Giới thiệu chung về hoạt động của Quỹ tín dụng Trung ương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 50 - 53)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Giới thiệu chung về hoạt động của Quỹ tín dụng Trung ương

QTDTW được thành lập theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Triển khai đề án thí điểm thành lập QTDND”. Ngày 09/12/1994, Chính phủ có công văn số 6901/KTTH V/v thành lập QTDTW trong đó ghi rõ “Việc thành lập một tổ chức cổ phần kinh doanh về tiền tệ, thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty tài chính. Tên gọi của tổ chức này là QTDTW hay Ngân hàng HTX…”. Ngày 08/6/1995 Thống đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số 162/QĐ-NH5 cho phép thành lập QTDTW và Quyết định số 200/QĐ-NH5 về việc cấp giấy phép hoạt động cho QTDTW với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng và từ năm 2010, vốn điều lệ được tăng lên 2.000 tỷ đồng.

a. Nội dung hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương

Mục tiêu chính là tương trợ hệ thống, giúp các QTDND cơ sở ở xã, phường phát triển ổn định; Chức năng chính của QTDTW là điều hoà vốn trong hệ thống; cung ứng dịch vụ, chăm sóc, tư vấn cho QTD thành viên; Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng; thực hiện một số nhiệm vụ của tổ chức liên kết hệ thống Qũy tín dụng Nhân dân do Thống đốc NHNN quy định.

Tại Quyết định 200/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 20/7/1995 được ghi rõ tại Điều 3: QTDTW được phép thực hiện các nghiệp vụ

sau: 1. Huy động vốn: 1.1. Nhận tiền gửi của các QTD thành viên để cân đối

điều hoà trong toàn hệ thống theo cơ chế để cho vay. 1.2. Huy động vốn trong nước và vay vốn nước ngoài bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn và dài hạn. 1.3. Tiếp nhận vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư của Nhà nước, các tổ chức quốc gia, quốc tế, cá nhân ở trong nước và nước ngoài cho các chương trình, dự án đầu tư và phát triển kinh tế. 2. Cho vay: Cho vay các QTD thành viên và DN theo nguyên tắc ưu tiên đối với các tổ chức trong hệ thống. 3. Các nghiệp vụ kinh doanh khác: 3.1. Nhận chiết khấu các giấy tờ có giá; 3.2. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy chế bảo lãnh của Thống đốc NHNN; 3.3. Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và làm các dịch vụ Ngân hàng đối ngoại theo giấy phép của NHNN; 3.4. Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của DN và đầu tư chứng khoán; 3.5. Làm dịch vụ giữ hộ tài sản quý và các giấy tờ có giá; 3.6. Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, kinh doanh bất động sản; 3.7. Làm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu chi tiền mặt; 3.8. Mua bán và làm đại lý mua bán tín phiếu, trái phiếu chính phủ, các tổ chức và DN trong nước và nước ngoài; 3.9. Tham gia thị trường liên Ngân hàng, thị trường tiền tệ ngắn hạn và thị trường chứng khoán quốc gia; 3.10. Làm các dịch vụ tư vấn tài chính, Ngân hàng và đầu tư; 3.11. Thực hiện các nghiệp vụ khác theo Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty tài chính.

Hoạt động tín dụng của QTDTW được quy định tại Điều 30 trong Điều lệ QTDTW: 1. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với QTD thành viên, các tổ chức, cá nhân ngoài thành viên tuỳ theo khả năng nguồn vốn từng thời kỳ trên nguyên tắc ưu tiên đối với QTD thành viên. Việc cho vay các đối tượng không phải là thành viên theo quy định của NHNN; 2. Cho vay hợp vốn với các QTD thành viên và các TCTD khác theo quy định của NHNN; 3. Thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; bảo lãnh ngân hàng và các hình thức tín dụng khác theo quy định của NHNN; 4. Lập và lưu giữ hồ sơ, thủ tục cho vay, xét duyệt cho vay, kiểm tra sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh nợ, điều chỉnh lãi suất theo quy định của NHNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn b. Đặc điểm của hoạt động tín dụng

* Đối tượng vay vốn:

- Các pháp nhân là: DN Nhà nước, DN tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DN có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự.

- Các cá nhân, hộ gia đình, Tổ hợp tác, DN tư nhân, Công ty hợp danh. - Các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

* Mục đích vay vốn:

Bổ sung vốn cho TSBĐ, dịch vụ, đầu tư phát triển sản xuất. Thực hiện các dự án đầu tư, phát triển TSBĐ.

* Điều kiện vay vốn:

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;

Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết;

Có dự án đầu tư, phương án SXKD phục vụ đời sống, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

Thực hiện các quy định về bảo tiền vay theo quy định. * Các phương thức cho vay:

- Cho vay từng lần - Cho vay trả góp

- Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo dự án đầu tư * Thời hạn cho vay:

- Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Cho vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Mức cho vay:

Căn cứ theo nhu cầu của người vay, mức thu nhập, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp, cầm cố.

* Lãi suất cho vay:

Theo quy định của QTDTW về lãi suất cho vay từng thời kỳ, phù hợp với lãi suất thị trường và theo quy định của NHNN Việt Nam.

* Hồ sơ vay vốn:

- Giấy đề nghị vay vốn.

- Tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự của khách hàng.

- Tài liệu, báo cáo về tình hình TSBĐ, dịch vụ, đời sống, khả năng tài chính của khách hàng.

- Dự án đầu tư, phương án SXKD phục vụ đời sống, dịch vụ và các tài liệu liên quan khác.

Tài liệu chứng minh tính hợp pháp và trị giá của tài sản đảm bảo tiền vay.

* Thủ tục vay vốn:

- Nhân viên QTDTW hướng dẫn Quý khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ. - Thông báo cho Quý khách hàng về kết quả thẩm định hồ sơ và các thoả thuận giữa hai bên trong thời hạn nhanh nhất.

- Hai bên ký hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, cầm cố… - Tiền vay được giải ngân nhanh chóng theo thoả thuận.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 50 - 53)