Dân số và nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 111)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.2. Dân số và nhân khẩu học

Theo điều tra dân số 11/12/2010, Phú Thọ có 1.322.652 người, mật độ dân số khoảng 374,4 người/km2

. Hầu hết người dân sống ở khu vực nông thôn khoảng 1.082.256 người (chiếm 81,8%).

Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể KT - XH của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế Vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng cũng như của cả nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đến năm 2020 đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Chỉ tiêu KT - XH chủ yếu đến năm 2020 như sau:

* Các chỉ tiêu về kinh tế

- Tăng tốc kinh tế để thu hẹp tiến tới bằng và vượt mức GDP bình quân đầu người so với cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả giai đoạn từ nay đến năm 2020 cao hơn 1,3 - 1,5 lần cả nước và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong chỉ đạo, điều hành cố gắng phấn đấu ở mức cao hơn;

- Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp - xây dựng là 50 - 51%, dịch vụ 40 - 41%, nông, lâm nghiệp 9 - 10%;

- Thu ngân sách đạt 17 - 18% GDP và đạt 500 - 520 triệu USD vào năm 2020;

- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ từ nay đến năm 2020 đạt 124 - 125 nghìn tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 35 - 36 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 60 - 61 nghìn tỷ đồng.

* Các chỉ tiêu về xã hội:

- Duy trì kết quả phổ cập trung học cơ sở; hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2015; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, văn hóa thể thao và giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân;

- Đến năm 2015 có 9 bác sĩ và 28 giường bệnh/1 vạn dân và đến năm 2020 có 11 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân;

- Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội; xây dựng hoàn thiện thiết chế văn hóa thông tin cơ sở từ tỉnh tới cấp xã, phường, thôn, bản để khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa nhằm từng bước nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70 - 75% vào năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 10% vào năm 2010 và dưới 5% vào năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Các chỉ tiêu về môi trường:

- Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 55% vào năm 2020;

- Đến năm 2020, tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch đạt trên 90%; 100% số hộ nông dân sử dụng công trình vệ sinh hợp quy cách.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

* Tiếp cận về nội dung:

Đề tài tiếp cận trực tiếp vào năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của QTDTW, cụ thể là:

- Tiếp cận với hoạt động huy động vốn của QTD theo các hình thức và đối tượng khách hàng khác nhau.

- Tiếp cận với hoạt động cho vay vốn của QTD theo các hình thức và đối tượng khách hàng khác nhau.

* Tiếp cận về đối tượng:

- DN - Cá nhân

- HTX, trang trại

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

- Số liệu thứ cấp:Các tài liệu đã công bố bao gồm số liệu về tình hình cho vay vốn, tình hình thu hồi vốn, xử lý các khoản nợ… của các cá nhân, các DN cho vay và đi vay. Các chính sách của Đảng và Nhà nước để hỗ trợ cho các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thu thập từ các báo cáo khoa học của các ngành, các loại tạp chí, báo và các trang thông tin điện tử, trang Web đã được công bố.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Số lượng mẫu các loại được tính toán như sau:

Nghiên cứu tập trung vào năng lực cạnh tranh của QTDTWPT. Chủ thể điều tra khảo sát là các DN, trang trại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các hộ nông dân, hộ buôn bán nhỏ và các HTX. Chủ thể nghiên cứu không phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

toàn bộ mà chỉ là một bộ phận mang tính đại diện. Nghiên cứu tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của: 20 hộ nông dân; 30 hộ buôn bán nhỏ; 15 chủ trang trại; 15 chủ DN nhỏ trên địa bàn và 15 cán bộ tín dụng của QTDTWPT vấn đề phát sinh trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của QTDTWPT.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin

- Tài liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm là i) những tài liệu về lý luận về năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng, ii) những tài liệu tổng quan về năng lực cạnh tranh nói chung và iii) những tài liệu của QTDTWPT.

- Tài liệu sơ cấp: Mỗi loại mẫu được khảo sát theo bảng hỏi theo yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài và số liệu điều tra được xử lý bởi phần mềm Excel và SPSS.

Phỏng vấn cá nhân: Nhằm thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên

cứu đề tài sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn từng cá nhân riêng biệt đại diện cho hộ, đại diện cho HTX, DN và một số cán bộ đại diện cho QTDTWPT.

Bộ câu hỏi: Được xây dựng dựa trên nội dung đề tài cần thu thập và

được sử dụng trong kỹ thuật phỏng vấn cá nhân. Phỏng vấn cá nhân sẽ là công cụ giúp đề tài giải thích được các vấn đề có liên quan.

2.2.4. Phương pháp phân tích

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ các yếu tố tạo thành năng lực cạnh tranh cho QTDTWPT: Vốn hoạt động, thị phần, công nghệ, kênh phân phối… Phương pháp này cũng dùng để tổng hợp những ý kiến đánh giá của các đối tượng nghiên cứu, từ hộ nông dân, hộ buôn bán nhỏ đến các DN và HTX về năng lực cạnh tranh của QTD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.5.2. Phương pháp thống kê so sánh

Năng lực cạnh tranh của QTDTWPT sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng đối với TCTD khác theo các chỉ tiêu phân tổ thông kê như: so sánh thị phần, vốn, công nghệ, trình độ nhân lực... Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho QTDTWPT. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho QTD.

2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

* Chỉ tiêu phản ánh mức độ và hiệu quả huy động vốn, cho vay vốn:

- Số lượng vốn huy động/cho vay (tỷ đồng). - Tỷ lệ vốn huy động/cho vay (%).

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả cho vay.

- Kết quả, hiệu quả cho vay tiêu dùng. - Kết quả, hiệu quả cho vay sản xuất.

- Tỷ lệ kết quả dự nợ cho vay/tổng vốn huy động.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của hoạt động tín dụng:

Nhóm chỉ tiêu này được tính toán và phân tích dự trên đánh giá của khách hàng trên các tiêu chí:

- Độ an toàn. - Độ chính xác.

- Thủ tục huy động/ cho vay vốn. - Thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng. - Sản phẩm/ dịch vụ của TCTD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Các chỉ tiêu phản ánh năng lực:

- Tốc độ tăng lượng khách hàng gửi tiết kiệm. - Tốc độ tăng lượng khách hàng vay vốn. - Tốc độ tăng lượng vốn huy động.

- Tốc độ tăng lượng vốn cho vay.

- Tỷ lệ vốn huy động của Quỹ so với tổng vốn huy động của các ngân hàng trong tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hoạt động của QTDTW tại Phú Thọ

3.1.1. Giới thiệu chung về hoạt động của Quỹ tín dụng Trung ương

QTDTW được thành lập theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Triển khai đề án thí điểm thành lập QTDND”. Ngày 09/12/1994, Chính phủ có công văn số 6901/KTTH V/v thành lập QTDTW trong đó ghi rõ “Việc thành lập một tổ chức cổ phần kinh doanh về tiền tệ, thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty tài chính. Tên gọi của tổ chức này là QTDTW hay Ngân hàng HTX…”. Ngày 08/6/1995 Thống đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số 162/QĐ-NH5 cho phép thành lập QTDTW và Quyết định số 200/QĐ-NH5 về việc cấp giấy phép hoạt động cho QTDTW với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng và từ năm 2010, vốn điều lệ được tăng lên 2.000 tỷ đồng.

a. Nội dung hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương

Mục tiêu chính là tương trợ hệ thống, giúp các QTDND cơ sở ở xã, phường phát triển ổn định; Chức năng chính của QTDTW là điều hoà vốn trong hệ thống; cung ứng dịch vụ, chăm sóc, tư vấn cho QTD thành viên; Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng; thực hiện một số nhiệm vụ của tổ chức liên kết hệ thống Qũy tín dụng Nhân dân do Thống đốc NHNN quy định.

Tại Quyết định 200/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 20/7/1995 được ghi rõ tại Điều 3: QTDTW được phép thực hiện các nghiệp vụ

sau: 1. Huy động vốn: 1.1. Nhận tiền gửi của các QTD thành viên để cân đối

điều hoà trong toàn hệ thống theo cơ chế để cho vay. 1.2. Huy động vốn trong nước và vay vốn nước ngoài bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn và dài hạn. 1.3. Tiếp nhận vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư của Nhà nước, các tổ chức quốc gia, quốc tế, cá nhân ở trong nước và nước ngoài cho các chương trình, dự án đầu tư và phát triển kinh tế. 2. Cho vay: Cho vay các QTD thành viên và DN theo nguyên tắc ưu tiên đối với các tổ chức trong hệ thống. 3. Các nghiệp vụ kinh doanh khác: 3.1. Nhận chiết khấu các giấy tờ có giá; 3.2. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy chế bảo lãnh của Thống đốc NHNN; 3.3. Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và làm các dịch vụ Ngân hàng đối ngoại theo giấy phép của NHNN; 3.4. Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của DN và đầu tư chứng khoán; 3.5. Làm dịch vụ giữ hộ tài sản quý và các giấy tờ có giá; 3.6. Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, kinh doanh bất động sản; 3.7. Làm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu chi tiền mặt; 3.8. Mua bán và làm đại lý mua bán tín phiếu, trái phiếu chính phủ, các tổ chức và DN trong nước và nước ngoài; 3.9. Tham gia thị trường liên Ngân hàng, thị trường tiền tệ ngắn hạn và thị trường chứng khoán quốc gia; 3.10. Làm các dịch vụ tư vấn tài chính, Ngân hàng và đầu tư; 3.11. Thực hiện các nghiệp vụ khác theo Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty tài chính.

Hoạt động tín dụng của QTDTW được quy định tại Điều 30 trong Điều lệ QTDTW: 1. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với QTD thành viên, các tổ chức, cá nhân ngoài thành viên tuỳ theo khả năng nguồn vốn từng thời kỳ trên nguyên tắc ưu tiên đối với QTD thành viên. Việc cho vay các đối tượng không phải là thành viên theo quy định của NHNN; 2. Cho vay hợp vốn với các QTD thành viên và các TCTD khác theo quy định của NHNN; 3. Thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; bảo lãnh ngân hàng và các hình thức tín dụng khác theo quy định của NHNN; 4. Lập và lưu giữ hồ sơ, thủ tục cho vay, xét duyệt cho vay, kiểm tra sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh nợ, điều chỉnh lãi suất theo quy định của NHNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn b. Đặc điểm của hoạt động tín dụng

* Đối tượng vay vốn:

- Các pháp nhân là: DN Nhà nước, DN tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DN có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự.

- Các cá nhân, hộ gia đình, Tổ hợp tác, DN tư nhân, Công ty hợp danh. - Các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

* Mục đích vay vốn:

Bổ sung vốn cho TSBĐ, dịch vụ, đầu tư phát triển sản xuất. Thực hiện các dự án đầu tư, phát triển TSBĐ.

* Điều kiện vay vốn:

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;

Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết;

Có dự án đầu tư, phương án SXKD phục vụ đời sống, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

Thực hiện các quy định về bảo tiền vay theo quy định. * Các phương thức cho vay:

- Cho vay từng lần - Cho vay trả góp

- Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo dự án đầu tư * Thời hạn cho vay:

- Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Cho vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Mức cho vay:

Căn cứ theo nhu cầu của người vay, mức thu nhập, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp, cầm cố.

* Lãi suất cho vay:

Theo quy định của QTDTW về lãi suất cho vay từng thời kỳ, phù hợp với lãi suất thị trường và theo quy định của NHNN Việt Nam.

* Hồ sơ vay vốn:

- Giấy đề nghị vay vốn.

- Tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự của khách hàng.

- Tài liệu, báo cáo về tình hình TSBĐ, dịch vụ, đời sống, khả năng tài chính của khách hàng.

- Dự án đầu tư, phương án SXKD phục vụ đời sống, dịch vụ và các tài liệu liên quan khác.

Tài liệu chứng minh tính hợp pháp và trị giá của tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 111)