3.3.1.1.1. Tình hình kinh tế của Việt Nam (8)
Kinh tế xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước ta nói chung và các hoạt động ngoại thương nói riêng. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT của Sacombank trong năm vừa qua.
o Tổng sản phẩm trong nước (GDP). GDP năm 2008 theo giá so sánh
1994 đạt 489,8 nghìn tỷ đồng, tăng 6,18% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,07%; công nghiệp và xây dựng tăng 6,11%; dịch vụ tăng 7,18%. Cơ cấu GDP tính theo giá thực tế năm 2008 như sau: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,91%; khu vực dịch vụ chiếm 38,1%.
o Đầu tư. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn và giảm 11,4%; khu vực ngoài Nhà nước 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng 46,9%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008 tiếp tục đạt kết quả cao. Trong năm 2008, cả nước có 1.171 dự án với tổng vốn đăng ký 60,3 tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký so với năm 2007.
o Thương mại
- Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3% vào mức tăng chung; khu vực kinh tế nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 24,5 tỷ USD, tăng 26,8% và dầu thô 10,5 tỷ USD, tăng 23,1%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%.
- Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008 ước tính đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008, tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%.
- Cùng với xuất, nhập khẩu hàng hoá, năm 2008 còn đẩy mạnh xuất, nhập khẩu dịch vụ. Tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007. Tổng trị giá nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2007.
3.3.1.1.2. Văn hoá - Xã hội
o Dân số của Việt Nam năm 2008 ước tính 86,16 triệu người, tăng 1,18%. Trong đó, dân số khu vực thành thị là 24 triệu người, chiếm 27,9% tổng dân số; dân số khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, chiếm 72,1%. Việt Nam hiện có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Kinh chiếm gần 87%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển.
o Khoảng 74% người Việt Nam hiện sống tại các vùng nông nghiệp, và mặc dù nhiều vùng đang bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa và toàn cầu hoá, nhưng các phong tục nông nghiệp và các truyền thống hiện vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa của người Việt Nam. Ngoài ra trình độ dân trí vẫn chưa đồng đều và còn thấp so với khu vực và thế giới nên vấn đề quan hệ giao dịch và sử dụng các sản phẩm ngân hàng hiện đại vẫn còn hạn chế. Bên
cạnh đó việc nghi ngại về năng lực tài chính của các ngân hàng nội do yếu tố quá khứ để lại (đổ vỡ hệ thống tín dụng) cũng như thực tế so sánh về vốn thì các ngân hàng trong nước chỉ ở mức trung bình và nhỏ so với các ngân hàng nước ngoài cũng ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn ngân hàng giao dịch.
3.3.1.1.3. Chính trị - Pháp luật
o Chính trị. Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị (là Đảng Cộng sản Việt Nam) lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Do đó môi trường chính trị ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới, điều này rất cần thiết cho các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng nói riêng.
o Pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã được sửa đổi để phù hợp
với nền kinh tế thị trường và công cuộc phát triển đất nước. Mở đầu là việc sửa đổi Hiến Pháp, cho ra đời những luật mới (Luật bản quyền và sở hữu trí tuệ, Luật Bảo Hiểm, Luật Ngân hàng....), sửa đổi bổ sung Luật Lao Động, Luật tổ chức và bầu cử quốc hội, Luật Doanh nghiệp... Hiện nay các NHTM được quản lý bởi NHNN Việt Nam, và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng. Hoạt động của các ngân hàng được quản lý rất chặt chẽ bởi ngân hàng nhà nước, điều này gây ra không ít khó khăn cho các NHTM. Việc thay đổi các chính sách tài chính tiền tệ, các quy định trong thời gian ngắn đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM, ngoài ra các văn bản chỉ đạo của NHNN vẫn còn nhiều điểm thiếu thực tế. Nhìn chung các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam đã thay đổi nhiều trong những năm gần đây tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng hoạt động. Tuy nhiên, vai trò quản lý của NHNN vẫn chưa thực sự rõ ràng và thực thi đầy đủ, các văn bản pháp luật ban hành vẫn còn nhiều điểm chồng chéo nhau gây khó khăn cho NHTM áp dụng vào thực tế.