Cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ở một số ngân hàng nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 40)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.1.Cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ở một số ngân hàng nước

tại Việt Nam

Đến thời điểm hiện tại, theo thống kê trên website NHNN có 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được thành lập (trong đó có các tên lớn như: HSBC, ANZ, Standard Chartered), ngoài ra, còn 50 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 49 văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài cũng đã hoạt động. Đó là chưa kể hầu hết các NHTM nội hiện nay đều có sự hiện diện của cổ đông chiến lược là các ngân hàng nước ngoài với tỷ lệ từ 10 - 20%.

Kể từ 01/01/2011 Ngân hàng nước ngoài được đối xử đầy đủ theo đúng lộ trình cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Như vậy, các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ không còn bị đối xử phân biệt và được thực hiện tất cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các nghiệp vụ như Ngân hàng trong nước, kể cả nghiệp vụ huy động vốn bằng đồng Việt Nam và không bị hạn chế tỷ lệ bởi vốn pháp định của chi nhánh tại Việt nam. Điều này sẽ rất có lợi cho các Ngân hàng nước ngoài trong việc huy động vốn bằng đồng Việt Nam trong dân cư, DN.

Mặc dù các Ngân hàng nội đã có ưu thế hoạt động lâu đời tại Việt Nam, mạng lưới rộng khắp, hiểu rõ văn hóa, tâm lý người Việt, tuy nhiên, trình độ quản lý, tổ chức cũng như công nghệ Ngân hàng hiện đại lại thua kém khoảng cách khá lớn với các Ngân hàng nước ngoài. Các dịch vụ yêu cầu trình độ cao như thẻ thanh toán ATM, Internet banking… đã được các ngân hàng ngoại khai thác triệt để thế mạnh và cạnh tranh thị phần với các ngân hàng nội.

Chỉ riêng lĩnh vực thẻ thanh toán cá nhân, ANZ và HSBC liên tục mạnh tay khuyến mãi kích cầu khuyến khích mở thẻ và tiêu dùng qua thẻ cho khách hàng, chiết khấu tỷ lệ cao tại các điểm chấp nhận thanh toán. Hiện tại, HSBC đang bận rộn với chương trình tặng vé máy bay đi HongKong cho chủ thẻ tín dụng HSBC, ANZ tặng vé máy bay đi Úc... Nhờ thế, thị phần thẻ thanh toán của các NH này đang chiếm vị trí thứ 5 và 6 tại thị trường Việt Nam với khoảng 8% và 6% thị phần trong khi mạng lưới hoạt động còn khiêm tốn.

Trong lĩnh vực huy động vốn, khối ngoại cũng giành được thị phần đáng kể và sử dụng nguồn vốn huy động rất hiệu quả. Thống kê số liệu đến cuối năm 2011, thị phần huy động vốn của khối ngoại chiếm khoảng 11% và dự đoán trong năm nay sẽ tăng lên khoảng 15%, trong khi hiệu quả sử dụng vốn rất cao thể hiện qua nợ xấu của các Ngân hàng này luôn duy trì ở mức thấp dưới 1%. Trong một vài năm tới, khi nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn, các Ngân hàng ngoại mở rộng địa bàn hoạt động thì thị phần hoạt động của khối này sẽ thực sự là sức ép lớn lên các Ngân hàng trong nước.

Ngoài các lĩnh vực trên ngân hàng nước ngoài đang tìm cách tiếp cận nhiều hơn đến các hoạt động vốn là sân chơi truyền thống của các ngân hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nội như tín dụng tiêu dùng, cho vay mua bất động sản... dành cho cá nhân. Các sản phẩm này thường được thiết kế tốt, tập trung nhắm vào nhu cầu khách hàng. Sản phẩm phù hợp, thủ tục đơn giản đang là những biện pháp hữu hiệu giành giật thị phần từ các Ngân hàng nội khi nhắm tới đối tượng khách hàng truyền thống này.

Bên cạnh đó, các Ngân hàng ngoại luôn biết cách chăm sóc khách hàng và lôi kéo khách hàng lớn. Do vậy, ngân hàng nước ngoài thường được các công ty, tập đoàn lớn trong nước mong muốn hợp tác trên các lĩnh vực tài trợ dự án, bảo lãnh hay tư vấn phát hành trái phiếu quốc tế… Hiện Standard Chartered đang dẫn đầu thị trường về mảng huy động vốn cho các DN Việt Nam.

Mặc dù các Ngân hàng nội gần đây đã tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua thiết kế các gói sản phẩm phù hợp với các đối tượng khách hàng, tăng cường khuyến mãi, chiết khấu %, cung cấp các dịch vụ gia tăng thông qua Ngân hàng như bảo hiểm, thanh toán dịch vụ như điện thoại, Internet… tuy nhiên các sản phẩm này mới nhắm chủ yếu vào các khách hàng cá nhân, trong khi khách hàng DN nhiều tiềm năng vẫn chưa có nhiều gói sản phẩm phù hợp. Điều này vô tình đẩy khối DN xích lại gần các ngân hàng ngoại hơn. Một yếu tố khác gây bất lợi cho các ngân hàng nội trong cuộc chạy đua thị phần với khối ngoại trong các lĩnh vực thanh toán quốc tế, tư vấn tài chính do các Ngân hàng ngoại có trình độ cũng như uy tín và kinh nghiệm. Do vậy, để cạnh tranh, các Ngân hàng trong nước cần xác định rõ lợi thế so sánh của mình để tăng cường nội lực và sức cạnh tranh trên thị trường, đó là trong khi các Ngân hàng nước ngoài đang bất lợi lớn về quy mô và địa bàn hoạt động, cácàNgan hàng nội cần tận dụng tối đa lợi thế về mặt mạng lưới để huy động và cho vay khách hàng, chiếm lĩnh thị phần cả ở thành thị và nông thôn.

HSBC thường sử dụng slogan “Ngân hàng toàn cầu, am hiểu địa phương”, tuy nhiên họ chỉ am hiểu thôi chứ không thể biết và rõ thị trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

như các Ngân hàng nội được. Vì vậy, đây là lợi thế vô cùng lớn để các ngân hàng trong nước đưa ra các sản phẩm, chính sách phù hợp nhu cầu, văn hóa của người dân, DN.

Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn, tận dụng tối đa trình độ của các cổ đông chiến lược nước ngoài để gia tăng chất lượng sản phẩm, tăng thêm giá trị gia tăng trong mỗi gói sản phẩm để cạnh tranh với các Ngân ngoại trong các lĩnh vực tư vấn tài chính, thanh toán quốc tế…

Hiện tại, các Ngân hàng trong nước hiện vẫn sử dụng chiêu khuyến mại lách luật để chi trả thêm % lãi suất cho khách hàng gửi tiền. Tuy nhiên, đối với cácàngan hàng ngoại, cơ chế tài chính minh bạch họ không cho phép họ chi ra những khoản như vậy. Do đó, họ thường nhắm vào chất lượng sản phẩm hơn là chạy đua về lãi suất. Vì thế, về lâu dài, khi yếu tố minh bạch tài chính được kiểm soát chặt chẽ, các Ngân hàng nội cần nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh một cách bình đẳng và đúng luật.

Đặc biệt, trong giai đoạn hệ thống Ngân hàng trong nước còn nhiều yếu tố chưa đảm bảo về mặt thanh khoản, Ngân hàng ngoại lại có thanh khoản rất tốt, đồng thời họ chú ý đến vấn đề bảo hiểm tiền gửi, không chỉ mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm trong nước mà còn tại các công ty bảo hiểm uy tín trên thế giới. Vì vậy, với nguồn tiền gửi lớn, các cá nhân, DN sẽ tin tưởng và yên tâm hơn rất nhiều khi lựa chọn gửi tiền tại các Ngân hàng nước ngoài. Do đó, các Ngân hàng nội cần quan tâm hơn nữa đến bảo hiểm tiền gửi để tăng cường niềm tin cho khách hàng.

Thực tế, thị phần khoảng trên dưới 10% của các ngân hàng ngoại chưa ảnh hưởng nhiều đến doanh thu, lợi nhuận của các ngân hàng trong nước trong giai đoạn hiện tại, đặc biệt trên các lĩnh vực truyền thống. Tuy nhiên, tỷ trọng này sẽ thay đổi khi khối ngoại có xu hướng mở rộng lĩnh vực, quy mô hoạt động dấn sâu hơn vào thị trường nội địa. Nếu các ngân hàng trong nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vẫn còn loay hoay với bài toán tăng vốn, cạnh tranh hoặc thôn tính lẫn nhau sẽ là điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng nước ngoài chiếm dần thị phần và tăng sức ảnh hưởng trên thị trường tài chính nước ta.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 40)