4. Cấu trúc của khóa luận
2.1.2. Các nhân tố tự nhiên
2.1.2.1.Địa hình
Địa hình Hải Dương nghiêng và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Phía đông có địa hình thấp, trũng, thường bị ảnh hưởng của thủy triều và ngập úng vào mùa mưa. Đại bộ phận diện tích của Hải Dương là đồng bằng (chiếm
25
86,9% diện tích). Nằm trong lưu vực sông Thái Bình, với độ cao trung bình từ 2 - 3 m so với mực nước biển, được phân bố ở phía nam gồm các huyện: Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Ninh Giang, Thanh Miện, Kim Thành và thành phố Hải Dương. Rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt.
Diện tích miền núi của tỉnh chỉ chiếm 13,1 %, phân bố ở phía bắc thuộc các thị xã Chí Linh, huyện Kinh Môn. Phía bắc thị xã Chí Linh nằm trong cánh cung Đông Triều, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cỏ để phát triển chăn nuôi.
2.1.2.2. Đất trồng
a. Các nhóm đất chính ở Hải Dương
Hải Dương có diện tích tự nhiên là 1654,77 km2. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương, căn cứ vào tiêu chuẩn của FAO – UNESCO, cơ cấu đất theo từng nhóm như sau:
Hình 2.1: Cơ cấu các nhóm đất chính tỉnh Hải Dương
26 Nhóm đất phù sa
- Nhóm đất phù sa tập trung chủ yếu ở đồng bằng, với diện tích 93.170,08 ha, chiếm 86,9% diện tích. Nhóm đất này bao gồm đất phù sa sông, đất mặn, đất phèn.
+ Nhóm đất phù sa sông có diện tích lớn nhất 85.852,9 ha, chiếm 80% diện tích, chủ yếu được phù sa sông Thái Bình, có xen kẽ phù sa sông Hồng bồi đắp nên tương đối màu mỡ, có giá trị kinh tế cao và thích hợp với các loại cây trồng: cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất này được chia thành 2 loại:
* Đất phù sa không được bồi hàng năm: chiếm khoảng 74% diện tích, bị ngăn bởi các hệ thống đê, đất có màu nâu nhạt hoặc xám vàng. Loại đất này tập trung ở các huyện Gia Lộc, Nam Sách, Bình Giang, Cẩm Giàng, Ninh Giang và phía tây các huyện Tứ Kỳ, Kim Thành, Thanh Hà. Xen kẽ với các loại đất này ở các ô trũng có loại đất phù sa bị glây hóa úng nước mưa vào mùa hạ. Đất này thuận lợi cho trồng lúa nhưng phải cải tạo và xây dựng hệ thống thủy lợi.
* Đất phù sa được bồi hàng năm ven sông Thái Bình và sông Luộc thuộc các huyện Tứ Kỳ, Thanh Miện chiếm 3,6% diện tích, phân bố ở ngoài đê. Đất có màu nâu tươi, thành phần cơ giới thường nhẹ, đất tốt, thích hợp với phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu và rau xanh.
+ Đất nhiễm mặn có 4.064,1 ha chiếm 3,8% diện tích, được phân bố ở phía đông của tỉnh, bao gồm khu vực Nhị Chiểu (Kinh Môn), nam Tứ Kỳ, đông Kim Thành và nam Thanh Hà. Là đất triều bãi được bồi phù sa hàng năm, cấy lúa 2 vụ năng suất thấp song lại thuận lợi cho việc trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (cói) và rau xanh.
+ Đất phèn: có 3.028,90 ha chiếm 2,8% diện tích, tập trung chủ yếu rìa phía đông nam các huyện Tứ Kỳ, nam Thanh Hà, Nhị Chiểu và một phần Chí Linh. Loại đất này có độ phì tiềm tàng cao được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa có vật liệu sinh phèn, phát triển trong môi trường ngập mặn, khó thoái nước nhưng cần phải cải tạo để đưa vào sản xuất
- Độ cao tương đối vùng đồng bằng ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng đất và bố trí cây trồng.
27
Địa hình thấp và trũng chiếm tới 70,4 % diện tích vùng đồng bằng, địa hình cao chiếm chưa đến 10%. Như vậy, phần lớn địa hình của đồng bằng thuận lợi cho việc gieo trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày khác.
- Thành phần cơ giới của tầng đất mặt cũng là một yếu tố quan trọng trong việc việc bố trí cây trồng. Theo kết quả phân tích, thành phần cơ giới lớp đất trên mặt của đồng bằng được phân làm bốn cấp, đó là: đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình và đất thịt pha sét (thịt nặng).
+ Đất có thành phần cơ giới nhẹ (đất cát pha và đất thịt nhẹ) là 41.288,3 ha; chiếm tới 44,3% diện tích đồng bằng, phân bố dọc theo các sông thuộc các huyện Tứ Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang, Thanh Hà. Nhìn chung, với thành phần cơ giới như vậy, loại đất này rất thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hoa màu.
+ Đất có thành phần cơ giới trung bình và nặng là 51.881,8 ha chiếm 55,7% diện tích của đồng bằng, phân bố tập trung tại các huyện Gia Lộc, Bình Giang, Cẩm Giàng, Nam Sách, phía tây Kim Thành, tây Thanh Hà. Nhóm đất này cũng thích hợp với trồng lúa nhưng phải thường xuyên bón phân và phải xây dựng hệ thống thủy lợi tưới, tiêu nước để hạn chế sự thoái hóa, bạc màu.
Bảng 2.1: Diện tích các loại đất vùng đồng bằng phân theo thành phần cơ giới tầng mặt tỉnh Hải Dương (Đơn vị: ha) Loại đất Tổng diện tích Cát pha Thịt nhẹ Thịt TB Thịt nặng Mặn 4.064,1 141,12 335,42 3.587,56 Phèn 3.028,90 170,58 940,18 1.642,85 275,3 Phù sa 8.5852,90 12.774,77 26.696,90 41.749,48 4.631,75 Feralit (xám) 224,18 0,65 223,53 Tổng diện tích đồng bằng 93.170,08 13.087,11 28.196,04 46.979,88 4.907,05 % so với đồng bằng 100,00 14,05 30,26 50,42 5,27
28
Dựa vào các chỉ tiêu độ cao tương đối và thành phần cơ giới cho thấy đất bãi ngoài đê và đất phù sa trong đê trên địa hình cao, có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình của các loại đất phù sa và đất xám thích hợp với trồng cây công nghiệp. Trên địa hình trung bình và địa hình thấp gồm các loại đất như phù sa, đất mặn thích hợp cho trồng lúa. Đất phù sa trên các dạng địa hình cao và địa hình thấp thích hợp để trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu. Trên một số vùng địa hình trũng của các loại đất phù sa, đất mặn thích hợp để nuôi trồng thủy sản.
- Về độ phì của đất: các loại đất phù sa, đất mặn, đất phèn đều có độ phì ở mức trung bình và khá.
Nhóm đất Feralit
Nhóm đất Feralit của tỉnh tập trung ở thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn, diện tích khoảng 14.096,02 ha, chiếm 13,14% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Nhóm đất này chủ yếu thuộc nhóm đất xám, với các loại đất: đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất xám Feralit trên phiến thạch sét và bột kết; đất xám Feralit trên đá cát và đất xám Feralit biến đổi do trồng lúa nước. Ngoài ra, còn có đất feralit đỏ vàng có diện tích không đáng kể.
Kết quả điều tra đất vùng đồi núi Hải Dương cho thấy: đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 20% diện tích của vùng, loại đất này tập trung ở vùng đồi thấp của thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn. Loại đất này thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
b. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Hải Dương
Hải Dương có vốn đất nông nghiệp khá lớn, năm 2012, vốn đất nông nghiệp đạt 105.807 ha chiếm 63,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tuy nhiên, diện tích đất này đang có xu hướng giảm. Giai đoạn 2005 - 2012, diện tích đất nông nghiệp Hải Dương giảm 3.198 ha. Nguyên nhân cơ bản là do sự chuyển đổi mục đích sử dụng. Quá trình CNH, đặc biệt là sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh làm tăng quỹ đất phi nông nghiệp. Mặt
29
khác, quá trình đô thị hóa cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến quỹ đất dành cho nông nghiệp. Các đô thị của Hải Dương tăng cả về số lượng (thị xã Chí Linh vừa được công nhận là thị xã năm 2010) và quy mô (thành phố Hải Dương lên đô thị loại II năm 2009), điều này làm tăng quỹ đất đô thị.
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất qua các năm của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2012
(Đơn vị: ha)
Loại đất Năm 2005 Năm 2012
DT (ha) DT (ha) Tổng diện tích TN 165.477 165.477 Tổng DT đất NN 109.005 105.807 Đất sản xuất nông nghiệp 98.231 85.68 - Đất trồng cây hằng năm 80.921 70.238 - Trong đó lúa 77.861 66.579 - Các cây khác 3.06 3.659
- Đất trồng cây lâu năm 17.31 15.442
Đất phi nông nghiệp 55.551 59.231
Đất chưa sử dụng 777 437
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)
Theo số liệu thống kê năm 2012, đất đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp ở Hải Dương hiện có 105.807 ha, chiếm 63,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, vốn đất trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp là 85.680 ha, đất lâm nghiệp chỉ có 10.866 ha và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 9.261 ha.
Có thể thấy, qui mô đất nông nghiệp khá lớn so với diện tích đất tự nhiên của tỉnh, đất màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng các
30
nông sản hàng hóa có giá trị cao để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường tại chỗ và các vùng lân cận.
Tuy nhiên, qui mô đất nông nghiệp có xu hướng giảm đặt ra cho nông nghiệp Hải Dương phải tìm hướng đi mới vừa đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất của người lao động.
2.1.2.3. Khí hậu
Khí hậu Hải Dương mang nét chung của khí hậu Đồng bằng sông Hồng với đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng.
Hải Dương có tiềm năng nhiệt ẩm lớn. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,3oC, tổng nhiệt độ hoạt động cả năm đạt 8500oC. Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80% đến 90%. Lượng mưa trung bình cả năm từ 1400mm đến 1700mm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa châu Á, về mùa đông, gió mùa đông bắc làm cho nhiệt độ miền Bắc nói chung và Hải Dương nói riêng hạ thấp với 3 tháng nhiệt độ trung bình thấp hơn 180C, đó là các tháng 12, tháng 1 và tháng 2, khí hậu lạnh và khô. Cuối mùa lạnh, có mưa phùn. Tháng 4 và tháng 10 được coi là những tháng chuyển mùa của Hải Dương.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cho phép nông nghiệp Hải Dương phát triển quanh năm, tạo điều kiện cho Hải Dương thâm canh, tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp. Mùa đông lạnh tạo điều kiện sản xuất một vụ đông với cây trồng đa dạng, phong phú có giá trị kinh tế cao.
Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới với tần suất xuất hiện đang tăng lên, hàng năm Hải Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ 2 – 3 cơn bão, có năm nhiều lên đến 5 cơn bão. Hiện tượng mưa đá xảy ra vào đầu mùa hè hoặc cuối đông. Sương mù thường xuyên xuất hiện tại các tháng chuyển tiếp và hình thành ở vùng bán sơn địa. Dông, tố, lốc, sét, vòi rồng xuất hiện trong mùa hè. Trong những thung lũng khuất gió vùng bán sơn địa Chí Linh, Kinh Môn thường xuyên có sương muối.
31
Hình 2.2: Nhiệt độ và lượng mưa theo tháng năm 2012
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)
Ngoài ra, sự biến động thất thường của khí hậu tỉnh Hải Dương do có sự tranh chấp ảnh hưởng hoạt động của 2 mùa gió và các yếu tố thời tiết đặc biệt diễn ra trong mỗi mùa. Vì vậy, ở Hải Dương có năm rét sớm, năm rét muộn, có năm mùa nóng kéo dài, lượng mưa xuống thấp nhất 1,8 mm (tháng 12 năm 1996) điều đó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất cây trồng, gia tăng sâu rầy, dịch bệnh trong nông nghiệp, gây thiệt hại mùa màng.
2.1.2.4. Thủy văn
Hải Dương có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với nhiều sông lớn chảy qua thuộc lưu vực sông Thái Bình như sông Kinh Thày, sông Kinh Môn, sông Mía, sông Văn Úc …v.v. Đoạn sông Thái Bình chảy qua Hải Dương dài 60 km (tính từ Phả Lại đến ngã ba sông Mía), có lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn. Tại trạm Bến Bình vào tháng VII, lưu lượng dòng chảy tới 1590 m3/s.
32
Các sông tại Hải Dương có thủy chế theo mùa rõ rệt, mùa lũ thường kéo dài 5 tháng (từ tháng VI đến tháng X, cao nhất vào tháng VIII), mùa cạn thường kéo dài 7 tháng (từ tháng XI đến tháng V với mực nước và lưu lượng nước thấp nhất vào tháng III). Hệ thống sông ngòi Hải Dương có hàm lượng phù sa khá phong phú với tổng lượng phù sa đạt 26,6 triệu tấn và thay đổi theo mùa, chủ yếu tập trung vào mùa lũ (90 – 95%).
Một hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú như đã nói ở trên là cơ sở thuận lợi cho tỉnh Hải Dương phát triển sản xuất nông nghiệp và phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân.
2.1.2.5. Tài nguyên sinh vật.
Tài nguyên rừng ở Hải Dương có giá trị trong việc cung cấp gỗ và củi đun cho nhân dân, đồng thời tạo điều kiện giữ mực nước ngầm phục vụ cho nông nghiệp.
Bên cạnh đó, với 14.470 ha đất vùng đồi núi Chí Linh, có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả vì đây là vùng thưa dân, có điều kiện phát triển đồng cỏ.
Nhìn chung, Hải Dương là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa canh. Có vị trí địa lí tương đối thuận lợi gần Hà Nội, trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế; gần Hải Phòng, Quảng Ninh, là các trung tâm kinh tế lớn của của đồng bằng Bắc Bộ và của cả nước. Có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh. Với địa hình đơn giản, đất màu mỡ, khí hậu tương đối thuận lợi trong phát triển cây trồng, vật nuôi.