Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp ở tỉnh hải dương giai đoạn 2005 – 2012, định hướng đến năm 2020 (Trang 39 - 96)

4. Cấu trúc của khóa luận

2.1.3. Các nhân tố kinh tế xã hội

2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động a. Dân cư

Theo số liệu thống kê 2012, dân số của Hải Dương có 1.735,08 nghìn người, đứng thứ 5 về số dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 11

33

trong cả nước. Từ năm 1999 trở lại đây, dân số Hải Dương tăng chậm so với mức tăng dân số trung bình của cả nước (tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm khoảng 1%). Đặc biệt, do thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, tốc độ tăng dân số của Hải Dương những năm gần đây giảm đáng kế, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, kinh tế - xã hội ngày càng được đẩy mạnh, phát triển. Qui mô dân số lớn, lại nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng đông dân nên nhu cầu lương thực, thực phẩm lớn tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất lương thực, thực phẩm của tỉnh.

Bng 2.3: Mt s ch tiêu v dân s ca tnh Hi Dương

Chỉ tiêu 2005 2012

Dân số trung bình (ng người) 1.685,5 1.735,1

Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) 1,16 0,75

Dân số nông thôn (ng người) 266,4 327,2

Tỉ lệ dân số nông thôn (%) 15,8 19,1

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)

* Gia tăng dân số tự nhiên

Tốc độ gia tăng dân số tỉnh Hải Dương trong thời kì 2005 – 2012 có xu hướng giảm dần, từ 0,83 % năm 2005 xuống còn 0,75% năm 2012. So với cả nước nói chung và các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói riêng thì tốc độ tăng dân số của Hải Dương thấp hơn (cả nước là 1,3%).

* Gia tăng cơ học: Trong giai đoạn 2005- 2012, do công nghiệp hóa, đô thị hóa và thu hút FDI, tỉ lệ nhập cư của tỉnh đang tăng dần, xuất cư giảm. Gia tăng cơ giới dương.

* Cơ cấu dân số: dân số ở khu vực nông thôn là 1.385,7 nghìn người chiếm gần 80,9 % dân số toàn tỉnh. Tỉ lệ dân nông thôn đang có xu hướng giảm do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Dân số đô thị tập trung ngày càng đông ở thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và quanh các khu công nghiệp tạo nên nhu cầu lương thực, thực phẩm và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

34

Dân số đông, gia tăng cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang tăng mạnh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng ngày càng phong phú, đa dạng cả về lượng và chất cũng như chủng loại. Chính điều này đã tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp Hải Dương phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả hơn. Tuy vậy, dân số đông, chất lượng cuộc sống tăng lên cũng gây áp lực lên quỹ đất dành cho nông nghiệp và làm ảnh hưởng đến chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp (nhu cầu về các loại nông sản có chất lượng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm).

b. Nguồn lao động

Cùng với số dân đông, Hải Dương có lực lượng lao động dồi dào, tăng nhanh. Năm 2012, toàn tỉnh có 1.106,9 nghìn lao động chiếm 63,4% dân số, mỗi năm nguồn lao động tăng khoảng 5.600 người. Lực lượng lao động đang được trẻ hóa, có trình độ, có tri thức, tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ mới. Đặc biệt trong nền sản xuất hàng hóa, lực lượng này tỏ ra linh hoạt, nhạy bén và nhanh chóng nắm bắt cơ chế thị trường.

Nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao thuận lợi cho việc nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn. Mặt khác, người nông dân nhạy bén với cơ chế thị trường, có kinh nghiệm sản xuất được tích lũy từ lâu đời và biết ứng dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ vào sản xuất. Tất cả những điều này đã làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và mức sống của nông dân.

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của Hải Dương đang có sự chuyển dịch, tỉ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp đang có xu hướng giảm, tỉ lệ lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đang có xu hướng tăng.

2.1.3.2. Khoa học công nghệ

Trong lĩnh vực cơ khí hóa, nông nghiệp Hải Dương đã sử dụng máy móc nông nghiệp có công suất lớn, tốc độ làm việc nhanh, sử dụng máy liên hợp tiến hành đồng thời một số thao tác và các máy kết hợp chặt chẽ giữa cơ khí hóa và hóa học hóa nông nghiệp, xây dựng và sử dụng hệ thống giao thông chuyên môn

35

hóa cùng các phương tiện vận chuyển phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt áp dụng quy trình kỹ thuật mới và tổ chức lao động tiên tiến trong sản xuất.

Trong lĩnh vực điện khí hóa, Hải Dương đã chế tạo các thiết bị đảm bảo việc điện khí hóa tổng hợp mọi quá trình sản xuất và điều khiển theo chương trình tự động, sử dụng nhiệt và các nguồn năng lượng khác cho máy nông nghiệp.

Trong lĩnh vực hóa học, nông nghiệp Hải Dương sử dụng rộng rãi các phương tiện hóa học mới có hiệu suất cao trong nông nghiệp, sử dụng các loại sản phẩm phức hợp và các phương pháp bón phân hữu hiệu hơn.

Trong lĩnh vực thủy lợi hóa, Hải Dương đã sử dụng tổng hợp nguồn nước, xây dựng hệ thống thủy lợi đảm bảo việc tưới tiêu tự động.

Trong lĩnh vực sinh học, nông nghiệp Hải Dương đã phát triển ngành di truyền học, chọn giống, lai tạo và sử dụng các giống mới có những chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật và sinh học thích hợp với quy trình kỹ thuật công nghiệp.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại làm cho sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, rút ngắn thời kỳ xây dựng cơ bản, tạo nên nguồn nguyên liệu ổn định và có chất lượng tốt cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu.

Hải Dương nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nơi có điều kiện phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lao động và nâng cao tiềm lực khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

Viện cây lương thực và thực phẩm thuộc địa phận xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc, nơi nghiên cứu, lai tạo và đưa vào sử dụng các loại giống cây và con phù hợp với điều kiện sản xuất của Hải Dương nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói chung cho năng suất cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hải Dương còn có sơ sở nghiên cứu giống thủy sản miền Bắc (xã Thạch Khôi – TP Hải Dương) và xí nghiệp giống cây trồng Lai Cách (Thị trấn Lai Cách – Cẩm Giàng) cung cấp, lai tạo các giống mới trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

36

Sự phát triển của khoa học công nghệ còn được biểu hiện thông qua việc hình thành các cơ sở nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, các trạm bảo vệ thực vật, thú y của tất cả các huyện, thành phố nhằm tạo ra các giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao và thích ứng với điều kiện sản xuất của Hải Dương. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền kĩ thuật sản xuất đang được các hội nông dân khuyến nông, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp triển khai tới hộ xã viên và đã có những thành công nhất định… Ví dụ: giống táo ghép Gia Lộc, kĩ thuật nuôi ba ba, kĩ thuật nuôi ếch, nuôi thỏ…

Các cơ sở bảo quản và chế biến sản phẩm thu hoạch ngày càng phát triển về số lượng và qui mô, tập trung ở thành phố Hải Dương và các huyện ven thành phố tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất, đồng thời làm tăng giá trị của các nông sản sau thu hoạch.

2.1.3.3. Kết cấu hạ tầng a. Giao thông

Trên địa bàn tỉnh có các tuyến quốc lộ chạy qua như quốc lộ 5, 18, 183, 37. Các tuyến này đã, đang được sửa chữa, nâng cấp hoàn chỉnh, khả năng thông xe tốt, rất thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản hàng hóa trong và ngoài tỉnh.

Tỉnh lộ có 11 tuyến, với tổng chiều dài 258 km, hầu hết đã được trải nhựa. Đường huyện lộ có 27 tuyến, với tổng chiều dài 352 km, trong đó có 75% đã được trải nhựa. Hệ thống giao thông nông thôn đang được bê tông hóa góp phần đáng kể trong việc hiện đại hóa nông thôn, nâng cao năng suất lao động và giao lưu buôn bán nông sản hàng hóa cho nông dân.

Hải Dương có 70 km đường sắt đi qua (kể cả 15 km đường chuyên dùng cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại). Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua địa phận tỉnh dài 44 km. Tuyến Kép - Bãi Cháy qua Hải Dương dài 10 km, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa giữa Hải Dương và các tỉnh lân cận cũng như xuất khẩu hàng hóa qua cảng Hải Phòng.

Hệ thống giao thông nội bộ xã – liên thôn được nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân được thuận lợi. Hệ thống giao thông nội đồng cũng rất phát triển, phục vụ cho bà con nông dân đi lại trong quá trình sản xuất.

37

Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được khởi công xây dựng từ ngày 2/2/2009. Là đường cao tốc xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, dài 105,5 km, từ thủ đô Hà Nội qua Hưng Yên, Hải Dương đến thành phố Hải Phòng. Trong đó, phần qua lãnh thổ Hải Dương dài 40 km thuộc 4 huyện: Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ và Thanh Hà.

Hải Dương có 10 tuyến sông do Trung ương quản lí, dài gần 300 km, 6 tuyến sông do địa phương quản lí dài 140 km. Trên địa bàn Hải Dương có 10 bến xếp dỡ hàng hóa dọc theo các sông, trong đó có cảng Cống Câu với công suất 220 nghìn tấn/năm.

Hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng, giao thông nông thôn được nâng cấp tạo điều kiện để vận chuyển nông sản hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cũng như đáp ứng kịp thời cho người dân về các dịch vụ trong nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến việc hình thành các vùng chuyên canh, các khu vực sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho những địa bàn xa các khu đô thị, các khu công nghiệp nhất là các huyện Thanh Miện, Bình Giang, Tứ Kỳ... Mặt khác, sự phát triển của hệ thống giao thông làm tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp (là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa công nghiệp chế biến với những vùng sản xuất).

b. Hệ thống cấp điện

Hải Dương có điều kiện thuận lợi về nguồn cấp điện năng. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại với công suất 1040MW cùng với nguồn điện bổ sung từ lưới diện quốc gia qua đường dây 35 KV, có chiều dài 600 km từ tuyến Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng luôn đảm bảo cho người dân có đủ điện năng để sinh hoạt.

Mạng lưới điện nông thôn tỉnh Hải Dương phát triển nhanh. Đến năm 2012, Hải Dương đã có 100% số xã có điện lưới quốc gia và tỉ lệ số hộ nông thôn được sử dụng điện của là 99,9%. (Tỉ lệ tương ứng của cả nước là 94,2%)

Hải Dương luôn chú trọng vào việc đầu tư điện khí hóa nông thôn, phục vụ cho đời sống và sản xuất. Hệ thống điện nông thôn giai đoạn 2006 – 2012 được đầu tư cải tạo với số vốn ước tính là 628 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách

38

Trung ương đạt 550 tỉ đồng, vốn ngân sách địa phương là 33 tỉ đồng đã đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và cho sinh hoạt.

c. Hệ thống cấp nước

Hệ thống các nhà máy nước cùng đường ống đang trong tình trạng xuống cấp gây thất thoát lớn, chưa đảm bảo nguồn cung cho người dân cả ở thàh thị lẫn nông thôn.Chỉ khoảng 80% dân thành thị được sử dụng nước máy, với lượng tiêu thụ là 60 – 80 lít nước/người/ngày. Trong khi đó, đa số dân nông thôn vẫn dùng nước giếng khơi là chính, chưa đảm bảo vệ sinh và hạn chế phát triển nghề thủ công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến rau, củ quả…

d. Thông tin và truyền thông

Trong những năm gần đây, mạng thông tin di động phát triển khá mạnh với nhiều loại hình, nhiều dịch vụ đa dạng. Đến hết năm 2012, Hải Dương có 245.566 thuê bao điện thoại cố định và 100.523 thuê bao di động trả sau. Bình quân thuê bao cố định và thuê bao trả sau của Hải Dương là 23,6 máy/100 dân, cao hơn so với bình quân chung của cả nước (cả nước đạt 15,1 thuê bao/100 dân). Tổng số thuê bao Internet ADSL của tỉnh Hải Dương 25.163 thuê bao.

Mạng lưới bưu cục, điểm phục vụ các dịch vụ bưu chính viễn thông những năm gần đây có sự tiến bộ vượt bậc. Số lượng các điểm dịch vụ ngày càng tăng về số lượng, hoàn thiện về điều kiện phục vụ, chất lượng và giá cả.

2.1.3.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật cho nông nghiệp

- Hải Dương đã xây dựng được một hệ thống thủy lợi khá phát triển Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải cùng với mạng lưới thủy nông nội đồng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu tưới và tiêu nước cho nhân dân.

- Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhiều máy móc đã được sử dụng vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất: máy cày và cơ giới hóa làm đất, máy tuốt lúa, máy bơm, máy gieo xạ, máy cấy.

- Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, chất lượng tốt như: giống lúa P6, AC5…., cây thực phẩm như dưa lai, bí lai, măng tây.. Việc đưa vào sản xuất nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Công tác bảo vệ

39

thực vật đã được thực hiện có hiệu quả, xác định được các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng, đề ra được các giải pháp phòng trừ sâu bệnh theo hướng tích cực, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lí nhằm tăng giá trị và chất lượng của nông sản, bảo vệ môi trường.

- Xây dựng hệ thống các trại, trạm bảo vệ thực vật, thú y trên tất cả 12 huyện, thị xã và thành phố, vừa là yếu tố khoa học, công nghệ nhưng cũng vừa là cơ sở vật chất kĩ thuật, đáp ứng kịp thời nhu cầu về giống cây trồng và vật nuôi, phòng và chữa bệnh trong nông nghiệp.

- Những năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư và mở rộng hệ thống khuyến nông và thú y của xã và thôn để phục vụ, hỗ trợ nông dân trong sản xuất. Đến nay, trong tỉnh đều có cán bộ thú y xã, đạt 100% số xã và 92,7% số thôn. - Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, có một số trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp tiêu biểu là Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc), Viện nghiên cứu giống thủy sản miền Bắc (xã Thạch Khôi, thành phố Hải Dương) và xí nghiệp giống cây trồng Lai Cách (thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng)…

2.1.3.5. Thị trường tiêu thụ

Thị trường là nhân tố quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Vấn đề xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân vươn lên làm giàu từ chính quê hương có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nông nghiệp.

Hải Dương có dân số đông, chất lượng cuộc sống đang ngày càng được nâng cao. Mặt khác, Hải Dương rất gần các trung tâm công nghiệp, các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Nông sản hàng hóa của Hải Dương không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân dân trong tỉnh mà còn đáp ứng nhu cầu của các tỉnh bạn và tạo nguồn hàng xuất khẩu.

Bên cạnh thị trường nội địa, Hải Dương còn chế biến một số nông sản để tiến hành xuất khẩu. Một số nông sản xuất khẩu nổi bật của Hải Dương là thịt lợn đông lạnh và dưa chuột muối. Năm 2012, tỉnh đã xuất khẩu 300 tấn thịt lợn

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp ở tỉnh hải dương giai đoạn 2005 – 2012, định hướng đến năm 2020 (Trang 39 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)