4. Cấu trúc của khóa luận
3.2.7. Xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm
Thị trường là yếu tố sống còn của phát triển sản xuất. Để tạo sự ổn định cho sản xuất nông sản và tránh những rủi ro cho nông dân, trong những năm tới, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp về thị trường sau đây:
- Cập nhật để cung cấp thường xuyên, kịp thời các thông tin về nhu cầu và thị trường, yêu cầu phẩm cấp, chất lượng hàng hóa của các siêu thị, thị trường trong và ngoài nước để hướng dẫn cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời, hướng dẫn, giáo dục nông dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, giữ chữ tín đối với chất lượng sản phẩm.
- Cần tuyên truyền, khuyến cáo nông dân thực hiện tốt việc ghi chép, theo dõi sản xuất đối với các sản phẩm như vải thiều, dưa hấu để có thể truy xuất nguồn gốc khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (đã có hiệu lực thi hành từ 2011).
- Làm tốt công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm, nhất là các thị trường truyền thống. Tìm kiếm thị trường mới, khuyến khích và tạo điều kiện về giao thông, nơi tập kết, khu sơ chế cho các doanh nghiệp và tư nhân ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng một số chợ, điểm tập kết, tạo điều kiện thuận lợi cho thu mua và tiêu thụ rau quả.
- Phát triển công nghiệp chế biến theo cả chiều rộng và chiều sâu. Đây là giải pháp có tính lâu dài, có tác dụng mở rộng thị trường tiêu thụ nguyên liệu, đồng thời giảm bớt thua thiệt do chủ yếu xuất khẩu nông sản thô với giá rẻ và có khả năng hạn chế bất lợi do biến động giá nông sản gây ra đối với ngành trồng trọt.
80
- Tăng cường quản lý chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap...từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm trên thị trường thế giới.