Trang trại

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp ở tỉnh hải dương giai đoạn 2005 – 2012, định hướng đến năm 2020 (Trang 65 - 68)

4. Cấu trúc của khóa luận

2.3.2. Trang trại

Trang trại, một hình thức phổ biến của sản xuất nông nghiệp trên thế giới được đưa vào Việt Nam những năm 1990 đã nhanh chóng trở thành một HTTCLT hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Trang trại đã làm thay đổi đáng kể nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, trong đó có Hải Dương, một tỉnh trọng điểm lương thực của đồng bằng sông Hồng.

a. Số lượng trang trại

Số lượng trang trại của tỉnh Hải Dương tăng nhanh: từ 126 trang trại năm 2005 lên 2.523 trang trại năm 2010 (tăng 2.307 trang trại). Mức tăng bình quân đạt 230,7 trang trại mỗi năm. Số lượng trang trại của tỉnh Hải Dương đứng thứ 4 trong vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 19 trong cả nước.

Sở dĩ, số lượng trang trại của Hải Dương tăng nhanh là do chủ trương đúng đắn và sự chỉ đạo kịp thời của Đảng và chính quyền địa phương cùng với

59

sự nhận thức vươn lên làm giàu từ chính quê hương bằng kinh tế trang trại của các hộ nông dân, nhân dân. Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng các ngành trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng là nhân tố quan trọng làm tăng số lượng các trang trại ở Hải Dương theo hướng trên. Năm 2012, do những thay đổi trong tiêu chí của trang trại, số lượng trang trại của Hải Dương giảm xuống còn 506 trang trại.

b.Loại hình trang trại

Cũng như các loại hình trang trại trong cả nước, các trang trại nông nghiệp tỉnh Hải Dương được phân chia thành 6 loại hình chủ yếu: trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, loại hình trang trại nông nghiệp trên địa bàn Hải Dương như đã nói ở trên có sự biến động trong quá trình phát triển.

Bng 2.12: S lượng các trang tri tnh Hi Dương phân theo loi hình giai đon 2005 - 2012 (Đơn vị: Trang trại) Năm Trồng cây hàng năm Trồng cây lâu năm Trang trại Chăn nuôi Kinh doanh tổng hợp 2005 4 87 101 371 2007 - 65 262 461 2010 2 66 385 572 2012* 1 2 419 84

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)

(*) Năm 2012 số lượng trang trại được áp dụng tiêu chuẩn mới.

Loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp của tỉnh Hải Dương tăng nhanh nhất và chiếm phần lớn trong tổng số trang trại của tỉnh. Năm 2005, trang trại

60

kinh doanh tổng hợp chưa được hình thành nhưng đến năm 2012, loại hình này đã có 1529 trang trại và chiếm 60,6% số trang trại của tỉnh. Loại hình trang trại chăn nuôi đứng thứ 2 về số lượng và cả tỉ trọng. Năm 2005, cả tỉnh chỉ có 101 trang trại chăn nuôi, đến 2012, số lượng trang trại chăn nuôi đạt 419 trang trại và chiếm 20,2% tổng số trang trại của tỉnh. Số trang trại nuôi trồng thủy sản tăng khá từ 3 trang trại năm 2005 tăng lên 263 trang trại năm 2012, chiếm 10,4% số trang trại của cả tỉnh. Trang trại trồng cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp có xu hướng giảm. Số trang trại trồng cây hàng năm năm 2012 không có.

Mặc dù hiệu quả sản xuất của trang trại chưa cao, nhưng sự phát triển của kinh tế trang trại của Hải Dương nói riêng và trong cả nước rất đa dạng về qui mô, loại hình sản xuất, cơ cấu lao động… và đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái rõ rệt nhờ phát huy những tiềm năng, cơ hội của mình. Kết quả rõ nhất mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là kinh tế trang trại đã tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, làm tăng thu nhập của lao động nông nghiệp, giải quyết việc làm và góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Bng 2.13: Mt s ch tiêu ca trang tri tnh Hi Dương giai đon 2005 - 2012

Chỉ tiêu 2005 2007 2012

Tổng số trang trại 619 927 506

Tổng số diện tích (ha) 1.826 1.944 2.295

Qui mô (ha) 2,9 2,1 0,91

Lao động bình quân (lao động) 5 7 4

Vốn bình quân 01 trang trại (triệu đồng) 230 327 274

Tổng thu nhập trong năm 32.012 42.297 143.019

Thu nhập của 1 trang trại 51,7 45,6 57

Thu nhập của 1 lao động trang trại 9,5 6,3 14,6

61

Những kết quả trên đây cho thấy chủ trương phát triển kinh tế trang trại ở Hải Dương là hoàn toàn đúng đắn và hiệu quả. Các trang trại ở Hải Dương đã tận dụng khai thác triệt để những lợi thế về đất, nguồn lao động dồi dào, nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ… để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và nguồn hàng cho xuất khẩu, phù hợp với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó, sự phát triển kinh tế trang trại của Hải Dương còn gặp một số khó khăn: sự thiếu quy hoạch, kế hoạch đồng bộ về KT, XH gắn với kinh tế trang trại của từng địa phương. Hầu hết đất của trang trại là đất thuê trong thời gian ngắn, cùng với việc chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích dẫn đến tình trạng các chủ trang trại không yên tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thâm canh để có hiệu quả lâu dài mà nặng về khai thác để tận thu trong thời gian ngắn, làm cạn kiệt tài nguyên (đất, sinh vật…) và gây ô nhiễm môi trường. Quy mô trang trại còn nhỏ, không ổn định, trình độ sản xuất, quản lý của nhiều chủ trang trại còn yếu, lao động chủ yếu có trình độ phổ thông giản đơn. Vốn đầu tư cho trang trại tuy có tăng nhưng còn chậm và chủ yếu do chủ trang trại tự huy động nên còn rất thiếu. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong nội tỉnh và nội vùng vì chưa chất lượng chưa cao, chủ yếu là dạng thô, giá cả thiếu ổn định…

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp ở tỉnh hải dương giai đoạn 2005 – 2012, định hướng đến năm 2020 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)