Cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 44)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.2.Cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ở Việt Nam

Sức cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của các TCTD ở Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nền kinh tế Việt Nam với cơ cấu nông nghiệp chiếm khoảng 70%, đang ở giai đoạn phát triển. Mức chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa các vùng, tỉnh và thành phố khá lớn. Nền kinh tế còn mang nặng tính nông nghiệp, thu nhập dân cư ở mức thấp; Hạ tầng cơ sở còn kém, đặc biệt ở các vùng, tỉnh miền núi; Nhiều DN hoạt động kinh doanh không hiệu quả, khả năng tài chính yếu; Nhà nước ngay từ thời kỳ đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế không có được định hướng và chiến lược lâu dài cho việc xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam; Các văn bản pháp luật chưa đồng bộ và thống nhất. Như vậy, các yếu tố trên là những nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng chưa cao, việc phát triển các loại hình dịch vụ tính dụng còn bị hạn chế.

Hiện tại, các TCTD trong nước đang sử dụng lãi suất là công cụ chủ yếu để cạnh tranh trong hoạt động tín dụng. Cạnh tranh bằng lãi suất hiện nay đang được sử dụng một cách mạnh mẽ ở Việt Nam theo 2 khía cạnh: lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay. Lãi suất huy động được tăng lên nhằm thu hút thêm nhiều vốn cho ngân hàng, tạo cho ngân hàng một cơ sở vững chắc trong các hoạt động tài chính khác. Trong khi đó các ngân hàng cạnh tranh bằng việc hạ lãi suất cho vay. Việc một ngân hàng thực hiện chính sách dẫn đầu về giá nhằm có lợi nhuận thu được từ việc thu hút được nhiều khách hàng tỏ ra không mấy hiệu quả trong môi trường cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Cho dù lãi suất cho vay thấp nhằm kích cầu tín dụng trung và dài hạn trong thời điểm vốn huy động bị ứ đọng không cho vay được, đồng thời tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cơ hội cho các dự án được thực hiện với chi phí rẻ hơn, có thể tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế nhưng lại có những tác hại nghiêm trọng tới khả năng hoạt động của ngân hàng... Hậu quả là rủi ro lớn, thu nhập thấp, làm suy yếu sức mạnh tài chính, lương thấp. Như vậy, cạnh tranh về lãi suất là như một con dao hai lưỡi mà mặt có hại nhiều hơn có lợi. Tuy nhiên, với những cách nhìn khác về việc sử dụng công cụ này, ta có thể dễ dàng nhận thấy là các ngân hàng có thể sử dụng những lãi suất khác nhau cho những khách hàng khác nhau trong những khoản vay thoạt trông là cùng loại và cùng quy mô. Điều này một phần là do các nhân tố rủi ro khác nhau và các điều khoản khác nhau của khoản vay: TSBĐ, thời điểm trả nợ… Khách hàng có nhiều sự lựa chọn, bao gồm cả lựa chọn không cần vay vì có khả năng tài chính vững mạnh, thường nhận được lãi suất thấp hơn so với những khách hàng có ít hơn hay không có lựa chọn nào.

Vốn điều lệ thấp vẫn là vấn đề nổi cộm, nguyên nhân dẫn đến suy giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Mới đây, Bộ Tài chính và NHNN đã quyết định đưa ra những điều kiện để tăng vốn điều lệ cải thiện phần nào nguồn vốn cung như quy mô hoạt động của các NHTM, đây còn là một áp lực rất lớn. Đây là một khó khăn cho các NHTM VN hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh có sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn tài chính lớn… cũng như đáp ứng đầy đủ yêu cầu quốc tế về hội nhập. Đối với cho vay dài hạn, do đặc điểm các DN vay là các DN có nhu cầu vốn lớn, các dự án đầu tư lớn… nên điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cung cấp vốn dài hạn của các NHTM.

Thực tại các TCTD ở Việt Nam đang phải đối mặt với các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng. Hiện nay hầu hết các TCTD đều đã thành lập công ty khai thác tài sản thế chấp và hoạt động tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó, còn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, đưa các khoản nợ xấu ra ngoại bảng. Tuy nhiên đến nay,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mặc dù đã hạch toán ngoại bảng để làm sạch bảng tổng kết, các khoản nợ xấu nhưng vốn liên quan đến các dự án chưa thu hồi được vẫn còn rất lớn.

Thách thức lớn nhất của các TCTD trong quá trình hội nhập quốc tế là xuất phát điểm về công nghê, tổ chức và trình độ quản lý còn kém so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, hoạt động tín dụng nằm trong bối cảnh một nền kinh tế chuyển đổi, môi trường pháp lý chưa đồng bộ và chưa thích hợp theo các quy định và chuẩn mực quốc tế. Đầu tư vào công nghệ còn dựa nhiều vào nước ngoài, nền văn minh ngân hàng còn ở trình độ một nền kinh tế tiền mặt, công nghệ lạc hậu… khiến cho hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng khó tránh khỏi phải chịu sức ép cạnh tranh lớn và phải chịu thua thiệt khi tham gia cạnh tranh quốc tế.

Để khắc phụ những tồn tại, hạn chế khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng, việc định hướng của Chính phủ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể nhận thấy tinh thần của định hướng mới trong những năm tới của Việt Nam đối với sự phát triển các hoạt động tín dụng trong nước như sau:

Trước hết cần nhanh chóng xây dựng chiến lược, chiến thuật thích hợp để đảm bảo cho quá trình hội nhập của hoạt động tín dụng thành công, mang lại lợi ích thật sự cho nền kinh tế Việt Nam. Tiếp đến là xây dựng một môi trường pháp lý ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam và hệ thống TCTD phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó tiến hành bước đầu rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để xây dựng văn bản pháp luật cho phù hợp với các quy định cam kết. Từng bước xoá bỏ các cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với TCTD thương mại Việt Nam, đồng thời nới rộng dần các hạn chế đối với TCTD nước ngoài. Đồng thời xây dựng khung pháp lý đảm bảo sân chơi bình đẳng, an toàn trên lĩnh vực tín dụng, dịch vụ TCTD, đầu tư và các nghiệp vụ tài chính khác và từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

doanh tiền tệ như: chuẩn mực về tỉ lệ an toàn trong hệ thống TCTD, phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng bù đắp rủi ro, bảo hiểm tiền gửi, phá sản TCTD… thông qua việc tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản để môi trường pháp lý về hoạt động tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tiếp theo cần nâng cao vai trò của TCTD Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ. Hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp quá sâu của chính phủ, các cơ quan, tổ chức đối với các hoạt động của TCTD Nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp và đẩy mạnh và phát triển thị trường liên TCTD: Từng bước hoàn thiện thị trường tiền tệ thứ cấp, đặc biệt là thị trường liên TCTD về nội tệ và ngoại tệ. Phát triển các công cụ tài chính của thị trường này, đặc biệt là các công cụ phái sinh như: forward, swap, option… Mở rộng thành viên tham gia giao dịch trên thị trường liên TCTD cho tất cả các tài chính tín dụng kể cả TCTD nước ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 44)