Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 92 - 107)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3.2.Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín

dụng của QTDTW chi nhánh Phú Thọ

3.3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn

- Ta thấy rằng hiên nay QTDTW Phú Thọ có 04 Phòng giao dịch (Phù Ninh, Cẩm khê, Thanh Sơn và Vân Cơ) với hệ thống phòng giao dịch như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện nay thì việc mở rộng màng lưới là tất yếu tuy nhiên với tình hình tài chính đang biến động như hiện nay việc mở rọng màng lưới phòng giao dịch là một vấn đề khó khăn. Nhưng với màng lưới hiện có cần tăng cường công tác tuyên truyền để phát triển các hình thức huy động vốn, đặc biệt thông qua hệ thống QTD cơ sở (60 quỹ trong đó có 35 quỹ tại Phú Thọ) để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của QTD cũng như sản phẩm huy động đặc biết chú ý hướng tới khu vực nông thôn, nơi được ít các NHTM để ý đến trên thực tế việc huy động từ các QTD cơ sở có su hướng phát triển tốt.

- Đa đạng hóa các dòng sản phẩm tiền gửi nhằm huy động vốn. Tính đa dạng hóa trong các dòng sản phẩm tiền gửi nhằm huy động vốn hiện nay của QTDTW còn rất hạn chế với chỉ 04 dòng sản phẩm chính, trong khi đó các NHTM tối thiểu là 06 sản phẩm. Như vậy, trong những năm tới, QTDTW chi nhánh Phú Thọ cần đề bạt các phương hướng, giải pháp nhằm phát triển đa dạng hóa các dòng sản phẩm tiền gửi. Một mặt kích thích được khách hàng tham gia với nhiều sự lựa chọn khác nhau, mặt khác sẽ góp phần thúc đẩy sự hiện diện của QTDTW trong các hoạt động tín dụng ở các địa phương.

- Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với các địa phương, đặc biệt là các xã, nhằm phát triển thêm hệ thống chi nhánh ở các vùng nông thôn dưới hình thức tín dụng vi mô nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhà dỗi từ dân cư nông thôn.

- Liên kết với các TCTD trong và ngoài nước nhằm huy động nguồn vốn với số lượng lớn nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động tín dụng của Quỹ không bị gián đoạn. Và nâng cao được năng lực về ngồn vốn của Quỹ.

- Tâm lý chung của người gửi tiền vào các TCTD khi các tổ chức này đảm bảo: thứ nhất là tính an toàn cao và thứ hai là mức lãi phù hợp, không quá thấp so với các ngân hàng khác. Như vậy, QTDTW chi nhánh Phú Thọ cần phố hợp với các QTDTW cấp trên đề bạt những giải pháp nhằm nâng cao lãi suất ưu đãi cho các các khoản huy động theo nhóm để tận dụng tối đa vốn nhàn rỗi trong dân..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ và các Tổ chức quốc tế để tiếp cận và sử dụng nguồn vốn “giá rẽ” để phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng nhân sự, cũng cố và phát huy thị phần… đồng thời tăng cường nguồn vốn cho hoạt động tín dụng.

Như đã trình bày trong chương một và hai, chúng ta cũng thấy được vai trò quan trọng của vốn chủ sở hữu đối với TCTD là rất to lớn, nó góp phần làm lành mạnh hóa năng lực tài chính của TCTD theo chuẩn mực quốc tế. Dù là một trong những TCTD mang tính chất là DN nhà nước. Thực tế, năng lực tài chính của QTDTW thấp hơn rất nhiều so với các NHTM khác trong khu vực. Theo qui định của Luật các TCTD thì một TCTD không thể đầu tư vào tài sản cố định của mình vượt mức 15% vốn chủ sở hữu và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của TCTD như: cấp tín dụng, bảo lãnh… Vì vậy, việc tăng vốn là việc mà QTDTW phải làm trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo yêu cầu tồn tài của một TCTD. Một số cách tăng vốn của QTDTW, việc tăng vốn phụ thuộc lớn vào nhu cầu vốn của người dân trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 3.20: Nhu cầu vốn của khách hàng trong năm 2012

ĐVT: %

Mức vay Hộ dân Người buôn bán Chủ Trang trại Chủ DN

Dưới 10 triệu đồng 15 0 0 0 10 - 50 triệu đồng 45 30 0 0 50 - 100 triệu đồng 33 42 10 0 100 - 500 triệu đồng 5 20 27 12 500 triệu đến 1tỷ đồng 2 5 40 20 Trên 1 tỷ đồng 0 3 13 68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả khảo sát về nhu cầu vay vốn của các đối tượng khách hàng cho thấy, hầu hết khách hàng đều có nhu cầu vay các khoản vay lớn, điển hình đối với các chủ DN khoản vay mà họ hướng đến là trên 1tỷ đồng (68%). Theo các chủ DN với quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, giá cả đầu vào ngày càng tăng cao thì các khoản vay nhỏ không giúp ích nhiều cho DN trong thời giá hiện nay.

Đối với nhiều chủ trang trại khi được hỏi về nhu cầu vay vốn, hầu hết đều mong muốn được vay các khoản vay trên 500 triệu đến 1 tỷ đồng (tỷ lệ này chiếm khoảng 40%) với khoản vay này hầu hết các chủ trang trại đều có nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh và quy mô phát triển sản xuất. Đối với các khoản vay dưới 500 triệu đồng thì các trang trại có nhu cầu vay để đầu tư vốn lưu động, nhưng theo ý kiến của các chủ trang trại khảo sát với các khoản vay nhỏ dưới 100 triệu này họ có thể tự xoay sở được mà không cần vay ngân hàng nếu vay rất ít do việc chăn nuôi gia cầm có thời gian quay vòng vốn tương đối nhanh khoảng 3 tháng.

Kết quả kháo sát cũng chỉ ra, hiện nay đối tượng khách hàng có nhu cầu vay các khoản vay nhỏ chủ yếu là các hộ nông dân và những hộ buôn bán nhỏ, đây chủ yếu là những hộ bán hàng tạp hóa hay nhưng hộ chuyên thu mua các sản phẩm nông nghiệp. Phần lớn đối tượng này có nhu cầu vay các khoản vay từ 50 - 100 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 42%), các khoản vay từ 10 - 50 triệu động có khoảng 30% khách hàng có nhu cầu, đây chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là những hộ chuyên thu gom các sản phẩm nông sản trên địa bàn.

Khảo sát nhu cầu vay vốn trong dân cho thấy hiện nay các khoản vay từ dưới 10 triệu đồng rất ít hộ có nhu cầu vay (15%), theo đa số người dân tham gia khảo sát thì nhu cầu vay vốn của hộ rơi vào khoảng 10 - 50 triệu đồng (chiếm 45%), và thường hộ mong muốn vay vốn trong khoảng thời gian đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mùa vụ hoặc đầu năm học của con cái, đây là thời điểm hộ cần những món tiền lớn để trang trải các khoản chi phí cần thiết như mua giống, phân bón, thuê cày bừa hoặc đóng tiền học phí, mua sách vở, quần áo cho con cái họ vào năm học mới.

Như vậy, nếu trước kia các khoản vay nhỏ dưới 10 triệu đồng thường được người dân vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu trước mắt thì cùng với sự leo thang của giá cả, nhu cầu về các khoản vay cũng đã có chiều hướng tăng lên, điều này đòi hỏi QTDTW có các giải pháp tăng nguồn vốn hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu vay vốn của người dân, các giải pháp có thể tiến hành như:

- Tăng vốn điều lệ từ việc xin cấp vốn bổ sung từ ngân sách nhà nước; thu hồi nợ tồn đọng; nợ đã hoạch toán ngoại bảng và đã được Nhà nước cấp nguồn xử lý.

- Tăng quỹ được tính vào vốn cấp 1 như: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

- Xem xét phát hành trái phiếu với lãi suất cạnh tranh để tăng vốn cấp 2. - Tăng cường khả năng huy động tiền tiết kiệm của khách hàng, thông qua việc cũng cố và thực hiện xử lý những khâu yếu kém còn tồn tại từ trước đến nay như: nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng đối với các khoản vay, đặc biết là vay theo nhóm, nâng cao nhận thức và thái độ phục vụ nhiết tình của cán bộ tín dụng với khách hàng.

3.3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay * Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho vay

Hội nhập không chỉ mở ra cho nền kinh kế Việt Nam những cơ hội mới mà còn tạo ra vô số những cơ hội cho ngành Tài chính - Tín dụng nói chung và QTDTW nói riêng. Thế nhưng, việc tận dụng những cơ hội đó như thế nào? để biến chúng thành sức mạnh và sử dụng chúng như là một công cụ để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gia tăng sức mạnh trong cạnh tranh mới là điều quan trọng. Để biến những cơ hội đó thành chìa khóa cho sự thành công thì QTDTW cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đẩy mạnh và phát triển xu hướng kinh doanh của QTDTW theo hướng TCTD bán lẻ hiện đại dựa trên những lợi thế cho sẳn có (mạng lưới rộng khắp đặc biệt là các QTDND cơ sở, mạng lưới phòng giao dịch).

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện chất lượng chất lượng dịch vụ trên những lợi thế về mạng lưới, thương hiệu và sự ủng hộ của Chính phủ… - Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay thông qua quá trình tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nhân với một tư tưởng mới, hiểu và nhận biết được tầm quan trọng của khách hàng đối với sự tồn vong và phát triển của QTDTW. Đào tạo một đội ngũ lao động với những kỹ năng cơ bản như thái độ phục vụ, cách ứng xử... bên cạnh đó coi trọng công tác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, có cơ chế tuyển.

So với thực trạng các sản phẩm dịch vụ truyền thống mà QTDTW đang sử dụng như: Tiền gửi, cho vay, dịch vụ tài khoản… thì tính chất đa dạng về sản phẩm truyền thống của QTDTW còn thấp hơn rất nhiều so với các NHTM. Bên cạnh đó, Các NHTM cổ phần luôn tung ra thị trường những dòng sản phẩm mới, mang tính công nghệ cao, đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu của người tiêu dùng như: quản lý ngân quỹ, homebanking, cho thuê két sắt…Vì thế việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của QTDTW là cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp để phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của QTDTW:

- Thứ nhất, thành lập phòng nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm bên cạnh phòng Marketing nhằm nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng trên cơ sở những lợi thế vốn có của QTDTW để đưa ra những dòng sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trọng tâm nghiên cứu thị trường cần tập trung vào đối tượng là hộ buôn bán nhỏ, các DN nhỏ, hộ nông dân.

Bảng 3.21: Nhu cầu về các dòng sản phẩm tín dụng của ngƣời dân

(ĐVT: % ý kiến đánh giá) Sản phẩm tín dụng Hộ dân Ngƣời buôn bán Trang trại DN Bình quân

Cho vay tiêu dùng tín chấp 80,0 46,7 40,0 20,0 52,2

Cho vay dùng TSBĐ 20,0 10,0 80,0 86,7 37,8

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá trị 26,7 40,0 60,0 93,3 47,8 Cho vay SXKD ngắn hạn 63,3 70,0 73,3 26,7 61,1 Cho vay SXKD trả góp 13,3 36,7 86,7 93,3 46,7 Dòng sản phẩm tín dụng khác 20,0 16,7 46,7 20,0 23,3

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2011

Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng cho thấy, hiện nay nhu cầu về dòng sản phẩm cho vay dùng tín chấp khá cao (52,2% ý kiến khảo sát), đặc biệt là từ phía người dân (80%). Theo ý kiến của hộ dân thì đối với các món vay nhỏ từ dưới 10 triệu đồng QTDTW có thể cho vay theo hình thức tín chấp có thể theo hình thức cá nhân hoặc thông qua nhóm nhỏ. Tuy nhiên hiện nay hình thức tín chấp vẫn đang được áp dụng tương đối dè dặt và đối tượng cho vay vẫn tập trung vào cá nhân là các cán bộ, công nhân viên chức với sự bảo lãnh của cơ quan công tác.

Kết quả khảo sát đáng lưu ý là dòng sản phẩm cho vay TSBĐ ngắn hạn được phần lớn khách hàng có nhu cầu (tỷ lệ khảo sát là 61,1%), trong đó khách hàng là người buôn bán nhỏ lớn nhất với 70% và hộ nông dân là 63,3%. Đối với nhóm khách hàng này, nhu cầu với các khoản vay nhỏ thường mang tính thời điểm nhưng rất cần thiết, ví dụ hộ nông dân vào vụ mùa, vào thời gian khai giảng năm học mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong thời gian tới, nếu QTDTW muốn mở rộng hoạt động của mình trên lĩnh vực cho vay đối với các DN nhỏ thì có thể tập trung vào dòng sản phẩm cho vay TSBĐ trả góp, đây là dòng sản phẩm được 93,3% DN khảo sát ủng hộ. Theo lý giải của các DN này, do nhu cầu lượng vốn vay tương đối lớn. Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh của DN thường có chu kỳ kinh doanh dài, trong bối cảnh hiện nay việc DN bị chiếm dụng vốn là điều đang xảy ra thường xuyên, do đó để DN tra vốn một lần thường rất khó khăn, do đó giải pháp cho vay trả góp là giải pháp rất hợp lý. Đây cũng là giải pháp được 86,7% các chủ trang trại, chủ nhiệm HTX khảo sát ủng hộ.

Như vậy từ kết quả khảo sát có thể thấy, tùy vào từng loại khách hàng tiềm năng mà QTDTW hướng đến để phát triển dòng sản phẩm phù hợp. Đối với khách hàng cá nhân (các hộ dân, hộ buôn bán nhỏ) QTDTW có thể tập trung chủ lực vào dòng sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp và cho vay TSBĐ ngắn hạn. Trong khi đó, đối với khách hàng là tổ chức (DN, HTX) thì dòng sản phẩm ưa chuộng là cho vay cầm cố giấy tờ có giá trị (giấy phép đăng ký kinh doanh) hoặc cho vay TSBĐ trả góp.

- Đa dạng hóa các dòng sản phẩm mới trên nền tảng của sản phẩm truyền thống để thích ứng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau; phân khúc thị trường để cung ứng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và lợi thế của QTDTW.

- Phát triển những sản phẩm mới dựa trên những lợi thế có sẵn của QTDTW hay trên cơ sở có sẳn của các TCTD khác đang áp dụng, như huy động và cho vay bằng vàng nhằm đa dạng hóa hình thức huy động, đây là kênh huy động sẽ mang lại hiệu quả cáo vì theo một số nghiên cứu gần đây tỷ lệ vàng được giữ trong dân ở Việt Nam rất lớn.

- Nâng cao chất lượng bộ phận marketing, xây dựng một chiến lược marketing phù hợp với từng sản phẩm để giúp khách hàng hiểu và tiếp cận dòng sản phẩm mới một cách hiệu quả. Đặc biệt là nâng cao khả năng tiếp thị trong lòng mỗi cán bộ ngân hàng, chứ không chỉ bộ phận marketing.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Duy trì ổn định và giảm mức lãi suất cho vay

- Cần có các giải pháp đồng bộ nhằm giảm lãi suất cho vay trong hoặc giữ vững mức lãi suất cho vay, tránh sự tác động mạnh của mạnh mẽ của chính sách tiền tệ của Nhà nước. Từ đó tạo niềm tin đối với khách hàng đồng thời tạo ra sức thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng mới.

- Cần có các giải pháp đồng bộ nhằm giảm lãi suất cho vay trong hoặc giữ vững mức lãi suất cho vay, tránh sự tác động mạnh của mạnh mẽ của chính sách tiền tệ của Nhà nước. Từ đó tạo niềm tin đối với khách hàng đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 92 - 107)