Ngành chăn nuôi

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp ở tỉnh hải dương giai đoạn 2005 – 2012, định hướng đến năm 2020 (Trang 60 - 64)

4. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2.Ngành chăn nuôi

Bên cạnh trồng trọt, Hải Dương có nhiều thế mạnh để phát triển chăn nuôi như nguồn thức ăn phong phú từ sản xuất lương thực, thực phẩm nên những năm qua ngành chăn nuôi của Hải Dương phát triển khá nhanh. Tỷ trọng của chăn nuôi tăng từ 30,9% năm 2005 lên 33% năm 2012. Tuy nhiên, trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi vẫn chiếm tỉ trọng thấp so với ngành trồng trọt.

Bng 2.11: Giá tr sn xut và t trng ca ngành chăn nuôi trong cơ cu giá tr sn xut nông nghip tnh Hi Dương giai đon 2005 - 2012

Năm Chăn nuôi

GTSX (triệu đồng) Tỉ trọng (%)

2005 1.695.283 30,9

2012 3.629.190 33

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012)

Trong 12 năm qua ngành chăn nuôi tăng mạnh (gần 2,4 lần). Chăn nuôi tăng mạnh xuất phát từ sự thay đổi nhận thức về vai trò của ngành chăn nuôi, tuy nhiên điều quan trọng nữa là thức ăn cho chăn nuôi đã đảm bảo từ phụ phẩm của ngành trồng trọt, đặc biệt là công nghiệp chế biến thức ăn cho chăn nuôi phát triển mạnh. Điều này làm tăng năng suất, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi

54

- Trong cơ cấu ngành chăn nuôi, ngành chăn nuôi gia súc chiếm tỉ trọng cao nhất. Năm 2012, chăn nuôi gia súc đạt 3.629,2 tỉ đồng chiếm 66,4 % GTSX ngành chăn nuôi và tăng 9,2% so với năm 2005. Như vậy, ngành chăn nuôi gia súc tăng khá mạnh.

Hình 2.4: Giá tr sn xut và cơ cu giá tr sn xut ngành chăn nuôi tnh Hi Dương gia đon 2005 – 2012.[17]

Từ năm 2005 đến năm 2012, tốc độ tăng của GTSX ngành chăn nuôi đạt trung bình đạt 6,1%/năm. Trong đó, tốc độ tăng của đàn gia súc đạt 5,8 lần. Đàn gia cầm đạt 4,3 lần và các sản phẩm chăn nuôi khác (những sản phẩm không qua giết thịt, những sản phẩm chăn nuôi đặc sản…) tăng 38 lần.

Đàn gia súc tăng mạnh, nhất là đàn lợn vì thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo, công tác giống, thú y cũng tốt hơn. Đàn gia cầm tăng chậm hơn vì ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm hoành hành.

- Ngành chăn nuôi gia súc lớn:

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi gia súc lớn có xu hướng giảm, xuất phát từ thực tế đất nông nghiệp đang giảm, đồng thời sức kéo trong nông nghiệp đang được thay thế bằng máy móc.

55

+ Trâu: năm 2012, toàn tỉnh nuôi 5.418 con trâu, so với năm 2005, đàn trâu giảm hơn 13000 con. Tất cả các huyện, thành phố đàn trâu đều giảm, tuy nhiên đàn trâu giảm mạnh nhất ở hai thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn vì đây là hai huyện, thị có nhiều đồi núi. Hiện nay sức kéo trong nông nghiệp của tỉnh giảm nên số lượng đàn trâu giảm theo. Ba huyện, thị có đàn trâu tập trung cao nhất hiện nay là thị xã Chí Linh (1.991 con, chiếm 37,6% đàn trâu toàn tỉnh), Kim Thành (800 con) và Thanh Hà (483 con).

+ Bò: tùy điều kiện tự nhiên của từng địa phương mà đàn bò được nuôi với những mục đích khác nhau. Vùng núi Chí Linh, Kinh Môn tập trung phát triển đàn bò sinh sản, bò sữa. Những huyện đồng bằng, phát triển đàn bò sinh sản và bò thịt để lấy sức kéo và phục vụ nhu cầu thực phẩm của nhân dân. So với đàn trâu, đàn bò được nuôi nhiều hơn, năm 2012, đàn bò đạt 22.011con. Tuy nhiên, cũng như đàn trâu, đàn bò đang có xu hướng giảm vì sức kéo trong nông nghiệp giảm nhưng tốc độ giảm chậm . Đàn bò phân bố khá đều ở tất cả các huyện, đặc biệt là các huyện Gia Lộc (3882 con), Chí Linh (3186 con), Ninh Giang (2325 con). Những năm gần đây, Hải Dương tập trung phát triển đàn bò thịt chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của nhân dân ngày càng tăng. Trong tổng số 33.447 con bò có 345 con bò thịt chất lượng cao chiếm hơn 1% đàn bò cả tỉnh.

- Chăn nuôi gia súc nhỏ:

+ Chăn nuôi lợn: những năm qua, đàn lợn của Hải Dương đang giảm, nhưng chậm. So với năm 2005, đàn lợn từ 613.475 con giảm còn 586.235 con năm 2012, giảm 27.240 con, do tác động của dịch bệnh và do hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán trong từng hộ gia đình giảm mạnh. Trong thời gian trên, chỉ những huyện, thị miền núi như Chí Linh, Kinh Môn có đàn lợn tăng mạnh, nguyên nhân vì trước đây những huyện này thiếu lương thực, thực phẩm, gần đây, việc giải quyết vấn đề lương thực cho nhân dân đã ổn định nên một phần ngô, khoai, sắn … được dành cho phát triển chăn nuôi nên đàn lợn tăng khá nhanh.Thành phố Hải Dương cũng có đàn lợn tăng (3.945 con) vì địa giới hành chính được mở rộng thêm 8 xã của các huyện Gia Lộc, Nam Sách và Tứ Kỳ.

56

Ngược lại, các huyện có đàn lợn giảm nhanh là Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Thanh Miện. Các huyện này hoặc bị chuyển một phần địa giới hành chính về thành phố Hải Dương, hoặc xa trung tâm thành phố nên thị các hộ nuôi nhỏ lẻ giảm. Đàn lợn được nuôi nhiều nhất ở các huyện trọng điểm lương thực của tỉnh như Tứ Kỳ (62.064 con), Thanh Hà (63.365 con), Nam Sách (60.238 con). Trong tổng số 586.235 con lợn, lợn nái đạt 100.487 con, chiếm 17,1%; lợn nái ngoại đạt 9.200 con, chiếm 1,57% đàn lợn cả tỉnh. Năm 2012, đàn lợn giảm xuống còn 559.148 con.

+ Chăn nuôi gia cầm:

Nhờ có công nghiệp chế biến thức ăn, kết hợp với nhu cầu ngày càng lớn trên thị trường, đàn gia cầm của Hải Dương liên tục tăng và đạt 8.105.612 con năm 2012, tăng 15,7% so với năm 2005. Đàn gia cầm tăng nhanh do chủ động được thức ăn và tính hàng hóa của đàn gia cầm cũng tăng. Chăn nuôi gia cầm của Hải Dương chuyển từ hình thức chăn nuôi tự nhiên sang chăn nuôi công nghiệp kết hợp với thả vườn theo hướng siêu thịt, siêu trứng…trong các trang trại, gia trại, tăng cường sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thay thế các giống chất lượng kém, ít chịu được bệnh dịch … đã đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường …

Sản lượng đàn gia cầm tăng nhanh, kết quả trứng gia cầm cũng tăng theo. Năm 2012, Hải Dương sản xuất được 141.900 nghìn quả trứng gia cầm.

Chăn nuôi gia cầm tập trung cao nhất ở thị xã Chí Linh, là nơi có đất đồi rộng, việc phát triển các trang trại tập trung dễ dàng hơn các đia phương khác. Ngoài Chí Linh, các huyện có đàn gia cầm khá vẫn là Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Hà.. các huyện trọng điểm lương thực của tỉnh. Năm 2012, đàn gia cầm tăng và đạt 10.774.000 con.

Tuy nhiên, những năm gần đây, việc dịch cúm gia cầm bùng phát chắc chắn làm cho ngành chăn nuôi gia cầm phải đối mặt với những thách thức lớn. Vì thế, việc phát triển đàn gia cầm trong tương lai ở Hải Dương cần phải được chú ý.

57

Sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm như đã phân tích ở trên đã làm tăng sản lượng thịt hơi xuất chuồng của Hải Dương. Năm 2012, sản lượng thịt hơi xuất chuồng của Hải Dương đạt 104.535 tấn, tăng 84,9% so với năm 2005. Trong đó, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 81.368 tấn chiếm 77,8% sản lượng thịt hơi của cả tỉnh Hải Dương.

- Các ngành chăn nuôi khác: bước đầu phát triển, góp phần đa dạng hóa sản phẩm vật nuôi, hướng vào những sản phẩm đặc sản có giá trị hàng hóa cao phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Các sản phẩm đó là thỏ, dê, bồ câu, chó…

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp ở tỉnh hải dương giai đoạn 2005 – 2012, định hướng đến năm 2020 (Trang 60 - 64)