Đặc điểm cạnh tranh trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 33)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.1.4. Đặc điểm cạnh tranh trong hoạt động tín dụng

Như bất cứ hoạt động kinh doanh nào trong kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các TCTD thương mại, mà từ tất cả các TCTD đang cùng hoạt động kinh doanh trên thương trường với mục tiêu là để giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ TCTD cho nền kinh tế. Tuy vậy, so với sự cạnh tranh của các TCKT khác, cạnh tranh trong hoạt động tín dụng có những đặc thù nhất định. Cụ thể:

Thứ nhất các đối thủ cạnh tranh trong sự ganh đua nhưng cũng có sự hợp tác với nhau trong một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm.

Hoạt động tín dụng là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hoá… mỗi một nhân tố này có sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng đều tác động rất nhanh chóng và mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh chung. Chẳng hạn: Chỉ cần một tin đồn thổi dù là thất thiệt cũng có thể gây nên cơn chấn động rất lớn, thậm chí đe dọa sự tồn vong của cả hệ thống các TCTD. Một TCTD hoạt động yếu kém, khả năng thanh khoản thấp cũng có thể trở thành gánh nặng cho nhiều TCKT và dân chúng trên địa bàn… Chính vì vậy, trong hoạt động tín dụng, các TCTD vừa phải cạnh tranh để từng bước mở rộng khách hàng, mở rộng thị phần, nhưng cũng không thể cạnh tranh bằng mọi giá, sử dụng mọi thủ đoạn, bất chấp pháp luật để thôn tính đối thủ của mình, bởi vì, nếu đối thủ là các TCTD khác bị suy yếu dẫn đến sụp đổ, thì những hậu quả đem lại thường là rất to lớn, thậm chí dẫn đến đổ vỡ luôn chính TCTD này do tác động dây chuyền.

Thứ hai, cạnh tranh trong hoạt động tín dụng luôn phải hướng tới một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoạt động tín dụng của các TCTD có liên quan đến tất cả các TCKT, chính trị - xã hội, đến từng cá nhân thông qua các hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay cũng như các loại hình dịch vụ tài chính khác; đồng thời, trong hoạt động kinh doanh của mình, các TCTD cũng đều mở tài khoản cho nhau để cùng phục vụ các đối tượng khách hàng chung. Chính vì vậy, nếu như một TCTD bị khó khăn trong kinh doanh, có nguy cơ đổ vỡ, thì tất yếu sẽ tác động dây chuyền đến gần như tất cả các TCTD khác cũng sẽ bị “vạ lây”. Đây là điều mà các TCTD không bao giờ mong muốn. Chính vì vậy, các TCTD trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫn nhau để dành giật thị phần, nhưng luôn phải hợp tác với nhau, nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống.

Thứ ba, cạnh tranh trong hoạt động tín dụng thông qua thị trường có sự

can thiệp gián tiếp và thường xuyên của TCTD trung ương của mỗi quốc gia hoặc của khu vực.

Do hoạt động tín dụng có liên quan đến tất cả các chủ thể, đến mọi mặt hoạt động KT - XH, cho nên, để tránh sự hoạt động của các TCTD mạo hiểm nguy cơ đổ vỡ hệ thống, tất cả TCTD Trung ương các nước đều có sự giám sát chặt chẽ thị trường này và đưa ra hệ thống cảnh báo sớm để phòng ngừa rủi ro. Thực tiễn đã chỉ ra những bài học đắt giá, khi mà TCTD Trung ương thờ ơ trước những diễn biến bất lợi của thị trường đã dẫn đến hậu quả là sự đổ vỡ của thị trường tài chính - tiền tệ làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, nên sự cạnh tranh trong hệ thống các TCTD không thể dẫn đến làm suy yếu và thôn tính lẫn nhau như các loại hình kinh doanh khác trong nền kinh tế.

Thứ tư, cạnh tranh trong hoạt động tài chính phụ thuộc mạnh mẽ vào

các yếu tố bên ngoài như môi trường kinh doanh, DN, dân cư, tập quán dân tộc, hạ tầng cơ sở… Bên cạnh đó, cạnh tranh trong hoạt động tài chính nằm trong vùng ảnh hưởng thường xuyên của thị trường tài chính quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoạt động của các TCTD liên quan đến lưu chuyển tiền tệ, không chỉ trong phạm vi một nước, mà có liên quan đến nhiều nước để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại; do vậy, kinh doanh trong hệ thống TCTD chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nước và quốc tế, như: Môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước, các thông lệ quốc tế… đặc biệt là, nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định đối với hoạt động kinh doanh của các TCTD này. Điều đó cũng có nghĩa là, sự cạnh tranh trong hệ thống TCTD trước hết phải chịu sự điều chỉnh bởi rất nhiều thông lệ, tập quán kinh doanh tiền tệ của các nước, sự cạnh tranh trước hết phải dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh tối thiểu; bởi vì, một TCTD mở ra một loại hình dịch vụ cung ứng cho khách hàng là đã phải chấp nhận cạnh tranh với các TCTD khác đang hoạt động trong cùng lĩnh vực, tuy nhiên, muốn lĩnh vực dịch vụ này được thực hiện thì đòi hỏi phải đáp ứng tối thiểu về điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính mà thiếu nó thì không thể hoạt động được. Rõ ràng là, sự cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)