3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.3. Năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay
3.2.3.1. Tính đa dạng trong các loại sản phẩm dịch vụ cho vay
Hầu hết các TCTD ở Việt Nam nói chung và ở Phú Thọ nói riêng đang tập trung phát triển theo hướng mở rộng các dịch vụ tài chính của mình theo nhu cầu thị trường, trong đó có việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng. Hiện nay các sản phẩm dịch vụ cho vay vốn phổ biến trên thị trường tài chính là cho vay tiêu dùng, cho vay mua xe cộ, nhà cửa, cho vay TSBĐ, du học, xuất khẩu lao động và một số sản phẩm dịch vụ cho vay khác. Đối với mỗi sản phẩm cho vay thì đối tượng khách hàng hướng đến là khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thực tế nghiên cứu về các hình thức cho vay của QTDTW cho thấy hiện nay tổ chức tài chính này vẫn tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là cho vay hộ với hình thức cho vay tiêu dùng cá nhân và những hộ kinh doanh nhỏ với hình thức cho vay TSBĐ ngắn hạn và trả góp, trong đó đặc biệt ưu tiên hội viên của Quỹ.
Nếu so sánh tính đa dạng về sản phẩm dịch vụ cho vay của Quỹ So với các NHTM thì có thể thấy các sản phẩm của Quỹ còn hạn chế cả về số lượng và tính linh động trong thủ tục cũng như các nghiệp vụ khác, đặc biệt là việc cho vay mua xe và mua nhà. Theo lý giải của cán bộ tín dụng thì các khoản vay mua xe và mua nhà thường tương đối lớn, trong khi đối tượng vay vốn chủ yếu là người dân nên khả năng trả nợ đúng hạn cho các khoản vay này không cao, do đó để tránh tình trạng nợ đọng kéo dài QTDTW rất hạn chế đối với các khoản vay này.
Bảng 3.12: Số lƣợng các sản phẩm dịch vụ cho vay của QTDTW so với một số ngân hàng
Các sản phẩm dịch vụ cho vay QTDTW MHB MSB VIETINBANK
1. Vay tiêu dùng x x x x
- Trong đó:
+ Cho vay tiêu dùng thông thường x x x x
+ Cán bộ công nhân viên x x x x
2. Cho vay đảm bảo bằng số dư tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá
x x x x
3. Mua nhà - xây dựng nhà - sửa nhà x x x x
4. Mua ô tô x x x
5. Hỗ trợ tài chính du học x
6. Thấu chi tài khoản cá nhân x x x
7. Ngoại tệ x x
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đối với các khoản vay tiêu dùng cá nhân, tuy không trực tiếp mang lại lợi nhuận cho khách hàng như những khoản vay phục vụ TSBĐ, song mức vay đối với các khoản vay này không cao, chỉ giao động từ 5 đến 10 triệu đồng/lượt vay, nên khả năng chi trả của khách hàng là khá cao, tất nhiên cũng không thể tránh được hết những rủi ro đối với các khoản vay này.
Như vậy có thể thấy, ở hầu hết các NHTM đều có 6 sản phẩm cho vay. Trong khi đó đối với QTDTW chi nhánh Phú Thọ chỉ có 3 sản phẩm. Điều này nói lên rằng, sự đa dạng trong sản phẩm dịch vụ cho vay của Quỹ hiện nay còn rất hạn chế. Trong điều kiện hiện nay khách hàng là cá nhân, DN và các TCKT khác có nhu cầu lớn về nguồn vốn sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong bởi vậy việc đa dạng hóa các sản phẩm là cần thiết. Nói tóm lại, xét về số lượng sản phẩm dịch vụ cho vay như hiện nay, năng lực cạnh tranh của QTDTW còn rất yếu và hạn chế.
Theo đánh giá của khách hàng và cán bộ tín dụng đối với các hình thức cho vay của QTDTW so với các NHTM thì tỷ lệ khách hàng đánh giá ở mức độ phù hợp của các hình thức cho vay hiện nay ở QTD không cao. Tỷ lệ này chỉ chiểm khoảng 14% đối với khách hàng là hộ dân và 6,67% đối với khách hàng là các chủ trang trại và đối với cán bộ tín dụng tỷ lệ phù hợp chỉ là 26,66% (Bảng 3.13).
Bảng 3.13: Đánh giá về các sản phẩm dịch vụ cho vay của QTDTW với các ngân hàng khác
Mức độ đánh giá
Hộ dân Chủ trang trại DN Cán bộ QTD
Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Phù hợp 7 14 1 6,67 0 - 4 26,66 Bình thường 18 36 6 40 4 26,66 6 40 Chưa phù hợp 22 44 8 53,33 10 66,67 5 33,34 Không trả lời 3 6 0 - 1 6,67 0 - Cộng 50 100 15 100 15 100 15 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Riêng đối với cán bộ tín dụng, kết quả khảo sát có 40% ý kiến khảo sát của cán bộ tín dụng cho rằng hiện nay nếu so sánh các hình thức tín dụng của QTDTW ở Phú Thọ so với các NHTM thì ở mức bình thường. Theo lý giải của cán bộ tín dụng, hiện nay các NHTM đang cạnh tranh gay gắt trên thị trường tín dụng, buộc các NHTM phải không ngừng mở rộng thị trường, mà một trong những biện pháp nhanh để mở rộng thị trường là thường xuyên tung ra các dòng sản phẩm mới, các hình thức cho vay mới theo nhu cầu của người dân. Trong khi đó, đối với QTDTW thì đối tượng khách hàng là người dân, đây cũng là khách hàng lâu năm của QTD và thực sự nhu cầu của nhóm khách hàng này là vay tiêu dùng cá nhân nên việc tập trung vào hình thức cho vay này được đánh giá là phù hợp. Điều này càng được khẳng định khi có đến 36% ý kiến đánh giá của người dân về hình thức cho vay của QTDTW so với các NHTM là ở mức chấp nhận được.
Cũng từ những đánh giá trên có thể giải thích được nguyên nhân tỷ lệ khác hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của QTDTW chi nhánh Phú Thọ hiện nay còn đang rất thấp.
Bảng 3.14: Tỷ lệ và số đối tƣợng khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ cho vay của QTDTW
Đối tƣợng ĐVT QTDTW TCTD khác Không sử dụng Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Hộ dân Hộ 6 12 37 74 7 14 DN DN 3 20 12 80 0 - Trang trại TT 2 13,3 13 86,7 0 -
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 12% số hộ có sử dụng các sản phẩm dịch vụ của QTDTW chi nhánh Phú Thọ, đại bộ phận những hộ này là hộ TSBĐ nhỏ, chưa kể đến là có sự quen biết giữa chủ hộ với các cán bộ ở Quỹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Con số tương tự đối với khách hàng là DN mới chỉ dừng lại ở 20% và khách hàng là các trang trại là 13,3%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, DN và trang trại là các TCKT rất cần vốn để TSBĐ, bởi vậy việc sử dụng các dịch vụ cho vay của các TCTD với các nguồn khác nhau là điều dễ hiểu. Cũng theo kết quả nghiên cứu ở trên, có 80% số DN và 86,7% số trang trại sử dụng các sản phẩm dịch vụ của các tổ chức khác ngoài QTDTW, và cũng có tới 74% số hộ dân sử dụng các sản phẩm dịch vụ của các TCTD khác.
3.2.3.2. Tính hấp dẫn của các sản phẩm dịch vụ cho vay a. Dịch vụ cho vay dùng trong sản xuất
Đối với QTDTW Phú Thọ hiện nay hoạt động cho vay TSBĐ đang được áp dụng với hầu hết các khách hàng là cá nhân hoặc các DN, trang trại hoạt động trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Phú thọ và có nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. Đối với những đối tượng khác nhau, điều kiện vay vốn cũng như các thủ tục vay vốn cũng rất khác nhau. Khi xem xét về điều kiện và thủ tục vay vốn và các ưu đãi hay các tiện ích mà khác hàng được hưởng từ QTDTW Phú Thọ nghiên cứu nhận thấy:
* Điều kiện vay vốn
Điều kiện vay vốn đối QTDTW chi nhánh tỉnh Phú Thọ căn cứ vào quy định của NHNN Việt Nam, văn bản hướng dẫn của QTDTW cấp trên để xem xét cho vay theo các tiêu chuẩn điều kiện như:
- Hộ khẩu, giấy phép kinh doanh, năng lực hành vi dân sự, Tài sản đảm bảo, tài sản có tính thanh khoản cao; Người thừa kế đảm bảo khả năng trả nợ, nguồn thu nhập của mình để trả nợ.
- Hoạt động SXKD hợp pháp, có dự án đầu tư, phương án SXKD được QTDTW thẩm định là khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Vốn tự có tham gia tối thiểu 20% đối với loại cho vay ngắn hạn và 10% đối với cho vay trung, dài hạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuỳ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với QTDTW QTD có thể cho vay không có tài sản làm đảm bảo, có một phần tài sản làm đảm bảo và phài có tài sản đảm bảo cho khoản vay và tài sản hình thành từ vốn vay.
QTDTW cũng quy định về thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với chi nhánh như mức tối đa chi nhánh được cho vay đến 10 tỷ trên mức đó phải trình cấp trên thẩm định và xem xét cho vay.
* Tiện ích và các ưu đãi khách hàng được hưởng
- Đồng tiền cho vay: Chỉ cho vay bằng đồng Việt Nam.
- Mức cho vay: xác định theo nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, loại TSBĐ, giá trị TSBĐ và mức cho vay tối đa so với giá trị TSBĐ theo quy định của QTDTW
+ Đối với cho vay ngắn hạn: tối đa 70% nhu cầu vốn. + Đối với cho vay trung dài hạn:
Không có TSBĐ: tối đa 40% tổng nhu cầu vốn Có TSBĐ: tối đa 50% tổng nhu cầu vốn
+ 100% nhu cầu vốn nếu được bảo đảm đầy đủ bằng sổ/thẻ tiết kiệm/giấy tờ có giá thuộc danh mục các tổ chức phát hành, quản lý do QTDTW công bố trong từng thời kỳ.
+ Chi nhánh có thể trình TSC xem xét cho vay tối đa 90% nhu cầu vốn trong trường hợp đặc biệt.
+ Thời hạn cho vay: Xác định theo chu kỳ thu nhập từ phương án SXKD của khách hàng, thời hạn thu hồi vốn của dự án/ phương án và thời gian sử dụng còn lại của TSBĐ.
+ Trường hợp chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay vốn dưới 6 tháng: thời hạn cho vay tối đa 12 tháng.
+ Trường hợp cho vay trung, dài hạn: thời hạn cho vay tối đa 7 năm. Trường hợp chi nhánh tự cân đối được nguồn vốn thì có thể xem xét quyết định thời hạn cho vay trên 7 năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phương thức cho vay đa dạng: từng lần, trả góp, hạn mức, theo dự án đầu tư…
* Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của QTDTW;
- Dự án, phương án; giấy tờ, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng tiền vay.
- Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ; TSBĐ.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép/ chứng chỉ hành nghề (trường hợp pháp luật quy định phải có).
- Phương án SXKD/ Dự án đầu tư và các tài liệu liên quan
Qua nhưng quy định đó ta có thể thấy, các điều kiện về vay vốn và những thủ tục liên quan cho quá trình vay vốn cũng như những tiện ích khách hàng được hưởng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ cho vay của QTDTW tương đối giống so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ vốn vay so với giá trị tài sản đảm bảo. Ví dụ như đối với cho vay ngắn hạn tối đa 70% nhu cầu vốn ở QTDTW, thì ở một số ngân hàng khác như Hàng Hải, MHB... là 80%; Đối với cho vay trung hạn và dài hạn khi không có TSBĐ tối đa chỉ có 40% tổng nhu cầu vốn; trong khi các ngân hàng khác tối thiểu là 50% và có TSBĐ tối đa 50% tổng nhu cầu vốn (trong khi các ngân hàng khác là 60%).
Theo báo cáo thường niên của QTDTW Phú Thọ thì hoạt động cho vay phục vụ cho TSBĐ chiếm tỷ rong chưa cao như năm 2010 chiếm 30% và năm 2011 chiếm 35% tỷ lệ này có xu hướng tăng. Ta thấy tỷ trọng cho vay đối với đời sống, tiêu dùng và các hoạt đông khác chiếm tỷ trọng cao hơn.
Hiện nay, để đảm bảo cho việc thu hồi vốn, QTDTW Phú Thọ đang thực hiện việc cho vay có thể chấp với các loại tài sản và giấy tờ có giá trị như: nhà, cửa; đất đai; sổ đỏ… Trong các loại tài sản thế chấp, theo thống kê thì hiện nay việc thế chấp bằng đất ở thông qua sổ đỏ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 35,65%, đây thường là các khoản vay lớn có giá trị từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuy tỷ trọng cho vay TSBĐ của QTDTW Phú Thọ có xu hướng ngày càng tăng nhưng hầu hết đối tượng vay với mục đích hoạt động TSBĐ tập trung vào các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Theo báo cáo thường niên của QTDTW Phú Thọ thì hiện nay dư nợ cho vay TSBĐ với đối tượng khách hàng là các DN chiếm 53,68% trong cơ cấu cho vay của QTDTW Phú Thọ. Trong khi đó, các hộ TSBĐ nhỏ và các cả nhân tham gia vay vốn nhằm phát triển TSBĐ chỉ chiếm 18,55%.
Thực tế hiện nay, theo ý kiến đánh giá của cán bộ tín dụng thì cá nhân thường vay tiêu dùng là chủ yếu. Bên cạnh đó, các cá nhân vay phục vụ mục đích TSBĐ cũng chỉ là các khoản vay nhỏ hơn rất nhiều so với lượng vốn vay của các DN, nên tỷ trọng dư nợ thấp là điều dễ hiểu.
b. Dịch vụ cho vay tiêu dùng
Đối với QTDTW Phú Thọ hiện nay việc cho vay tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn cho vay. Đối tượng khách hàng chủ yếu của hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng là các cá nhân có nhu cầu vốn phục vụ cho các hoạt động chi tiêu gia đình như mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí, du lịch, cưới hỏi, chữa bệnh,... trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp khác của khách hàng. Nhìn chung, các khoản vay nhằm mục đích phục vụ cho tiêu dùng thường là các khoản vay có giá trị nhỏ, tuy nhiên để đảm bảo an toàn tài chính QTDTW Phú Thọ vẫn áp dụng các hình thức thế chấp đảm bảo cho khoản vay, hiện nay các hình thức đảm bảo đối với các khoản vay này được áp dụng như sau:
* Điều kiện vay vốn
- Có địa chỉ hộ khẩu rõ ràng về nơi thường trú, nơi người vay đang công tác theo quy định.
- Có người thừa kế nghĩa vụ trả nợ, chứng minh được nguồn thu nhập của mình để trả nợ, có xác nhận của đơn vị có thẩm quyền như thu nhập từ lương, trợ cấp xã hội, lương hưu, các khoản đầu tư có thu nhập ổn định khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Vốn tự có tham gia tối thiểu 20% nhu cầu vốn đối với cho vay ngắn hạn và 40% nhu cầu vốn đối với cho vay trung dài hạn trừ một số trường hợp khác do QTDTW quy định.
- Có tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc có thể dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm.
* Tiện ích sản phẩm
- Đồng tiền cho vay: VNĐ - Mức cho vay:
+ Tối đa 75% nhu cầu vốn đối với cho vay ngắn hạn + Tối đa 60% nhu cầu vốn đối với cho vay trung dài hạn