Thực trạng năng lực cạnh tranh trong huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 63 - 69)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh trong huy động vốn

3.2.2.1. Năng lực cạnh tranh về đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay hình thức huy động vốn được các TCTD nói chung và QTDTW nói riêng thực hiện tương đối đa dạng, trong đó hình thức huy động chủ yếu là: huy động tiền gửi thông thường (tính lãi suất theo tháng hoặc năm); tiền gửi năng động lãi suất linh hoạt (là hình thức khách hàng được gửi thêm tiền, hoặc rút tiền theo định kỳ hàng tháng, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng… với lãi suất hấp dẫn được áp dụng cho các khoản vay có kỳ hạn 12 tháng và trên 12 tháng rút tại thời điểm nào thì tĩnh lãi suất tại thời điểm đó); tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang; tiền gửi thanh toán lãi suất hàng ngày (kỳ hạn 2 tháng); tiền gửi tích lũy; tiền gửi đầu tư trực tuyến…

Đối với QTDTW Phú Thọ hiện nay đang áp dụng 4 hình thức huy động vốn chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn thông thường, tiền gửi với lãi suất linh hoạt, tiền gửi thanh toán. Trong 4 hình thức trên thì hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi lãi suất có kỳ hạn thông thường, tiền gửi thanh toán và gửi tích lũy được áp dụng phổ biến nhất.

Nếu so sánh tính đa dạng về các hình thức huy động vốn của QTDTW chi nhánh Phú Thọ với một số ngân hàng khác trên địa bàn có thể thấy sự đa dạng trong các loại hình huy động vốn của QTDTW còn rất yếu và kém xa so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với các ngân hàng. Nếu như QTDTW chỉ có 4 hình thức huy động vốn bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, Tiền gửi có kỳ hạn thông thường; tiền gửi lãi với lãi suất linh hoạt, tiền gửi thanh toán. Trong khi đó ở những ngân hàng như Ngân hàng SacomBank, Hàng Hải, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) đều có những hình thức trên và đồng thời có thêm những hình thức huy động vốn khác linh hoạt hơn và từ đó sức cạnh tranh sẽ cao hơn.

Bảng 3.8: Tính đa dạng của huy động vốn tiền gửi giữa QTDTW và một số ngân hàng khác

Hình thức huy động vốn QTDTW Sacombank MSB MHB

1. Tiền gửi thông thường x x x x

2.Tiền gửi năng động lãi suất

linh hoạt x x x x

3.Tiền gửi thanh toán lãi suất

bậc thang x

4.Tiền gửi thanh toán lãi suất

hàng ngày x x x

5. Tiền gửi tích lũy x x

6. Tiền gửi thanh toán x x x x

7. Tài khoản E-Savings không

kỳ hạn x

8. Tiền gửi đầu tư trực tuyến x

9. Tiền gửi lãi suất thả nổi x

10.Tiền gửi tiết kiệm - Lộc bảo

toàn kỳ hạn 13 tháng x

11. Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán có kỳ hạn đối với vàng và ngoại tệ

x x

12.Tiền gửi không kỳ hạn x x x x

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua khảo sát đánh giá về tính đa dạng trong hình thức huy động vốn của QTDTW Phú Thọ cho thấy, đa số ý kiến cho rằng hiện nay các hình thức huy động vốn của QTDTW Phú Thọ còn tương đối ít và thiếu tính lựa chọn cho khách hàng, đặc biệt đối với khách hàng là các DN kinh doanh (với tỷ lệ đánh giá mức độ bình thường 53,33%, mức độ thấp là 40%). Tương tự với đánh giá của các DN là sự đánh giá của các hộ dân là ở mức bình thường là 40%, thấp là 36% đặc biệt đánh giá rất thấp là 12%, các chủ trang trại khảo sát với 66,67% ý kiến đánh giá về mức độ bình thường 33,33% được đánh giá là thấp, cán bộ tín dụng tại quỹ với 46,67% là bình thường có 33,33% là thấp và 20% đánh giá là rất thấp về các hình thức huy động vốn của QTDTW Phú Thọ.

Bảng 3.9: Đánh giá năng lực cạnh tranh về tính đa dạng trong việc huy động vốn của Quỹ tín dụng Trung ƣơng chi nhánh Phú Thọ Mức độ

đánh giá

Hộ dân Chủ trang trại DN Cán bộ QTD Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Không đánh giá 2 4 0 - 1 6,67 0 0 Rất cao 0 - 0 - 0 - 0 0 Cao 4 8 0 - 0 - 0 30 Bình thường 20 40 10 66,67 8 53,33 7 46,67 Thấp 18 36 4 33,33 6 40 5 33,33 Rất thấp 6 12 1 6,67 0 - 3 20 Tổng số 50 100 15 100 15 100 15 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Như vậy có thể thấy, cùng với thực trạng về các hình thức huy động vốn của QTDTW chi nhánh Phú Thọ và theo những đánh giá của các đối tượng được khảo sát, ta thấy rằng các hình thức huy động vốn của QTDTW còn nghèo nàn, từ đó năng lực cạnh tranh của Quỹ trong các hình thức huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động vốn hiện nay còn rất yếu. Trong thời gian tới QTDTW cần phải tăng thêm các hình thức huy động vốn để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, đặc biệt là đối tượng khách hàng tiềm năng như chủ trang trại, các DN sản xuất, kinh doanh nhỏ trên địa bàn tỉnh.

3.2.2.2. Năng lực cạnh tranh về lãi suất huy động vốn

Đối với hệ thống QTD việc lãi suất huy động được coi là nhân tố tác động trực tiếp và ảnh hưởng tới quyết định gửi tiền của dân cư, khả năng huy động vốn của tổ QTD. Đặc biệt là từ ngày 01/06/2002 NHNN bỏ cơ chế điều hành lãi suất cơ bản chuyển sang thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận. Đây là điều kiện thuận lợi để TCTD có thể đưa ra một chính sách lãi suất tiền gửi phù hợp với sự biến động của thị trường. Do thị trường tài chính biến động tác động đến hoạt động Ngân hàng do vây trong thời gian qua NHNN dùng mệnh lệnh hành chính áp dụng trần lãi suất huy động đối với các TCTD để đảm bảo điều hành thị trường tài chính tiền tệ tuy nhiên riêng đối với hệ thống QTD được phép huy động hơn các TCTD 0,5% so với trần lãi suất huy động của các TCTD. Trên thực tế, QTDTW Phú Thọ đã có một chính sách lãi suất tiền gửi khá linh hoạt nhằm vừa bảo đảm thu hút khách hàng vừa đảm bảo kinh doanh có lãi, bù đắp được chi phí. Hiện nay, lãi suất huy động của QTDTW Phú Thọ có nhiều mức khác nhau tùy từng hình thức huy động vốn và ở từng thời điểm khác nhau. Mức lãi suất huy động hiện nay có sự thay đổi do NHNN quy định mức lãi suất nên chỉ đưa ra lãi suất tại một thời điểm nhất định để đánh giá.

Hiện nay QTDTW Phú Thọ đang áp dụng mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và biến đổi phụ thuộc vào tình hình thị trường cũng giống như các NHTM. Tuy nhiên, điều đặc biệt là hiện QTD chỉ áp dụng lãi suất đối với các vay có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên tính lãi hàng tháng, đối với các khoản vay không kỳ hạn QTD chỉ áp dụng trả lãi vào cuối kỳ nhưng mức lãi suất ưu đãi 14%/năm lớn hơn so với các NHTM, mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điển hình là ngân hàng Hàng hải với mức lãi suất cho các khoản vay không kỳ hạn là 0,15%/năm, nhưng thấp hơn đáng kể so với các khoản vay có kỳ hạn. Vì nguồn vốn không kỳ hạn là nguồn gửi tiết kiệm có thể rút ra bất cứ lúc nào, dành cho các đối tượng khách hàng cá nhân hoặc các tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi vào TCTD nhưng chưa xác định được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Chính vì khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào nên TCTD phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, cũng giống như các TCTD khác QTDTW Phú Thọ trả lãi suất thấp cho các khoản vay này.

Bảng 3.10: So sánh mức lãi suất tiền gửi thông thƣờng của Quỹ tín dụng TW và một số ngân hàng

TT Chỉ tiêu

Lãi suất huy động (VNĐ) Không kỳ hạn Tháng 3 6 Tháng 12 Tháng 24 Tháng 1 NHTMCP CT Tỉnh 3.00 14.00 14.00 14.00 12.00 2 NHTMCP CT Hùng Vương 3.00 14.00 14.00 14.00 11.50 3 NHTMCP CT Đền Hùng 3.00 14.00 14.00 14.00 12.00 4 NHTMCP CT Txã Phú Thọ 3.00 14.00 13.50 13.50 11.00 5 NH Đtư & phát triển 3.00 14.00 14.00 14.00 11.50 6 NH Nông nghiệp &PTNT 2.40 14.00 14.00 14.00 11.00 7 NH Phát triển Nhà ĐBSCL 3.60 14.00 12.00 13.00 12.00 8 NHTMCP Quân đội 2.40 14.00 14.00 14.00 14.00 9 NHTMCP VN Thịnh Vượng 3.00 14.00 14.00 14.00 12.00 10 NHTMCP Kỹ thương 1.50 14.00 14.00 14.00 11.95 11 NHTMCP Hàng Hải 3.00 14.00 14.00 14.00 14.00 12 NHTMCP Quốc tế 2.40 14.00 13.50 14.00 12.00 13 NHTMCP Ngoại thương 3.00 14.00 14.00 14.00 14.00 14 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín 3.00 14.00 14.00 14.00 14.00 15 QTDND Trung Ương 5.40 14.00 14.00 14.00 12.00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các khoản vay có kỳ hạn càng cao thì lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng lên. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng là 14%/năm (trả cuối kỳ hoặc trả theo tháng), với khoản vay 6 tháng tương ứng là 14% (Bảng 3.10). Sự biến động lãi suất này là do việc cạnh tranh lãi suất các ngân hàng huy động kịch trần lãi suất theo quy định riêng đối với QTD được huy động cao hơn lãi suất cùng kỳ của các NHTM là 1%. Lãi suất trong nguồn vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng để thu hút nguồn tiền gửi của khách hàng vì mục tiêu của khách hàng là lợi tức có được trong kỳ.

Đánh giá về mức độ cạnh tranh trong lãi suất của QTDTW Phú Thọ cho thấy, phần lớn ý kiến cho rằng hiện nay mức lãi suất mà QTDTW Phú Thọ áp dụng cũng tương tự như các NHTM và mức lãi suất này hầu hết chưa đáp ứng được nhu cầu của người gửi, đặc biệt là đối với các DN kinh doanh (với tỷ lệ đánh giá mức độ bình thường là 46,67%), vì phần lớn các DN kinh doanh thường gửi các khoản tiền theo hình thức không kỳ hạn, nhằm bảo đảm an toàn cho nguồn vốn cũng như để chủ động trong TSBĐ. Nhưng hiện nay cũng giống như các NHTM, QTDTW Phú Thọ vẫn áp dụng mức lãi suất khá thấp cho khoản vay này.

Bảng 3.11: Đánh giá năng lực cạnh tranh về lãi suất huy động vốn của QTDTW Phú Thọ

Mức độ đánh giá

Hộ dân Chủ trang trại DN Cán bộ QTD Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Không đánh giá 3 6 0 - 1 6,67 0 0 Rất cao 0 - 0 - 0 - 0 0 Cao 8 16 1 6,67 0 - 1 6,67 Bình thường 25 50 9 60 7 46,67 6 40 Thấp 10 20 4 26,66 4 26,66 5 33,33 Rất thấp 4 8 1 6,67 3 20 3 20 Tổng cộng 50 100 15 100 15 100 15 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các chủ trang trại mô hình nhỏ và hộ dân, hầu hết ý kiến đánh giá cũng trùng hợp quan điểm với các DN khảo sát, đó là mức lãi suất của QTDTW Phú Thọ chỉ ở mức bình thường và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên đối với hầu hết người dân, do các khoản cho vay thường nhỏ, địa bàn rộng do vây các QTD cơ sở huy động không sử dụng hết gửi vào QTDTW để đảm bảo giữ khách hàng và đảm bảo khả năng thanh toán; Đây là một lợi thế của QTDTW trong vệc phát triển mạng lưới huy động là các QTD cơ sở và đây cũng là một lợi thế rất lớn của QTD trong việc cạnh tranh trong huy động vốn.

Điều đáng lưu ý là tỷ lệ khách hàng đánh giá mức lãi suất mà QTD áp dụng đối với các khoản vay có kỳ hạn thấp hơn so với các NHTM, cụ thể khoảng 26,66% chủ DN, chủ trang trại có nhận định là thấp và 33,33% Cán bộ tín dụng. Sự thấp hơn này đang dẫn đến thực trạng là việc huy động vốn từ các DN kinh doanh, các trang trại của QTD hầu như không có. Đây là một thiệt thòi không nhỏ cho QTD vì các DN kinh doanh, trang trại thường gửi các khoản tiền lớn để đảm bảo cho hoạt động trong tương lai trong khi đó qua khảo sát cán bộ đây cũng là vấn đề phải bàn trong việc chuyển đổi mô hình hoạt động của Hệ thống QTD để đảm bảo huy động tối đa nguồn vốn trong dân cư.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 63 - 69)