Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 85 - 111)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.6.Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín

dụng của QTDTW chi nhánh Phú Thọ

3.2.6.1. Nhân tố khách quan

* Do biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ

Do biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ buộc QTDTW phải thay đổi lãi suất. Vì trên thị trường tiền tệ có hàng ngàn người tham gia, mọi quyết định của ngân hàng phải phụ thuộc vào sự cạnh tranh trên thị trường, có nghĩa là ngân hàng là “người chấp nhận giá” chứ không phải là “người định giá”. Hơn thế nữa, lãi suất trên thị trường chịu tác động của rất nhiều yếu tố như: lạm phát dự tính, thu nhập thực tế của người dân, rủi ro của các công cụ nợ, tính thanh khoản của tài sản và chính sách tiền tệ của NHTW… điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của QTDTW trên thị trường tài chính.

Lãi suất ngân hàng trong giai đoạn này có nhiều biến động nhưng chủ yếu là biến động tăng và khó dự đoán. Ngoài sự biến động lãi suất huy động liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng, thì lãi suất huy động và cho vay ở tất cả các kỳ hạn khác đều có sự biến động, và cũng chủ yếu là biến động tăng. Chính sự biến động này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của QTDTW vì đối tượng khách hàng chính của QTDTW là người nông dân, đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội, nên khi điều chỉnh lãi suất tăng làm ảnh hưởng đến quyết định cho vay vốn của khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng khi lãi suất tăng cao đều đến tất toán trước hạn để hưởng lãi suất mới cao hơn, hay các sản phẩm điều chỉnh theo biến dộng lãi suất thì cũng chỉ điều chỉnh khi lãi suất tăng chứ không tính giảm, điều này là do sự cạnh tranh quyết liệt của các TCTD.

Sự không tôn trọng của kỳ hạn của khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân còn ở việc các khách hàng không chịu trả nợ đúng hạn, QTDTW phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ra hạn khiến việc cân đối nguồn vốn của QTDTW khó chính xác. Trong thời gian qua, khi lãi suất tăng quá cao, các cá nhân vay vốn nhận thấy không trả nợ chịu phát 150% nợ trong hạn cũng còn rẻ hơn là vay mới, vì vậy không trả đúng hạn đang trở thành vấn để lớn đối với QTDTW hiện nay gặp phải.

* Tác động của các cơ quan quản lý

Sự tác động của cơ quan quản lý đến thị trường là rất lớn điều này được thể hiện rõ trong thời gian qua. Khi nền kinh tế tăng nóng, chính phủ muốn hạn chế đã đưa ra một loạt nhưng chỉ đạo để hạn chế cho vay như về hạn chế cho vay chứng khoán, hạn chế cho vay bất động sản, tiêu dụng… đã ảnh hưởng không tốt đến thị trường. Cùng với đó khi mục tiêu chống lạm phát được đưa lên hàng đầu, NHNN đã đưa ra một loạt biện pháp cứng rắn như tăng dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% và bắt buộc mua tín phiếu NHNN, hạn chế nghiệp vụ thị trường mở... Những biện pháp này đã gây khó khăn về thanh khoản cho các TCTD, bắt buộc các TCTD phải chạy đua để thu hút đủ lượng vốn, đảm bảo thanh khoản.

* Một số yếu tố khác

Tốc độ tăng trưởng nhanh của Việt Nam. Phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài như sự khủng hoảng kinh tế thế giới, sự biến động do thắt chặt tài chính tiền tệ, sự biến động của giá Dầu, biến động của tỷ giá ngoại tệ, giá vàng và tăng trưởng kinh tế trên thế giới cũng tiếp tục tăng cao làm lạm phát có xu hướng gia tăng tác động làm cho mặt bằng lãi suất của nước ta cũng tăng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.6.2. Nguyên nhân chủ quan

* Do cơ cấu tài sản nợ và tài sản có chưa hợp lý

Trong quá trình nghiên cứu cho thấy QTDTW luôn nhạy cảm nợ, mà trong thời gian hiện nay, lãi suất đang có xu hướng tăng sẽ làm cho thu nhập biên của TCTD giảm xuống, cơ cấu tài sản có như vậy là không hợp lý.

* Do QTDTW chưa xây dựng phương pháp xác định rủi ro

Hiện nay ngân hàng chưa hình thành một phương pháp cụ thể nào nhằm xác định được mức độ rủi ro lãi suất của QTDTW. Việc nhận định rủi ro lãi suất đối với các TCTD còn mang tính ước lượng. Chính vì vậy mà QTDTW chưa chủ động trong việc đối đầu với rủi ro lãi suất thực tế xảy ra. Phản xạ của QTDTW không phải là đón đầu để phòng ngừa mà QTDTW chỉ phản xạ khi thực tế rủi ro lãi suất đã xảy ra với QTDTW rồi. Phản xạ của QTDTW mất đi tính linh hoạt chủ động do chưa tính toán được mức độ rủi ro có thể gặp phải.

* Do QTDTW chưa xây dựng được cơ chế phát triển thị trường khách hàng hợp lý

Hiện nay trong QTDTW đã có bộ phận phát triển thị trường, nhưng hoạt động của bộ phận này còn chưa phát huy được hiệu quả. QTDTW chưa xây dựng được quy trình phát triển thị trường hợp lý, và chưa có cơ chế phù hợp trong khuyến khích nhân viên mở rộng thị trường tiềm năng, hoạt động của nhân viên còn mang nặng tính hành chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.18: Đánh giá của khách hàng về chất lượng công tác huy động vốn

Chỉ tiêu đánh giá

Hộ dân Chủ trang trại DN

Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1.Đánh giá chung Rất hài lòng 10 20 2 13 3 20 Hài lòng 28 56 8 53 9 60 Không hài lòng 14 24 5 34 3 20 2. Nghiệp vụ Rất tốt 9 18 2 13 1 6 Tốt 20 40 8 54 4 27 Không tốt 17 34 3 20 7 47 Kém 4 8 2 13 3 20

3.Thời gian chờ đợi

Không phải chờ đợi 10 20 2 13 1 6

Phải chờ đợi 40 80 13 87 14 84 Rất lâu 7 17 2 13 3 22 Lâu 11 27 4 27 7 50 Bình thường 16 40 6 40 4 28 Nhanh 6 16 1 7 0 0 4. Thái độ phục vụ Rất tốt 4 8 2 13 1 7 Tốt 11 22 3 20 2 13 Bình thường 20 40 7 47 9 60 Chưa tốt 13 26 3 20 2 13 Kém 2 4 0 0 1 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên QTDTW còn hạn chế:

Hiện nay trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân việc QTDTW còn yếu. Vì vậy, việc phát triển thị phần của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng còn hạn chế. Khả năng phân tích và đánh giá thông tin của nhân viên còn hạn chế, trình độ quản lý rủi ro lãi suất của các cán bộ quản lý còn thấp. Theo đánh giá của khách hàng là các đối tượng khác nhau, nghiên cứu nhận thấy có tới 34% hộ dân cho rằng nghiệp vụ của nhân viên QTDTW chưa tốt, và 8% trong số họ cho rằng còn kém. Sự đánh giá của các chủ trang trại và DN cũng tương đồng với ý kiến của hộ dân, khi 20% các chủ trang trại và 47% DN đều cho rằng nghiệp vụ của nhân viên thuộc Quỹ hiện nay không tốt. Chưa kể đến có tới 26% hộ dân cho rằng thái độ phục vụ của nhân viên trong Quỹ còn hạn chế và chưa tốt, cùng với đó là 20% chủ trang trại và 13% đánh giá của DN là chưa tốt.

Theo đánh giá của khách hàng đối với thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng của QTDTW so với các NHTM nếu xét trên khía cạnh đánh giá chung về cán bộ tín dụng 51% người khách hàng đánh giá cán bộ tín dụng của QTDTW tương đối nhiệt tình. Đây là tín hiệu tích cực đối với QTDTW, vì thái độ phục vụ tốt giúp lấy được lòng tin của khách hàng và từ đó gây được thiện cảm cho tổ chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận khách hàng vẫn chưa hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng, còn khoảng 6% đánh giá về sự yếu kém trong thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng của QTDTW so với các NHTM, dù đây là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong thời gian tới để phục vụ tốt hơn cho khách hàng, QTDTW cần có những buổi tọa đàm, buổi nói chuyện nêu gương cán bộ nhân viên tốt hay những cuộc thi đua lập thành tích nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngủ nhân viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.19: Đánh giá của khách hàng đối với thái độ phục vụ của nhân viên QTDTW

Diễn giải Các TCTD so với QTDTW

Số ý kiến Tỷ lệ % Đánh giá chung Hài lòng hơn 41 51 Kém hơn 5 6 Ngang nhau 26 32 Không biết 8 11 Nghiệp vụ Tốt hơn 4 5 Kém hơn 46 57 Ngang nhau 24 30 Không biết 6 8 Thời gian chờ Lâu hơn 5 6 Nhanh hơn 43 54 Như nhau 24 30 Không biết 8 10 Thái độ phục vụ Tôt hơn 28 35 Như nhau 33 42 Không tốt bằng 10 12 Không biết 9 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xét trên khía cạnh chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng có thể thấy hiện nay, trình độ chuyên môn của các bộ tín dụng không được đánh giá cao. Kết quả khảo sát cho thấy 57% khách hàng được hỏi cho rằng trình độ cán bộ tín dụng của QTDTW yếu hơn so với các Ngân hàng mà khách hàng giao dịch (Bảng 3.19).

Số lượng khách hàng đánh giá trình độ nghiệp vụ của nhân viên QTDTW tốt chỉ chiếm 5% tổng số người tham gia khảo sát, đây là một thực trạng mà QTDTW cần có biện pháp khắc phục trong thời gian tới, nhằm hướng đến chất lượng phục vụ đảm bảo hơn.

Như vậy có thể thấy, trong thời gian tới QTDTW cần coi trọng việc bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng của mình, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt từ phía các NHTM. Mặc khác, trình độ nghiệp vụ của nhân việc QTDTW không tốt có thể dẫn đến những sai sót không đáng có gây tổn thất cho khách hàng hoặc cho chính tổ chức của mình, điều này làm mất lòng tin của khách hàng

3.3. Định hƣớng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của QTDTW chi nhánh Phú Thọ

3.3.1. Định hướng

Từ năm 2013 và các năm tiếp theo, theo phê duyệt của Chính phủ cũng như NHNN tên QTDTW có sự thay đổi theo tên gọi mới là Ngân hàng HTX cho phù hợp với điều kiện hoạt động. Với mô hình này các nghiệp vụ hoạt động có sự thay đổi như huy động vốn của QTD sẽ được mở rộng, các hình thức cho vay sẽ đa dạng hơn, tính tương trợ, tạo điều kiện thực hiện có kết quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Đặc biệt nhấn mạnh việc hỗ trợ cho người dân vay vốn phát triển sản xuất, chuyển đổi mô hình kinh tế hộ, phát triển mạnh các loại hình kinh doanh, góp phần thực hiện mô hình nông thôn mới tỉnh Phú Thọ thành công, cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phấn đấu đến hết năm 2015 đảm bảo xử lý nợ xấu dưới 3%. - Nguồn vốn hàng năm tăng tối tiểu 18 - 20% so với năm trước;

- Dư nợ cho vay ngoài hệ thống: hàng năm tăng từ 15 - 18% tỷ lệ dư nợ cho vay chiếm 85% trong tổng nguồn vốn; Trong đó tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm từ 65 - 70%.

- Lợi nhuận hàng năm tăng tối thiểu 10% so với năm trước;

* Định hướng phát triển của QTDTW đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

- Tăng cường hơn nữa vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cho Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa phát triển nông nghiệp và nông thôn phù hợp với mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước; mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững;

- Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa DN; từng bước đưa QTDTW trở thành “Lựa chọn hàng đầu” đối với khách hàng hộ TSBĐ nhỏ, kinh tế trang trại, HTX, DN vừa và nhỏ, tại các địa bàn nông thôn.

- Nâng cao năng suất lao động. Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo tại chỗ, khuyến kích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với các cán bộ cơ sở; tích cực triển khai và áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tín dụng trong khu vực nông thôn.

- Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

3.3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của QTDTW chi nhánh Phú Thọ dụng của QTDTW chi nhánh Phú Thọ

3.3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn

- Ta thấy rằng hiên nay QTDTW Phú Thọ có 04 Phòng giao dịch (Phù Ninh, Cẩm khê, Thanh Sơn và Vân Cơ) với hệ thống phòng giao dịch như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện nay thì việc mở rộng màng lưới là tất yếu tuy nhiên với tình hình tài chính đang biến động như hiện nay việc mở rọng màng lưới phòng giao dịch là một vấn đề khó khăn. Nhưng với màng lưới hiện có cần tăng cường công tác tuyên truyền để phát triển các hình thức huy động vốn, đặc biệt thông qua hệ thống QTD cơ sở (60 quỹ trong đó có 35 quỹ tại Phú Thọ) để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của QTD cũng như sản phẩm huy động đặc biết chú ý hướng tới khu vực nông thôn, nơi được ít các NHTM để ý đến trên thực tế việc huy động từ các QTD cơ sở có su hướng phát triển tốt.

- Đa đạng hóa các dòng sản phẩm tiền gửi nhằm huy động vốn. Tính đa dạng hóa trong các dòng sản phẩm tiền gửi nhằm huy động vốn hiện nay của QTDTW còn rất hạn chế với chỉ 04 dòng sản phẩm chính, trong khi đó các NHTM tối thiểu là 06 sản phẩm. Như vậy, trong những năm tới, QTDTW chi nhánh Phú Thọ cần đề bạt các phương hướng, giải pháp nhằm phát triển đa dạng hóa các dòng sản phẩm tiền gửi. Một mặt kích thích được khách hàng tham gia với nhiều sự lựa chọn khác nhau, mặt khác sẽ góp phần thúc đẩy sự hiện diện của QTDTW trong các hoạt động tín dụng ở các địa phương.

- Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với các địa phương, đặc biệt là các xã, nhằm phát triển thêm hệ thống chi nhánh ở các vùng nông thôn dưới hình thức tín dụng vi mô nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhà dỗi từ dân cư nông thôn.

- Liên kết với các TCTD trong và ngoài nước nhằm huy động nguồn vốn với số lượng lớn nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động tín dụng của Quỹ không bị gián đoạn. Và nâng cao được năng lực về ngồn vốn của Quỹ.

- Tâm lý chung của người gửi tiền vào các TCTD khi các tổ chức này đảm bảo: thứ nhất là tính an toàn cao và thứ hai là mức lãi phù hợp, không quá thấp so với các ngân hàng khác. Như vậy, QTDTW chi nhánh Phú Thọ cần phố hợp với các QTDTW cấp trên đề bạt những giải pháp nhằm nâng cao lãi suất ưu đãi cho các các khoản huy động theo nhóm để tận dụng tối đa vốn nhàn rỗi trong dân.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 85 - 111)