả nước.

24

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2012

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp ở tỉnh hải dương giai đoạn 2005 – 2012, định hướng đến năm 2020 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)